Văn Mẫu lớp 10 - Tập 1
-
Bạn em chỉ say mê học Toán mà chưa chú ý đến học Văn. Em hãy góp ý để bạn có cách nhìn đúng đắn trong việc học văn.
-
Hãy kể diễn cảm một truyện cổ tích theo lời của anh (chị). (Ví dụ: truyện Sọ Dừa).
-
Kể lại câu chuyện tưởng tượng về cô Tấm đang ở nhà bà hàng nước, nhớ nhà, nhớ vua, mong được đoàn tụ.
-
Sau khi tự tử ở giếng nước Loa Thành, xuống thuỷ cung, Trọng Thuỷ đã tìm gặp lại Mị Châu. Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó.
-
Hãy kể lại truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thuỷ bằng lời của anh (chị) với một kết thúc khác với kết thúc của tác giả dân gian.
-
Kể lại truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ theo lời của nhân vật Trọng Thuỷ.
-
Kể lại truyện Tấm Cám theo lời của nhân vật Tấm.
-
Cây lau chứng kiến việc Vũ Nương ngồi bên bờ Hoàng Giang than thở một mình rồi tự vẫn. Viết lại câu chuyện đó theo ngôi kể thứ nhất hoặc ngôi kể thứ ba. (Mở rộng Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ).
-
Hãy tưởng tượng mình là Đăm Săn để kể lại trận đánh Mtao Mxây.
-
Hãy viết bài văn tả quang cảnh nhà tù trưởng Đăm Săn sau khi chiến thắng Mtao Mxây.
-
Hãy viết lại truyện cười Tam đại con gà mà không dùng hình thức đối thoại.
-
Tê-lê-mác kể lại cảnh người cha của mình là Uy-lít-xơ trở về.
-
Hãy tưởng tượng mình là Xi-mông, kể lại truyện Bố của Xi-mông.
-
Hãy hoá thân vào que diêm để kể lại câu chuyện Cô bé bán diêm của An-đéc-xen theo diễn biến và kết thúc truyện ngắn.
-
Anh (chị) hãy kể về hậu thân của chị Dậu theo ý: Sau cái đêm ấy, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng và được giác ngộ. Trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, chị Dậu dẫn đầu đoàn nông dân lên cướp chính quyền huyện, phá kho thóc của Nhật chia cho dân nghèo.
-
Tưởng tượng người con trai lão Hạc (nhân vật chính trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao) trở về làng vào một hôm sau Cách mạng tháng Tám 1945. Anh (chị) hãy chọn một sự việc rồi kể lại với một số chi tiết tiêu biểu.
-
Ghi lại cảm nghĩ của anh (chị) về những ngày đầu tiên bước vào trường Trung học phổ thông.
-
Tôi thấy mình đã lớn.
-
Kể lại những kỉ niệm sâu sắc của anh (chị) về một người bạn thân thiết.
-
"Tôi tên là Oanh Liệt. Cái tên này cậu chủ đặt cho tôi nhờ những trận đấu oanh liệt của tôi trên các sới chọi trong làng. Vậy mà giờ đây, cậu chủ đã bỏ rơi tôi để chạy theo những trò chơi mới...". Dựa theo những lời tâm sự trên, anh (chị) hãy viết một câu chuyện theo ngôi thứ nhất, kể về số phận và nỗi niềm của một con gà chọi bị bỏ rơi.
-
Con chim vành khuyên bị nhốt trong lồng tự kể chuyện mình.
-
Viết bài văn miêu tả con chim bị nhốt trong lồng.
-
Hãy kể lại một truyện cười đã đọc ngoài sách giáo khoa mà anh (chị) cho là có ý nghĩa phê phán sâu sắc.
-
Phát biểu cảm nghĩ của anh (chị) về mùa xuân Hà Nội.
-
Cảm nhận của anh (chị) trước những chuyển biến của trời đất lúc sang thu
-
Những suy nghĩ và cảm xúc nảy sinh trong tâm hồn của anh (chị) trong khoảnh khắc giao mùa thu - đông.
-
Cha tôi, người bạn thân thiết của tôi.
-
Mẹ - người thầy đầu tiên của tôi.
-
Cảm nghĩ của em về ông nội kính yêu.
-
Thật hạnh phúc khi có ông ngoại thương yêu cháu hết lòng.
-
Viết bài văn kể về những việc làm, những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu đã làm cho anh (chị) cảm động.
-
Cảm nghĩ của anh (chị) về tình bạn.
-
Nêu cảm nghĩ về lời thách cưới của cô gái: Nhà em thách cưới một nhà khoai lang. Qua đó, anh (chị) thấy tiếng cười tự trào của người lao động trong cảnh nghèo đáng yêu, đáng trân trọng ở chỗ nào?
-
Cảm nghĩ của anh (chị) khi nhìn con chim bị nhốt trong lồng.
-
Cảm nghĩ về một bài ca dao mà anh (chị) yêu thích.
