I. TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC

1. Khái niệm

2. Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn.

Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh.

3. Những từ láy có sự “giảm nghĩa”: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp.

Những từ láy có sự “tăng nghĩa”: sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô.

4. a) Thay cây bằng từ láy cây cối thì đúng hơn. Cây cối chỉ cây nói chung.

b) Thay lạnh bằng từ ghép lạnh nhạt hoặc từ láy lạnh lùng. Sau kết hợp từ một cách bao giờ cũng là từ hai tiếng như một cách vui vẻ, một cách sinh động, một cách nhanh chóng... Lạnh nhạt và lạnh lùng đáp ứng được yêu cầu là từ hai tiếng và về nghĩa thì đều là những từ có thể chỉ tính chất của thái độ, tình cảm, quan hệ.

II. THÀNH NGỮ

1. Khái niệm.

2. Xác định thành ngữ và tục ngữ:

a) Tục ngữ này có nghĩa là “hoàn cảnh, môi trường xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến tính cách, đạo đức của con người”.

b) Thành ngữ này có nghĩa là “làm việc không đến nơi đến chốn, bỏ dở, thiếu trách nhiệm”.

c) Tục ngữ này có nghĩa là “muốn giữ gìn thức ăn, với chó thì phải treo lên, với mèo thì phải đậy lại”.

d) Thành ngữ này có nghĩa là “tham lam, được cái này lại muốn cái khác hơn”.

e) Thành ngữ này có nghĩa là “sự thông cảm, thương xót giả dối nhằm đánh lừa người khác”.

3. Tìm hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật:

+ Chó ngáp phải ruồi.

+ Chuột sa chĩnh gạo.

- Hai thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật:

+ Cưỡi ngựa xem hoa

+ Có khế ế chanh.

4. Tìm hai dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương.

- Bảy nổi ba chìm: sống lênh đênh, gian truân, lận đận. Ví dụ: Thân em vừa trắng lại vừa tròn. Bảy nổi ba chìm với nước non (Hồ Xuân Hương - Bánh trôi nước).

- Màn trời chiếu đất: cảnh sống không nhà, không cửa, dãi dầu, khổ cực. Ví dụ: Xiết bao ăn tuyết nằm sương. Màn trời chiếu đất dặm trường lao đao (Nguyễn Đình Chiểu - Truyện Lục Vân Tiên).

III. NGHĨA CỦA TỪ

1. Khái niệm.

2. Trong bốn cách hiểu của từ “mẹ” thì cách hiểu a là đúng nhất.

3. Cách giải thích b là đúng nhất. Cách giải thích a vi phạm một nguyên tắc quan trọng phải tuân thủ khi giải thích nghĩa của từ, vì đã dùng một cụm từ có nghĩa thực thể (ngữ danh từ) để giải thích cho một từ chỉ đặc điểm, tính chất (độ lượng - tính từ).

IV. TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ

1. Khái niệm

2. Từ hoa trong lệ loa được dùng theo nghĩa chuyển. Tuy nhiên, không thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện nhiều nghĩa, vì nghĩa chuyển này của từ hoa chỉ là nghĩa chuyến lâm thời nó chưa làm thay đổi nghĩa của từ, chưa thể đưa vào từ điển.

V. TỪ ĐỒNG ÂM, PHÂN BIỆT HIỆN TƯỢNG TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG ĐỒNG ÂM

1. Khái niệm.

2. a) Có hiện tượng từ nhiều nghĩa, vì nghĩa của từ lá trong lá phổi có thể coi là kết quả chuyển nghĩa của từ lá trong lá xa cành.

b) Có hiện tượng đồng âm. Hai từ đường có vỏ ngữ âm giống nhau. Bởi vì nghĩa của từ đường trong đường ra trận không có một mối liên hệ nào với nghĩa của từ đường trong ngọt như đường. Hoàn toàn không có cơ sở để cho rằng nghĩa này được hình thành trên cơ sở nghĩa kia.

VI. TỪ ĐỒNG NGHĨA

1. Khái niệm.

2. Trong bốn cách hiểu về từ đồng nghĩa, d là cách hiểu đúng nhất (Các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay nhau được trong nhiều trường hợp sử dụng).

3. Từ xuân thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả. Ngoài ra, dùng từ này còn tránh trùng lặp với từ tuổi tác.

Xuân là từ chỉ một mùa trong năm, khoảng thời gian tương ứng với một tuổi. Có thể coi đây là trường hợp lấy bộ phận để thay cho toàn thể, một hình thức chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.

VII. TỪ TRÁI NGHĨA

1. Khái niệm.

2. Những cặp từ có quan hệ trái nghĩa: xấu – đẹp, xa - gần, rộng – hẹp.

3. Cùng nhóm với sống – chiết có: chẵn - lẻ, chiến tranh - hoà bình, đực – cái (thường được gọi là trái nghĩa lưỡng phần; hai từ trái nghĩa kiểu này biểu thị hai khái niệm đối lập nhau và loại trừ nhau, khẳng định cái này nghĩa là phủ định cái kia; thường không có khả năng kết hợp được với những từ chỉ mức độ như rất, hơi, lắm, quá).

Cùng nhóm với già - trẻ có: yêu - ghét, cao – thấp, nông – sâu, giàu - nghèo (thường được gọi là trái nghĩa thang độ; hai từ trái nghĩa kiểu này biểu thị hai khái niệm có tính chất thang độ, khẳng định cái này không có nghĩa là phủ định cái kia; có khả năng kết hợp được với những từ chỉ mức độ như rất, hơi, lắm, quá).

VIII. CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ

1. Khái niệm.

2. Điền từ ngữ thích hợp vào các ô trống trong sơ đồ.

IV. TRƯỜNG TỪ VỰNG

1. Khái niệm.

2. Phân tích sự độc đáo trong cách dùng từ ở đoạn trích: Tác giả dùng hai từ cùng trường từ vựng là “tắm” và “bể” đã góp phần làm tăng giá trị biểu cảm của câu nói, làm cho câu nói có sức tố cáo mạnh mẽ hơn.