I. CÁCH DẪN TRỰC TIẾP

1. Trong phần trích a, phần in đậm là lời nói.

- Phần in đậm được tách ra khỏi phần đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

2. Trong phần trích b, phần in đậm là ý nghĩa

- Phần in đậm được tách ra khỏi phần đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

II. CÁCH DẪN GIÁN TIẾP

1. Trong phần trích a, phần in đậm là lời nói.

- Phần in đậm và phần đứng trước không bị tách bởi dấu gì.

2. Trong phần trích b, phần in đậm là ý nghĩa

- Giữa phần được dẫn và phần lời của người dẫn có từ “rằng”.

- Trong trường hợp này có thể thay từ “là” vào vị trí từ “rằng”.

3 - Giữa phần câu in đậm và phần câu đứng trước trong ví dụ a không có từ “rằng”.

- Có thể đặt thêm từ “rằng” hoặc từ “là” vào vị trí đó trong trường hợp này.

III. LUYỆN TẬP

1. Cách dẫn trong các câu a và b đều là dẫn trực tiếp. Trong câu a, phần lời dẫn dắt bắt đầu từ “A! Lão già...” và là cách dẫn lời. Trong câu b, phần dẫn bắt đầu từ “Cái vườn là ” và là cách dẫn ý (lão tự bảo rằng...)

2. a) Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng (Hồ Chí Minh, Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng).

Câu a có thể tạo ra:

+ Câu có lời dẫn trực tiếp: Trong Báo cáo Chính trị năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Chúng ta phải...

+ Câu có lời dẫn gián tiếp: Năm 1951, trong Báo cáo Chính trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng chúng ta phải

b) Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. (Phạm Văn Đồng, Chủ tịch)

Câu b có thể tạo ra:

+ Câu có lời dẫn trực tiếp: Trong Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại, Phạm Văn Đồng đã ca ngợi sự giản dị của Bác Hồ: “Giản dị trong đời sống...”.

+ Câu có lời dẫn gián tiếp: Phạm Văn Đồng đã từng ngợi ca đức tính giản dị của Bác Hồ rằng Bác giản dị trong đời sống...

c) Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. (Đặng Thai Mai, Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc)

Câu c có thể tạo ra:

+ Câu có lời dẫn trực tiếp: Để nói tiếng Việt là một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân dộc, Đặng Thai Mai đã khẳng định: “Người Việt Nam...”.

+ Câu có lời dẫn gián tiếp: Trong Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc, Đặng Thai Mai đã khẳng định rằng người Việt Nam...

d) Thế thì phải giục anh ấy ăn mau mau đi, kẻo nữa người ta sắp sửa kéo vào rồi đấy! (Lời bà lão láng giềng nói với chị Dậu về anh Dậu). (Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

Câu d có thể tạo ra:

+ Câu có lời dẫn trực tiếp: Khi tiếng trống và tiếng tù đã thủng thẳng đua nhau từ phía đầu làng đến đình, bà lão láng giềng đã lật đật chạy sang nói với chị Dậu: “Thế thì phải giục...”.

+ Câu có lời dẫn gián tiếp: Khi tiếng trống và tiếng tù và đã thủng thẳng đua nhau từ phía đầu làng đến đình, bà lão láng giềng đã lật đật chạy sang báo rằng trong tình hình đó thì chị Dậu phải giục anh ăn mau mau đi, kẻo nữa người ta sắp sửa vào rồi.

3. Chuyển lời của Vũ Nương thành lời dẫn gián tiếp:

Hôm nay, Linh Phi lấy một cái túi bằng lụa tía, đựng mười hạt minh châu, sai sứ giả Xích Hỗn đưa Phan ra khỏi nước. Vũ Nương nhân đó cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng mà dặn rằng nhờ Phan nói hộ với chàng Trương (tức chồng trước đây của Vũ Nương), nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, nàng sẽ trở về.