-
Suy nghĩ của anh (chị) khi nhìn những em bé không nơi nương tựa.
-
Anh (chị) hãy kể và phát biểu những cảm nghĩ về một tình huống đáng cười mà mình gặp trong cuộc sống.
-
Viết về một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống mà anh (chị) được trực tiếp chứng kiến hoặc biết qua báo chí, truyền hình...
-
Anh (chị) hãy sưu tầm một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ "Thân em...". Những bài ca dao ấy thường nói về ai, về điều gì và thường giống nhau như thế nào về nghệ thuật?
-
Dưới thời phong kiến, có một số nhà Nho cho rằng Mị Châu là một người vợ hiền, việc nàng một lòng làm theo lời chồng là không có tội. Đó có phải là lời giải oan đúng đắn cho Mị Châu không? Anh (chị) hãy vận dụng những kiến thức đã học để bình luận ý kiến trên.
-
Qua truyện An Dương Vương và Mị Châu,Trọng Thuỷ, anh (chị) thấy tình cảm và suy nghĩ của người xưa đối với mỗi nhân vật trong truyện như thế nào? Để thể hiện điều đó, tác giả dân gian đã chọn các sự việc, chi tiết nào?
-
Phân tích bài ca dao: "Hòn đá đóng rong vì dòng nước chảy; Hòn đá bạc đầu vì bởi sương sa; Em với anh cũng muốn kết nghĩa giao hoà; Sợ mẹ bằng biển, sợ cha bằng trời; Em với anh cũng muốn kết tóc ở đời; Sợ rằng mây bạc giữa trời mau tan".
-
Phân tích các câu ca dao hài hước sau: "1.Làm trai cho đáng nên trai, Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào. 2.Làm trai cho đáng sức trai, Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng. 3.Anh hùng là anh hùng rơm, Ta cho mồi lửa hết cơn anh hùng. 4.Chồng người đi ngược về xuôi, Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo".
-
Phân tích bài ca dao sau: "Bao giờ cho đến tháng ba, Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng. Hùm nằm cho lợn liếm lông, Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi. Nắm xôi nuốt trẻ lên mười, Con gà be rượu nuốt người lao đao. Lươn nằm cho trúm bò vào, Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô. Lúa mạ nhảy lên ăn bò, Cỏ năn cỏ lác rình mò bắt trâu. Gà con đuổi đánh diều hâu, Chim ri đuổi đánh vỡ đầu bồ nông".
-
Phân tích bài ca dao: "Lỗ mũi mười tám gánh lông, Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho, Đêm nằm thì ngáy o o, Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà. Đi chợ thì hay ăn quà, Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơm, Trên đầu những rạ cùng rơm, Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu".
-
Phân tích bài ca dao sau: "Cưới nàng, anh toan dẫn voi, Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn...Bao nhiêu củ rím, củ hà, Để cho con lợn, con gà nó ăn".
-
Phân tích bài ca dao sau: "Bắc thang lên tận cung mây, Hỏi sao Cuội phải ấp cây cả đời? Cuội nghe thấy nói, Cuội cười: Bởi hay nói dối, phải ngồi gốc cây".
-
Câu ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến: "Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?". Hình ảnh so sánh ở đây có gì đặc biệt? Qua đây, em thấy cuộc đời người phụ nữ ngày xưa như thế nào?
-
Anh (chị) hãy giải thích ý nghĩa câu ca dao: "Cầm vàng mà lội qua sông, Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng".
-
Anh (chị) hãy giải thích bài ca dao: "Rủ nhau đi hái mẫu đơn, Mẫu đơn không hái, hái cơn dành dành. (cơn = cây), Rủ nhau đi hái dành dành, Dành dành không hái, hái cành mẫu đơn".
-
Phân tích bài ca dao sau đây: "Đồng Đăng có phố Kì Lừa, Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh, Ai lên xứ Lạng cùng anh, Bõ công bác mẹ sinh thành ra em".
-
Phân tích bài ca dao Anh đi anh nhớ quê nhà.
-
Anh (chị) rút ra điều gì sâu sắc nhất khi đọc bài ca dao: "Trong đầm gì đẹp bằng sen, Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng, Nhị vàng bông trắng lá xanh, Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". Hãy phân tích bài ca dao trên để làm sáng tỏ ý kiến của anh (chị).
-
Phân tích bài ca dao: "Trèo lên cây bưởi hái hoa, Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân, Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc, Em có chồng rồi, anh tiếc lắm thay! Ba đồng một mớ trầu cay, Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không? Bây giờ em đã có chồng, Như chim vào lồng như cá cắn câu, Cá cắn câu biết đâu mà gỡ, Chim vào lòng biết thuở nào ra?"
-
Phân tích truyện Người con gái Nam Xương của tác giả Nguyễn Dữ.
-
Phân tích truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
-
Theo anh (chị), nếu chỉ học thuộc lí thuyết về phương pháp xây dựng một vài kiểu văn bản, liệu có thể viết được một bài văn hay? Điều gì có ý nghĩa quyết định đối với năng lực làm văn của mỗi người?
