Trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian nan vất vả, Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá từ phương Đông tới phương Tây. Người có vốn hiểu biết sâu rộng về nền văn hoá các nước châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ. Để có được vốn tri thức văn hoá sâu rộng ấy, Bác Hồ đã:
+ Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ (nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài như Pháp, Anh, Hoa, Nga...)
+ Qua công việc, qua lao động mà học hỏi (làm nhiều nghề khác nhau).
+ Học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc đến mức khá uyên thâm).
- Điều quan trọng là Người đã tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài:
+ Không ảnh hưởng một cách thụ động.
+ Tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những hạn chế, tiêu cực.
+ Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế (tất cả những ảnh hưởng quốc tế đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người).
2. Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Hồ Chí Minh được biểu hiện:
- Ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng Hồ Chí Minh có một lối sống vô cùng giản dị:
+ Nơi ở, nơi làm việc là chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao như cảnh làng quê quen thuộc. Chiếc nhà sàn cũng chỉ vẻn vẹn có
một phòng tiếp khách, là nơi họp Bộ Chính trị, nơi làm việc...
+ Trang phục hết sức giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ...
+ Ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa,...
- Cách sống giản dị, đạm bạc của Hồ Chí Minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng:
+ Đây không phải là lối sống khắc khổ của những người tự vui trong cảnh nghèo khó.
+ Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời.
+ Đây là một cách sống có văn hoá đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
- Nét đẹp của lối sống rất dân tộc, rất Việt Nam trong phong cách
Hồ Chí Minh gợi ta nhớ đến cách sống của các vị hiền triết trong lịch sử như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Chẳng hạn hai câu thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá - Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” là cuộc sống gắn với thú quế đạm bạc mà thanh cao.
3. Những điểm đã tạo nên vẻ đẹp trong bài Phong cách Hồ Chí Minh:
- Kết hợp giữa kể và bình luận. Đan xen giữa những lời kể là lời bình luận một cách tự nhiên: “Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sau sắc như chủ tịch Hồ Chí Minh”, “Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích”...
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
- Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, cách dùng từ Hán Việt gợi cho người đọc thấy sự gần gũi giữa Hồ Chí Minh với các bậc hiền triết của dân tộc.
- Sử dụng nghệ thuật đối lập: Vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi; am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam.