§10. ĐOẠN MẠCH CHỨA NGUỒN ĐIỆN. GHÉP CÁC NGUỒN ĐIỆN THÀNH BỘ
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
• Đối với mạch điện có nguồn phát (nguồn phát là nguồn có dòng điện đi từ cực dương ra)
$U_{AB}$ + $\xi$ = I(R + r)
• Đối với đoạn mạch điện vừa có nguồn phát vừa có nguồn thu
$U_{AB}$ + $\xi _{1}$ - $\xi _{2}$ = I(R + $r _{1}$ + $r _{2}$)
$\xi _{1}$: nguồn phát
$\xi _{2}$: nguồn thu
• Ghép thành bộ nguồn
* Ghép nối tiếp
$\xi _{b}$ = $\xi _{1}$ + $\xi _{2}$ + $\xi _{3}$ + $\xi _{4}$ + $\xi _{5}$
$r _{b}$ = $r _{1}$ + $r _{2}$ + $r _{3}$ + $r _{4}$ + $r _{5}$
* Ghép song song (các nguồn đều giống nhau)
$\xi _{b}$ = $\xi$
$r _{b}$ = $\large \frac{r}{5}$
* Ghép hỗn tạp
$\xi _{b}$ = 3$\xi$
$r _{b}$ = $\large \frac{3r}{4}$
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Dòng điện chạy qua đoạn mạch chứa nguồn điện có chiều như thế nào?
Giải
Nếu đoạn mạch điện có chứa nguồn phát, chiều của dòng điện trong đoạn mạch có chiều đi từ bản cực dương của nguồn ra.
2. Trình bày các quan hệ đối với đoạn mạch chứa nguồn điện.
Giải
Nếu mạch điện có chứa nguồn phát (như hình vẽ), dòng điện đi từ cực dương của nguồn điện đi ra, ta có công thức của định luật Ôm như sau:
$U_{AB}$ + $\xi$ = I(R + r)
Nếu đoạn mạch chứa nguồn phát, vừa chứa nguồn thu
$U_{AB}$ + $\xi _{1}$ + $\xi _{2}$ - $\xi _{3}$ = I(R + $r _{1}$ + $r _{2}$ + $r _{3}$)
3. Trình bày cách ghép nguồn điện thành bộ nguồn nối tiếp và thành bộ nguồn song song. Trong từng trường hợp hãy viết công thức tính suất điện động của bộ nguồn và điện trở trong của nó.
Giải
* Ghép nối tiếp:
$\xi _{b}$ = $\xi _{1}$ + $\xi _{2}$ + $\xi _{3}$ + ... + $\xi _{n}$
$r _{b}$ = $r _{1}$ + $r _{2}$ + $r _{3}$ + ... + $r _{n}$
* Ghép song song:
$\xi _{b}$ = $\xi$
$r _{b}$ = $\large \frac{r}{n}$
* Ghép hỗn tạp
$\xi _{b}$ = n$\xi$
$r _{b}$ = $\large \frac{nr}{m}$
4. Một acquy có suất điện động và điện trở trong $\xi$ = 6 V và r = 0,6$\Omega$. Sử dụng acquy này để thắp sáng bóng đèn có ghi 6 V - 3 W. Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch và hiệu điện thế giữa hai cực của acquy khi đó.
Giải
Điện trở của đèn: R = $\frac{U^{2}}{P}$ = $\frac{36}{3}$ = 12$\Omega$
Cường độ dòng điện chạy trong mạch (mạch kín)
I = $\frac{\xi }{R+r}$ = $\frac{6}{12,6}$ = 0,476 A
Hiệu điện thế giữa hai cực của ắc quy
$U_{AB}$ = I.R = 0,4761.12 = 5,713 V
Hay $U_{BA}$ = I.r = - 5,713 V
$U_{BA}$ = -$U_{AB}$ = 5,713 V
5. Hai nguồn có suất điện động và điện trở lần lượt là $\xi _{1}$ = 4,5V; $r _{1}$ = 3$\Omega$; $\xi _{2}$ = 3 V; $r _{2}$ = 2$\Omega$.
Mắc hai nguồn điện thành mạch điện kín như sơ đồ Hình 10.6.
Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch và hiệu điện thế $U_{AB}$.
Giải
Cường độ dòng điện chạy trong mạch
I = $\large \frac{\xi _{1}+\xi _{2}}{r_{1}+r_{2}}$ = $\large \frac{4,5+3}{3+2}$ = $\large \frac{7,5}{5}$ = 1,5A
Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B ($U_{AB}$)
$U_{AB}$ = I$r_{2}$ - $\xi$ = 1,5.2 - 3 = 0 V
Hay $U_{BA}$ = I$r_{1}$ + $\xi$ = 1,5.3 - 4,5 = 0 V
6. Trong mạch điện có sơ đồ như Hình 10.7, hai pin có cùng suất điện động $\xi$ = 1,5V và điện trở trong 1$\Omega$. Hai bóng đèn giống nhau cùng ghi số trên đèn là 3 V – 0,75 W. Cho rằng hệ điện trở các đèn không đổi theo nhiệt độ.
a) Các đèn có sáng bình thường không? Vì sao?
b) Tính hiệu suất của bộ nguồn.
c) Tính hiệu điện thế giữa hai cực của mỗi pin.
d) Nếu tháo bớt một đèn thì đèn còn lại sáng mạnh hay yếu hơn so với trước đó? Tại sao?
Giải
Điện trở mỗi đèn:
Điện trở tương đương mạch ngoài:
Cường độ định mức mỗi đèn:
Cường độ dòng điện trong mạch:
Cường độ dòng điện thực tế qua mỗi đèn:
I' < $I_{dm}$ ⇒ cả hai đèn sáng yếu hơn bình thường
b) Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B:
$U_{AB}$ = I.R = 0,375.6 = 2,25 V
Hiệu suất bộ nguồn: H = $\large \frac{U}{\xi }$ = $\large \frac{2,25}{3}$ = 75%
c)
Hiệu điện thế giữa hai cực của mỗi pin
$U_{CA}$ = Ir - $\xi$ = 0,375 – 1,5 = -1,125 V
⇒ $U_{AC}$ = 1,125 V; $U_{BC}$ = 1,125 V
d) Nếu tháo bớt một đèn, điện trở mạch ngoài là R = 12$\Omega$
Cường độ dòng điện trong mạch
⇒ Đèn sáng mạnh hơn so với trước đó.