A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. TÁC GIẢ

1. Tiểu sử cuộc đời

- Thanh Thảo tên khai sinh là Hồ Thành Công, sinh năm 1946, quê ở tỉnh Quảng Ngãi. Sau khi tốt nghiệp khoa Văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, ông tham gia kháng chiến chống Mĩ ở chiến trường miền Nam.

- Năm 2001, ông nhận giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

2. Sự nghip văn học

Thanh Thảo xuất hiện với tập thơ Du chân qua trảng cỏ in trên tạp chí Tác phẩm mới do nhà thơ Chế Lan Viên giới thiệu. Sau đó ông được người đọc chú ý với hàng loạt tác phẩm như: Những người đi tới biển (1977), Những ngọn sóng mặt trời (1981), Khối vuông ru – bích (1985), Từ một đến một trăm (1988)...

3. Phong cách nghệ thuật

- Thơ Thanh Thảo là sự lên tiếng của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại.

- Thơ ông thể hiện sự cách tân thơ Việt: đào sâu cái tôi nội cảm; cách biểu đạt mới với câu thơ tự do, xoá bỏ ràng buộc khuôn sáo bằng nhịp điệu, cách gieo vần...

II. TÁC PHẨM ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA

1. Hn cảnh ra đời

Nằm trong tập Khối vuông ru – bích (1985). Bài thơ tiêu biểu cho phong cách và kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo: giàu suy tư, nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực.

2. Những giá trị nội dung, nghệ thuật

a. Nội dung

* Đoạn một (6 câu đầu): Lor-ca - con người tự do

- Bằng những nét chấm phá của bút pháp ấn tượng - thiên về màu sắc, tác giả tái hiện hình ảnh Lor-ca: những tiếng đàn, áo choàng đỏ gt, đi lang thang về miền đơn độc, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn. 

- Những hình ảnh tương phản gợi liên tưởng về Lor-ca, đồng thời gợi liên tưởng đến một đấu trường (đây là nét văn hoá đặc sắc của đất nước Tây Ban Nha. Ở đó, đấu sĩ thể hiện tài năng của mình trên lãnh địa tử thần). Hình ảnh áo choàng đỏ gợi vẻ kiêu dùng của một dũng sĩ. Nhưng đây là đấu trường giữa đại diện một bên là khát vọng tự do, dân chủ, bình đẳng của Lor-ca với một bên là nền chính trị độc tài phát xít (Phran-cô). Đây cũng là đấu trường giữa khát vọng cách tân nghệ thuật với sự bảo thủ nghệ thuật.

- Lor-ca trong cuộc đấu này hiện lên với vẻ đơn độc “trên yên ngựa mỏi mòn”, hình ảnh gợi cái chết. Nhưng đây cũng là hình ảnh của một con người tự do và đấu tranh vì tự do.

* Đoạn hai (12 câu tiếp): Lor-ca - con người bị sát hi, tiếng ghi ta chảy máu

- Lor-ca đang "t nghêu ngao... bỗng kinh hoàng áo choàng bê bết đó”. Cái chết đột ngột của Lor-ca gợi một nỗi đau đớn. Cái chết của Lor-ca đồng nghĩa với một giá trị nhân văn cao cả của Tây Ban Nha cũng chết đi.

- Đâu đây quanh cái chết như có sự căm phẫn trước thế lực tàn độc đã kết liễu một con người mà một đời sống vì tình thương yêu và vì nghệ thuật, vì nước nhà của mình. Hình ảnh thực “áo choàng bê bết đ” đã nói lên tất cả.

- Tác giả như có sự đồng cảm, xót thương và ngưỡng mộ, ngợi ca người chiến sĩ không chịu khuất phục Lor-ca trong cách miêu tả dáng đi của Lor-ca “như người mộng du”.

- Lối diễn đạt biểu trưng với những chi tiết đã được chọn lọc đã gợi một sự ám ảnh và nỗi đau không nguôi: “tiếng ghi ta nâu... tiếng ghi xanh/ tiếng ghi ta tròn bọt nước vtan / tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy”.

- Tiếng ghi ta chảy máu, tiếng ghi ta không còn nguyên vẹn. Như có sự tương giao giữa tinh thần và vật chất: nỗi đau thân xác là của Lor-ca, nỗi đau tinh thần là của những con người tiến bộ. Hình tượng tiếng đàn mang một giá trị khái quát, là cơ sở của những suy tưởng cho bài thơ.

+ Đon ba (4 câu tiếp): Lor-ca - con người của sự tiếc nuối, tiếng đàn không ai chôn

- Liên tục những thủ pháp tu từ: không ai chôn cất tiếng đàn (hoán dụ), tiếng đàn như cỏ mọc hoang (so sánh),... gợi những niềm xót thương vcái chết thê thảm của một nhà thơ, đồng thời gợi sự tiếc nuối cho hành trình cách tân dang dở của bản thân Lor-ca nói riêng của nền văn nghệ Tây Ban Nha nói chung.

