A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. TÁC GIẢ

1. Tiểu sử cuc đời

- Xuân Quỳnh tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942- 1988), quê ở tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Xuân Quỳnh xuất thân trong một gia đình công chức, mồ côi mẹ từ nhỏ, ở với bà nội.

- Năm 1955 là diễn viên múa của Đoàn văn công nhân dân Trung ương. Năm 1963, chuyển sang làm báo, là biên tập viên ở Nhà xuất bản Tác phẩm mới, được bầu vào Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá III. Xuân Quỳnh vốn thích làm thơ từ khi còn là diễn viên múa.

- Năm 2001, Xuân Quỳnh được truy tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

2. Sự nghiệp văn học

Tác phẩm tiêu biểu: Tơ tằm - Chồi biếc (in chung với Cẩm Lai, 1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Gió Lào cát trắng (1974), Lời ru trên mặt đất (1978), Sân ga chiều em đi (1984), Hoa cỏ may (1989)...

3. Phong cách nghệ thuật

- Thơ Xuân Quỳnh giàu cảm xúc với những cung bậc khác nhau của một trái tim phụ nữ hồn hậu luôn hết mình với người, với đời.

- Thơ Xuân Quỳnh có lúc rạo rực đắm say lại có lúc khổ đau, suy tư, triết lí.

- Ngôn ngữ thơ của Xuân Quỳnh có lúc dịu dàng, đằm thắm, nồng nàn có lúc cũng táo bạo mạnh mẽ.

II. TÁC PHẨM SÓNG

I. Hoàn cảnh ra đời

Sóng được sáng tác ngày 29 - 12 - 1967 tại Thái Bình, in trong tập Hoa dọc chiến hào xuất bản năm 1968. Sóng cùng với Thuyền và biển được coi là “hai bài thơ tình vào loại hay nhất của Xuân Quỳnh nói riêng thiện đại Việt Nam nói chung”(Lưu Khánh Thơ).

2. Những giá trị nội dung, nghệ thuật

a. Nội dung

* Ý nghĩa hình tượng Sóng

Sóng là bài thơ đã kết tinh những sở trường của hồn thơ Xuân Quỳnh. Nhưng thành công đáng kể nhất là Xuân Quỳnh đã sáng tạo độc đáo hình tượng sóng để diễn tả những cảm xúc vừa phong phú phức tạp, vừa thiết tha sôi nổi của một trái tim phụ nữ đang rạo rực khao khát yêu đương.

- Sóng là hình tượng đẹp của tự nhiên, các nhà thơ thường mượn sóng để diễn tả tâm trạng, cảm xúc của mình.

- Sóng (hình tượng trung tâm) trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh là hình ảnh ẩn dụ cho tâm trạng người phụ nữ đang yêu. Sóng là một sự hòa nhập và phân thân của nhân vật trữ tình “em”.

- Cả bài thơ được kiến tạo bằng thể thơ 5 chữ với một âm hưởng đều đặn, luân phiên như nhịp vỗ của sóng.

* Nội dung các khổ thơ

- Trạng thái tâm lí đặc biệt của người phụ nữ đang yêu (khổ 1 - 4):

+ Sóng được nhà thơ hình tượng hóa, thể hiện những trạng thái tâm lí đặc biệt của người phụ nữ đang yêu:

Dữ dội và dịu êm

n ào và lặng lẽ

+ Sóng thể hiện khát vọng vươn tới, tìm kiếm trong tình yêu của người phụ nữ:

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tn b

+ Đối diện với biển, nhà thơ liên tưởng đến sự bất diệt của khát vọng tình yêu. Biển muôn đời cồn cào xáo động, như tình yêu muôn đời vẫn “bồi hồi trong ngực trẻ”: (Ôi con sóng ngày xưa. Và ngày sau vẫn thế. Nỗi khát vọng tình yêu. Bồi hồi trong ngực trẻ).

+ Người con gái trong bài thơ muốn cắt nghĩa nguồn gốc của sóng để tìm lời giải đáp cho câu hỏi về sự khởi nguồn của tình yêu trong trái tim mình:

Trước muôn trùng sóng b

Em nghĩ về anh, em

Em ngvề biển lớn

Từ nơi nào sóng lên?

