I. TÌM HIỂU YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

1. Đọc đoạn trích Hoàng Lê Nhất Thống Chí (Hồi thứ mười bốn).

2. Đoạn văn kể chuyện vua Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi. Các em đọc đoạn văn, sau đó suy nghĩ và lần lượt trả lời các câu hỏi:

a) Đoạn trích kể về việc gì?

b) Sự việc ấy đã diễn ra như thế nào?

- SGK nêu lên ý kiến của một học sinh kể ra các sự việc chính của đoạn văn đó và nêu vấn đề, buộc học sinh lí giải bằng cách so sánh giữa đoạn văn chỉ nêu các sự việc chính với đoạn văn của các tác giả Ngô gia văn phái.

- Các sự việc chính bạn nêu đã đầy đủ.

- Khi nối các sự việc ấy thành một đoạn văn ta thấy nếu chỉ kể lại sự việc diễn ra như thế thì câu chuyện không sinh động.

- Vì ở đây chỉ đơn giản kể lại các sự việc, tức là chỉ mới trả lời câu hỏi việc gì, chứ chưa trả lời được câu hỏi việc đó diễn ra như thế nào.

- So sánh các sự việc chính mà bạn đã nêu với đoạn trích trong nguyên bản để có thể rút ra nhận xét: nhờ có miêu tả bằng các chi tiết mới thấy được sự việc diễn ra như thế nào, nhờ yếu tố miêu tả mà trận đánh được tái hiện lại một cách sinh động.

II. LUYỆN TẬP

- Trong đoạn Chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng rất nhiều yếu tố miêu tả, nhất là tả người. Nhằm tái hiện lại chân dung “mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười” của Thúy Kiều và Thúy Vân, tác giả đã sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng, một thủ pháp quen thuộc và nổi bật trong thơ văn cổ.

- Trong đoạn Cảnh ngày xuân, Nguyễn Du chọn lọc những chi tiết gì để miêu tả và làm nổi bật cảnh sắc mùa xuân?