- Nghệ thuật không còn người dẫn đường (cỏ mọc hoang), vì nhà cách tân nghệ thuật đã chết. Hình ảnh giọt nước mắt vầng trăng là một hình tượng thơ siêu thực, đa nghĩa. Đó có thể là giọt nước mắt mang hình mặt trắng hay mặt trăng mang hình giọt nước mắt, giọt nước mắt sáng như vầng trăng hay vầng tng ri sáng giọt nước mắt, giọt nước mắt trong như mặt trăng... Đây chính là giá trị, là đặc điểm của thơ siêu thực.

* Đoạn bốn (9 câu cuối): Lor-ca – con người của sự vĩnh hằng

- Đích cuối cùng mà Thanh Thảo muốn nói đến là Lor-ca - một con người của sự vĩnh hằng. Cùng với hình ảnh ghi ta nhưng không còn là tiếng ghi ta mà là chiếc ghi ta, chiếc ghi ta mà Lor-ca dùng làm phương tiện qua sông.

- Đoạn thơ sử dụng hình ảnh tương phản:

đã đứt - rộng cùng: đường chỉ tay đã đứt - dòng sông rộng vô cùng

- Hình ảnh tương phản theo kiểu bút pháp trường phái ấn tượng này gợi ý tưởng: cuộc đời hữu hạn, tạo hoá vô cùng. Lor-ca chết nghĩa là đã từ biệt thế giới hữu hạn để bước sang thế giới vô cùng, vĩnh hằng:

Lor-ca bơi sang ngang

Trên chiếc ghi ta màu bạc

- Hình ảnh Lor-ca bơi sang sông gợi triết lí thoát vòng trần tục của Phật giáo, Lor-ca đã vào cõi vĩnh hằng. Hình nh “ném bùa o xoáy nước, ném trái tim vào cõi lặng yên” đều mang nghĩa tượng trưng cho sự giải thoát của Lor-ca khỏi vòng trần tục khổ luy.

- Cuối cùng chỉ còn lại âm thanh của nhịp tiếng đàn, nhịp bước chân người, nhịp lời hát .. “li-la li-la li-la..”. Âm thanh kết lại bài thơ nhưng mở ra một âm vang, một tiếng vọng mãi mãi như sự vĩnh hằng của nghệ thuật.

- Từ đây, bài thơ toát lên một nghịch lí nhưng cũng là một chân lí: Nghệ sĩ chân chính dù không chết vì kẻ thù, hay kẻ độc tài thì cũng chết vì chính quan niệm sáng tạo nghệ thuật của mình: Hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta. Điều quan trọng là nghệ sĩ phải ý thức được giá trị thực của cái chết - sự hi sinh của bản thân cho thế thế hệ hậu bối, cho nghệ thuật mai sau.

b. Nghệ thuật

- Nghệ thuật tượng trưng được sử dụng với tần số cao: Áo choàng đỏ gắt, đàn ghi ta là những hình ảnh tượng trưng của đất nước Tây Ban Nha để làm bối cảnh cho hình tượng Lor- ca. Những hình ảnh đó là biểu tượng cho khát vọng tự do, cách tân nghệ thuật của Lor-ca: bầu trời, tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta xanh, tròn bọt nước vỡ tan, ròng ròng máu chảy...

- Toàn bài thơ duy chỉ một dấu chấm cuối bài, không một từ ngữ nói đến cái chết. Âm thanh tiếng đàn “li-la li-la li-la” ngân nga như sự bất tử của con người và nghệ thuật chân chính. Đó là điểm mới trong thơ tự do, tiêu biểu cho những cách tân nghệ thuật của Thanh Thảo.

- Bài thơ có cấu trúc tựa như một tác phẩm âm nhạc, đó là nhờ sự kết hợp giữa thơ và nhạc, nhất là dòng thơ li-la li-la li-la” nằm ở cuối bài thơ như một sự ngân vang.

- Bài thơ tiêu biểu cho những cách tân nghệ thuật mới mẻ của Thanh Thảo.

3. Chđề

Bằng hình tượng tiếng đàn ghi ta và Lor-ca, tác giả thể hiện nổi bật cái chết bi tráng của người nghệ sĩ suốt đời đấu tranh vì tự do và cách tân nghệ thuật. Qua đó tác giả bộc lộ nỗi thương cảm và niềm tin mãnh liệt vào sự vĩnh hằng của tên tuổi và sự nghiệp của thiên tài Lor-ca.

B. BÀI TẬP VẬN DỤNG

I. ĐỀ BÀI

1. Đề số 1: Trình bày những hiểu biết của em về Lor-ca?

2. Đề số 2: Cái chết của Lor-ca được khắc họa qua các chi tiết nào trong bài thơ Đàn ghi ta ca Lor-ca của Thanh Thảo?