-
Trình bày về vấn đề tự học.
-
Bàn về học vấn, ngạn ngữ Hi Lạp có câu: "Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào". Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy nói rõ quan niệm của mình về vấn đề này.
-
Nhà văn Nguyễn Bá Học có nói: "Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông". Anh (chị) hiểu câu nói đó như thế nào? Hãy giải thích và chứng minh.
-
Tục ngữ Việt Nam có câu: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Hãy giải thích và bình luận câu tục ngữ đó.
-
Nhạc sĩ S.Gunô có lần nói: "Hồi tôi hai mươi tuổi, tôi chỉ thừa nhận riêng tôi có tài. Ba mươi tuổi tôi đã nói: Tôi và Môda. Bốn mươi tuổi tôi nói: Môda và tôi. Còn bây giờ tôi chỉ nói: Môda". Anh (chị) hãy bình luận câu nói trên.
-
Trong một buổi sinh hoạt tổ học tập, các bạn tranh luận về câu tục ngữ: "Ăn cây nào, rào cây nấy". Một số bạn cho rằng câu tục ngữ đó hoàn toàn đúng, một số bạn khác cho rằng câu tục ngữ đó hoàn toàn sai. Hãy trình bày ý kiến của anh (chị) về câu tục ngữ trên.
-
Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó". Anh (chị) hãy giải thích câu nói của Bác và rút ra bài học cho việc học tập và tu dưỡng đạo đức của bản thân.
-
"Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường" (Didoro). Anh (chị) hiểu câu nói trên như thế nào? Câu nói đã gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về quan điểm sống của bản thân hiện nay?
-
Anh (chị) hãy viết bài thuyết minh giới thiệu khái quát về văn học dân gian Việt Nam với đoàn học sinh nước ngoài đến thăm trường.
-
Giới thiệu một tác giả văn học mà em yêu thích.
-
Phân tích bài ca dao sau đây: "Trèo lên cây khế nửa ngày, Ai làm chua xót lòng này, khế ơi, Mặt trăng sánh với mặt trời, Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng, Mình ơi có nhớ ta chăng? Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời".
-
Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao: "Con cò mà đi ăn đêm, Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao, Ông ơi, ông vớt tôi nao, Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng, Có xáo thì xáo nước trong, Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con".
-
Phân tích bài ca dao sau đây: "Muối ba năm muối đang còn mặn, Gừng chín tháng gừng hãy còn cay, Đôi ta nghĩa nặng tình dày, Có xa nhau đi nữa, cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa".
-
Anh (chị) hãy chọn một số câu ca dao tiêu biểu về chủ đề yêu thương, tình nghĩa và phát biểu cảm nghĩ về những câu ca dao ấy.
-
Phân tích bài ca dao Khăn thương nhớ ai.
-
Tìm thêm những bài ca dao nói về nỗi nhớ người yêu, về cái khăn để thấy bài "Khăn thương nhớ ai" vừa nằm trong hệ thống các bài ca dao đó lại vừa có vị trí đặc biệt, độc đáo riêng. Từ đó, lí giải ý nghĩa câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: "Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm" (trích trường ca Mặt đường khát vọng).
-
Sưu tầm những bài ca dao hài hước phê phán thói lười nhác, lê la ăn quà, nghiện ngập rượu chè, tệ nạn tảo hôn, đa thê; phê phán thầy bói, thầy địa lí, thầy phù thuỷ trong xã hội cũ.
-
Cảm nghĩ của anh (chị) về vẻ đẹp của hai nhân vật Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ qua đoạn trích Uy-lít-xơ trở về.
-
Phân tích đoạn trích Ra-ma buộc tội (trích sử thi Ra-ma-ya-na).
-
Phân tích truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ.
-
Những tình tiết nào trong truyện Tấm Cám thể hiện rõ đặc điểm của truyện cổ tích thần kì?
-
Miếng trầu có ý nghĩa như thế nào trong đời sống văn hóa của người Việt Nam? Ngoài truyện Tấm Cám, anh (chị) hãy kể ra những câu ca dao, tục ngữ hay truyện cổ tích có hình ảnh miếng trầu.
-
Phân tích truyện cổ tích Tấm Cám.
-
Phân tích truyện "Nhưng nó phải bằng hai mày" và truyện "Tam đại con gà".
-
Phân tích bài thơ Thuật hoài (Tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão.
-
Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi.
-
Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
-
Phân tích tác phẩm Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du.
-
Phân tích bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng của Lí Bạch.
-
Phân tích bài thơ Nỗi oán của người phòng khuê của Vương Xương Linh.
-
Phân tích bài thơ Lầu Hoàng Hạc (Hoàng Hạc lâu) của Thôi Hiệu.
-
Phân tích bài cảm xúc mùa thu (Thu hứng) của Đỗ Phủ.