1. Mục tiêu bài này là luyện tập kĩ năng vận dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh. Do đó dù đề bài ra thuyết minh các đồ vật quen thuộc, nhưng yêu cầu làm bài lại là vận dụng một số biện pháp nghệ thuật.
2. Các biện pháp nghệ thuật thông thường nhất là cho sự vật tự thuật về mình hoặc có thể sáng tạo ra một câu chuyện nào đó, hoặc phỏng vấn các loại quạt...
Trong lời tự thuật (thực chất là tự thuyết minh) của đồ vật vẫn phải sử dụng các phương pháp thuyết minh. Ví dụ, thuyết minh cái quạt thì ta vẫn phải định nghĩa quạt là một dụng cụ như thế nào?
Họ nhà quạt đông đúc và có nhiều loại như thế nào?
Mỗi loại có cấu tạo và công dụng thế nào, cách bảo quản ra sao?
Gặp người không biết bảo quản thì số phận quạt thế nào? Quạt ở công sở nhiều nơi không được bảo quản như thế nào?
Ngày xưa quạt giấy còn là một sản phẩm mĩ thuật, người ta vẽ tranh, đề thơ lên quạt, dùng quạt tặng nhau làm vật kỉ niệm. Cải quạt thóc ở nông thôn như thế nào?...
Lại có loại quạt do các đầy tớ phục vụ ở các nhà quan ngày trước...
Bài thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vừa đòi hỏi người làm phải có kiến thức, lại phải có sáng kiến tìm cách thuyết minh cho sinh động, dí dỏm.