3. Đề số 3

Cảm nhận của anh chị về khổ thơ sau trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo:

không ai chôn cất tiếng đàn

tiếng đàn ncỏ mọc hoang

giọt nước mắt vầng trăng

long lanh trong đáy giếng

4. Đề số 4

Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo:

Tây Ban Nha hát nghêu ngao

bỗng kinh hoàng

áo choàng bê bết đỏ

Lor-ca bị điệu về bãi bn

Chàng đi như người mộng du

tiếng ghi ta nâu

bầu trời cô gái ấy

tiếng ghi ta lá xanh biết mấy

tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan

tiếng ghi ta ròng ròng

u chảy”

5. Đề số 5

Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau trong Đàn ghi ta ca Lor-ca (9 dòng cuối):

"đường chỉ tay đã đứt

dòng sông rộng vô cùng

Lor-ca bơi sang ngang

trên chiếc ghi ta màu bạc

chàng ném lá a gái Di-gan

vào xoáy nước

chàng ném trái tim mình

vào lặng yên bất cht

li-la li-la li-la..."

II. GỢI Ý I LÀM

1. Đề s1: Bài viết cần nêu được những nội dung sau:

- Tên đầy đủ: Phê-đê-ri-cô Gar-xi-a Lor-ca (1898-1936) là một trong những tài năng sáng chói của văn học hiện đại Tây Ban Nha. Được coi là thần đồng với năng khiếu thiên bẩm trên nhiều lĩnh vực của nghệ thuật: thơ ca, hội hoạ, âm nhạc, sân khấu...

- Lor-ca cổ vũ nhân dân đấu tranh, đòi quyền sống và là người khởi xướng những cách tân nghệ thuật.

- Hoảng sợ trước ảnh hưởng xã hội to lớn của Lor-ca, năm 1936, bọn phát xít đã bắt giam và bắn chết ông.

- Cái chết của Lor-ca đã làm dấy lên một làn sóng phẫn nộ trên thế giới. Tên tuổi Lor-ca từ đó trở thành một biểu tượng, là ngọn cờ tập hợp các nhà văn hóa Tây Ban Nha và thế giới chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ văn hóa dân tộc và văn minh nhân loại.

2. Đề s2

Bài viết cần nêu được những nội dung sau:

- Áo choàng bê bết máu

- Tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy

Cái chết bi tráng của một con người có khát vọng tự do, hạnh phúc và tình yêu mãnh liệt

3. Đề s3

Bài viết cần nêu được những nội dung sau:

- Niềm thương xót cho những cách tân nghệ thuật của Lor- ca không có người tiếp tục.

- Sự tiếc nuối cho nghệ thuật Tây Ban Nha không có ai dẫn đường... như cỏ mọc hoang.

- Khát vọng nghệ thuật của Lor- ca như tiếng đàn sống mãi, không thể chôn cất... Không ai chôn cất tiếng đàn.

- Dù bọn phát xít giết được Lor-ca nhưng không thể giết khát vọng tự do và cách tân nghệ thuật của Lor- ca. Không chỉ con người mà cả thiên nhiên cũng thương cảm trước cái chết của Lor-ca. Tâm hồn của Lor- ca vẫn sống mãi với chiều rộng không gian “Cỏ mọc hoang”, với chiều sâu mặt đất “đáy giếng”, với chiều cao vũ trụ “vầng trăng”.

4. Đề s4

Bài viết cần nêu được những nội dung sau:

- Vnội dung:

+ Vẻ đp bị tráng của hình tượng Lor-ca

+ Nỗi xót xa về sự dang dở của khát vọng cách tân.

+ Người nghệ sĩ tài hoa và phóng khoáng, yêu tự do: "hát nghêu ngao

+ Những hình ảnh thực diễn tả cái chết thảm khốc của Lor-ca: "áo choàng bê bết đỏ”

+ Xót xa về sự dang dở của khát vọng cách tân, về cái đẹp bị huỷ diệt.

- Về nghệ thuật:

+ Một loạt các hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:

“ tiếng ghi ta nâu” “ tiếng ghi ta lá xanh...” “tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan”...

“tiếng đàn bàng hoàng, chao đảo”.

+ Nghệ thuật đối lập: giữa cái tự do, vô tư của người nghệ sĩ và sự tàn bạo của kthù (hát nghêu ngao áo choàng bê bết đỏ...).

5. Đề s5

Bài viết cần nêu được những nội dung sau:

- Về nội dung:

+ Suy tư về cuộc giải thoát và cách giã từ của Ga-xi-a Lor-ca.

Cuộc đời ngắn ngủi, thế giới vô cùng để cho Lor-ca có được một sự giải thoát thực sự và không trở thành một bức tường kiên cố cản trở sự cách tân nghệ thuật của những người đến sau (đường chỉ tay đã đứt, Lor-ca bơi sang ngang...).

Các hành động: “ném bùa”, “ném trái tim” - tượng trưng cho một sự giã từ, một sự lựa chọn.

+ Xót thương, tiếc nuối cuộc đời Lor-ca bằng tình cảm chân thành, sự kính trọng và tri âm của Thanh Thảo.

- Về nghệ thuật:

+ Những hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng

+ Chuỗi âm thanh luyến láy li- la li- la li- la...