+ Nhưng tình yêu muôn đời vẫn là điều bí ẩn, không dễ cắt nghĩa. Xuân Quỳnh thú nhận sự bất lực ấy một cách rất dễ thương: “Em cũng không biết nữa. Khi nào ta yêu nhau”.

- Nỗi nhớ trong tình yêu (khổ 5):

+ Người con gái đang yêu nhờ sóng diễn tả nỗi nhớ trong lòng mình:

Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ b

Ngày đêm không ngủ được

+ Nhân vật em còn trực tiếp diễn tả nỗi nhớ da diết của mình: “Lòng em nhớ đến anh. Cả trong mơ còn thức”. Nỗi nhớ dâng trào, tràn ngập trong không gian và thời gian, nỗi nhớ hiện về trong ý thức và trong tiềm thức.

- Sự thủy chung (khổ 6+7):

+ Hình tượng sống còn là sự biểu hiện của một tình yêu thiết tha, bền chặt, thủy chung của người phụ nữ:

Dẫu xuôi về phương bắc

Dẫu ngược về phương nam

Nơi o em cũng nghĩ

Hướng về anh - một phương

+ Hình tượng sóng là minh chứng cho một tình yêu chân chính, một tình yêu vượt qua mọi cách trở để đến bên nhau với một niềm tin mãnh liệt:

ngoài kia đại dương

Trăm ngàn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn đời cách trở.

- Khát vọng tình yêu vĩnh hằng (khổ 8 + 9):

+ Người con gái khi yêu cũng bộc lộ những thoáng lo âu:

Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa.

+ Nhà thơ ý thức được sự hữu hạn của đời người và sự mong manh của hạnh phúc nên có khát vọng hóa thân vào sóng để được trường tồn, bất diệt:

Làm sao tan được ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ

Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh là tiếng nói trái tim của những con người đang yêu, biết yêu và biết giữ mãi tình yêu cao đẹp của mình.

Sóng là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh giai đoạn đầu. Một bài thơ vừa xinh xắn duyên dáng vừa ý nhị sâu xa, mãnh liệt mà hồn nhiên, sôi nổi mà đằm thắm. Sau này nếm trải nhiều cay đắng trong tình yêu, giọng thơ Xuân Quỳnh còn phơi phới bốc men say nhưng khát vọng tình yêu luôn khắc khoải trong trái tim nữ sĩ. Trái tim “mãi yêu anh” ngay cả khi ngừng đập, bởi cái chết có thể kết thúc một cuộc đời chứ không thể kết thúc một tình yêu.

b. Nghệ thuật

- Cấu tứ của bài thơ: vẻ đẹp của Sóng là sự đan xen cộng hưởng của hai hình tượng sóng và em để từ đó nhà thơ diễn đạt sắc thái cảm xúc trên nhiều cung bậc. Nên âm điệu bài thơ là sự hoà trộn âm thanh, nhịp điệu của sóng với những trăn trở, khát khao, nhớ thương, hn giận ... trong lòng người con gái đang yêu.

- Âm hưởng của bài thơ: với thể thơ năm chữ, Xuân Quỳnh rất linh hoạt, phóng túng khi ngắt nhịp, phối âm, nhất là to ra các cp t, các vế câu, các cặp u, thậm chí ngay cả các khổ tcũng hình thành các cặp đi liền kề, kế tiếp luân phiên đắp đổi nhau về bằng trắc nên đã khắc hoạ được nhịp sống khi dịu êm, khoan thai, khi dồn dập, dữ dội.

3. Chủ đề:

Sóng là sự khám phá những khát vọng tình yêu của một trái tim phụ nữ đang yếu, mãnh liệt mà chân thành, giàu khao khát nhưng cũng rất tự nhiên.

B. BÀI TẬP VẬN DỤNG

I. ĐỀ BÀI

1. Đề số 1: Phân tích hình tượng sống trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh.

2. Đề số 2:

Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh:

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông kng hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa

ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ.

3. Đề số 3: Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình em trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

4. Đề số 4: Phân tích những sáng tạo nghệ thuật trong Sóng của Xuân Quỳnh.

II. GỢI Ý BÀI LÀM

1. Đề số 1

Bài viết cần nêu được những nội dung sau:

- Hình tượng sóng được tái hiện qua nhạc điệu bài thơ.

+ Sóng diễn tả những trạng thái cảm xúc khác nhau của một trái tim rạo rực đang yêu.

+ Âm điệu những dòng thơ năm tiếng như những đợt sóng đang vỗ triền miên trên mặt đại dương, như tình yêu luôn hiện hữu và vĩnh hằng trong cuộc đời.

- Hình tượng sóng mang ý nghĩa biểu tượng cho tình yêu và tâm trạng nhân vật trữ tình:

+ Sóng là biểu tượng cho sự bí ẩn trong tình yêu, biểu tượng cho niềm khao khát một tình yêu mãnh liệt.

+ Sóng là biểu tượng cho nỗi nhớ trong tình yêu của người phụ nữ.

+ Sóng là biểu tượng cho sự thuỷ chung son sắt trong tình yêu của người phụ nữ.

+ Sóng là biểu tượng cho những trăn trở, lo âu trong cõi tâm hồn của người phụ nữ khi yêu, lo âu về cái hữu hạn của cuộc đời, của tình yêu. Nên sóng còn là biểu tượng cho khát vọng muốn tình yêu bất tử.

- Nghệ thuật: giọng điệu tha thiết chân thành; thể thơ năm chữ với khổ thơ không đều nhau, nhịp thơ linh hoạt đã gợi nên được sự biểu trưng cho hình tượng sóng và vẻ hồn nhiên; ...

2. Đề số 2

Bài viết cần nêu được những nội dung sau:

Đoạn thơ thể hiện tâm hồn của người phụ nữ đang yêu thông qua hình tượng sóng.

- Con sóng có những nét tính cách trái ngược. Sóng không bình yên, không tự bằng lòng với sự chật hẹp, sóng tìm ra tận bể để được thể hiện chính mình, được hiểu đúng với bản chất vốn có của mình. Sóng biểu tượng cho những tâm trạng phong phú, phức tạp của người phụ nữ đang yêu.

- Thông qua hình tượng sóng để nói về tình yêu, suy nghĩ về tình yêu, nhà thơ bộc lộ khát vọng được yêu, được sống hết mình trong tình yêu.

3. Đề số 3: Bài viết cần nêu được những nội dung sau:

- Tâm trạng của nhân vật trữ tình em được biểu hiện qua hình tượng sóng. Sóng và em là một, sóng là ẩn dụ. chỉ tâm trạng em - người phụ nữ - đang yêu.

- Em băn khoăn, trăn trở về tình yêu, muốn cắt nghĩa về tình yêu nhưng không sao thoả mãn được.

- Tình yêu luôn gắn liền với nỗi nhớ. Em cũng vậy, tình yêu của em bao giờ cũng gắn liền với nỗi nhớ.

- Em khát vọng tình yêu thuỷ chung vĩnh cửu, thiết tha mãnh liệt. Tình yêu vì thế là một giá trị tinh thần tuyệt mĩ của con người.

4. Đề số 4: Bài viết cần nêu được những nội dung sau:

- Nhà thơ Xuân Quỳnh chọn hình tượng sống để nói lên những cung bậc của tình yêu. Hai hình tượng sóng em vì thế trở nên thành mối quan hệ tương hỗ, soi sáng cho nhau để làm nổi bật lên tình cảm, khát vọng của chủ thể trữ tình.

- Giọng thơ tâm tình trẻ trung, vừa thiết tha vừa nhiệt huyết, bộc lộ được nét hồn nhiên, ngây thơ trong sáng đầy nữ tính.

- Thể thơ năm chữ, nhịp thơ thay đổi linh hoạt, khổ thơ không đều,... đã tạo được sự cộng hưởng những sắc thái tình cảm khi thể hiện hình tượng sóng và em trong tình yêu. Sóng biển cũng như sóng của tình yêu vậy.

- Ngôn ngữ thơ giản dị với những liên tưởng gần gũi nhưng đã chuyển tải được những tình cảm nồng nàn, tha thiết và mãnh liệt.

- Cách diễn đạt có nhiều mới lạ, ví như cách dùng từ thức” là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Xuân Quỳnh.