A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. TÁC GI

1. Tiểu sử cuc đời

- Quang Dũng (1921-1988), tên khai sinh là Bùi Đình Diệm, quê ở làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây. Ông học hết bậc Trung học Hà Nội. Ông tham gia quân đội sau Cách mạng tháng Tám. Sau năm 1954, ông làm biên tập viên tại Báo Văn nghệ, rồi chuyển về Nhà xuất bản Văn học.

- Trong kháng chiến chống Pháp, Quang Dũng vừa là người cầm bút vừa là người chiến sĩ cầm súng chiến đấu. Năm 1947, ông từng là đại đội trưởng của Trung đoàn Thủ đô. Ông từng hoạt động văn nghệ ở Liên khu II, từng là Trưởng phòng văn nghệ Liên khu.

- Ông mất ngày 14 tháng 10 năm 1988 tại bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.

- Năm 2001, Quang Dũng được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

2. Snghiệp văn học

- Những tác phẩm chính: Mùa hoa gạo (truyện ngắn, 1950), Rừng biển quê hương (thơ, văn in chung với Trần Lê Văn, 1957), Đường lên Châu Thuận (1964), Rừng về tuổi (truyện kí, 1968), Nhà đối (truyện kí, 1970), Gương mặt Hồ Tây (bút kí, in chung 1984), Mây đầu ô (tập thơ, 1986), ...

3. Phong cách nghệ thuật

- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài (làm thơ, viết văn, vẽ tranh...), nhưng được biết đến nhiều nhất với tư cách là nhà thơ - Hồn thơ ông đầy cảm hứng lãng mạn, hào hoa, thanh lịch – có khả năng cảm nhận và diễn tả tinh tế, giàu chất thơ mộng.

- Thơ của ông có sự kết hợp giữa chất hiện thực và chất lãng mạn cách mạng một cách tài tình, đồng thời mang vẻ hào hoa của một tâm hồn nghệ sĩ lớn, một tâm hồn tha thiết với cái đẹp, với quê hương, đất nước.

- Thơ ông bao giờ cũng vút lên nét trẻ trung, yêu đời của một tráng chí sẵn sàng hi sinh vì nghĩa cả.

II. TÁC PHẨM TÂY TIẾN

1. Hoàn cảnh ra đời

- Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập đầu năm 1947, hoạt động ở biên giới Việt - Lào. Quang Dũng là đại đội trưởng.

- Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội. Đơn vị chiến đấu trong hoàn cảnh thiếu thốn vật chất, bệnh sốt rét hoành hành. Nhưng họ vẫn phơi phới tinh thần lãng mạn.

- Sau hơn một năm hoạt động, đến 1948, Quang Dũng đi nhận nhiệm vụ mới. Nhớ đơn vị cũ, tại Phù Lưu Chanh, ông viết Nhở Tây Tiến, sau đổi thành y Tiến.

2. Những giá trị nội dung, nghệ thuật

a. Ni dung

* Đoạn thơ đầu (14 câu đầu) – Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện ra trong nỗi nhớ trên nền thiên nhiên miền Tây hùng vĩ

- Khổ thơ đầu là nỗi nhớ của tác giả về núi rừng hoang sơ, hiểm trở. Con đường hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến đầy đèo dốc:

Dốc lên khúc khuu dốc thăm thẳm,

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống.

- Bên cạnh đó, còn có thác ghềnh, thú dữ... những gian khổ, khó khăn đã có lúc làm cho đoàn quân mỏi, và có người chiến sĩ đã lìa bỏ đội ngũ vì kiệt sức:

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng bỏ quên đời.

- Tuy nhiên, cũng có những kỉ niệm ấm áp tình quân dân:

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

+ Đoạn thơ hai (câu 15 – 22) – Những kỉ niệm đẹp về một thời trận mạc

Đây chủ yếu là nỗi nhớ về những vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên và con người miền Tây. Nổi bật lên là vẻ đẹp, sự gắn bó của tình quân dân thắm thiết. Cái hay ở đây là vùng đất không chỉ hoang sơ, dữ dội, mà còn rất nên thơ, trữ tình:

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa,

hay:

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ,

và:

nhớ dáng người trên độc mộc

Ti dòng nước hoa đong đưa.

+ Đoạn thơ ba (câu 23 – 30) – Hình tượng tập thể về đoàn quân Tây Tiến

- Nỗi nhớ kết đọng lại ở hình ảnh những chàng trai Tây Tiến bị sốt rét rừng làm rụng tóc, xanh da (hay khoác lá nguỵ trang xanh). Nhưng tác giả phát hiện và khắc hoạ được vẻ đẹp kiêu hùng, mạnh mẽ của người lính Tây Tiến. Đó là nhờ cảm hứng lãng mạn trong thơ:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

- Chất lãng mạn còn thể hiện ở chỗ: bên cạnh vẻ oai phong lẫm liệt, coi nhẹ gian khổ, hiểm nguy, những người lính Tây Tiến còn có tâm hồn rất lãng mạn, mơ mộng:

Mắt trừng gửi mộng qua biên gii

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

- Người lính Tây Tiến chiến đấu và hi sinh thật dũng cảm. Từ khổ thơ đầu đã có một “Anh bạn dãi dầu không bước nữa, bỏ quên đời” (hi sinh), đến đây, người lính Tây Tiến dù biết “Rải rác biên cương mô diễn xứ" nhưng họ vẫn “Chiến trường đi chng tiếc đời xanh”. Để rồi:

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

* Đoạn thơ cui (còn lại) – Khúc ca bi tráng

- Đây là nét đp tinh thần của người lính Tây Tiến, đó là khúc ca bị tráng, là nét đẹp của người vệ quốc ra đi không hẹn ngày về - ý thơ cổ Nhất khứ bất phục hoàn”:

Tây Tiến người đi không hẹn ước.

- Ở đây, nỗi nhớ được bộc bạch trực tiếp, rằng tâm hồn vẫn gửi lại nơi ấy dù không gian xa cách giờ đã là:

Đường lên thăm thẳm một chia phôi.

b. Nghệ thuật

- Tây Tiến là sự kết tinh nhiều sáng tạo nghệ thuật tài hoa của tác giả: giữa bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn trên nền cảm xúc lãng mạn dạt dào.

- Ngôn ngữ rất giàu nhạc điệu (“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm”, nhiều vần trắc thể hiện sự vất vả; Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”, toàn thanh bằng thể hiện phút nghỉ ngơi), từ ngữ, hình ảnh vừa quen thuộc vừa độc đáo, vừa có nét cổ kính lại vừa mới lạ đem lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng độc giả.

3. Chủ đề:

Bằng bút pháp lãng mn, Tây Tiến là khúc ca bi tráng ca ngợi nét đẹp hào hoa, ý thức trách nhiệm của người lính Tây Tiến. Người chiến sĩ ấy vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm để chiến đấu và hi sinh một cách oai dũng.

B. BÀI TẬP VN DỤNG

I. ĐỀ BÀI

1. Đề số 1

Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn t

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

thấy hôn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.

2. Đề số 2

Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mô diễn x

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

3. Đề số 3

“Bài thơ Tây Tiến có phảng phất những nét buồn, những nét đau, nhưng đó là cái buồn đau bi tráng, chứ không phải là cái buồn đau bị luy” (Trần Lê Văn - Quang Dũng, Tác phẩm chọn lọc, 1988).

Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

4. Đs4: Phân tích chất lãng mạn của Tây Tiến (Quang Dũng).

II. GỢI Ý BÀI LÀM

1. Đề số 1: Bài viết cần nêu được những nội dung sau:

- Vị trí đoạn trích.

- Những kỉ niệm về tình quân dân thắm thiết trong đêm liên hoan văn nghệ nơi bản làng mà đoàn quân Tây Tiến dừng chân nghỉ

- Cảnh sông nước miền Tây thơ mộng.

- Tâm hồn lạc quan, yêu đời của người lính Tây Tiến.

- Nghệ thuật: bút pháp lãng mạn, tài hoa.

2. Đsố 2: Bài viết cần nêu được những nội dung sau:

- Hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến: là những anh hùng trận mạc nhưng cũng là những tâm hồn lãng mn, những trái tim khao khát, rạo rực yêu thương, đầy thơ mộng.

- Hình ảnh người lính Tây Tiến chói ngời vẻ đẹp lí tưởng, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Lời thơ nói về hi sinh, mất mát nhưng không bị luỵ mà mang đậm chất bị tráng.

- Nghệ thut dùng từ Hán Việt, bút pháp lãng mn.

3. Đề số 3: Bài viết cần nêu được những nội dung sau:

- Vài nét khái quát về bài thơ Tây Tiến.

- Tây Tiến có phảng phất những nét buồn, những nét đau:

+ Cuộc hành quân dài của đoàn binh Tây Tiến trải qua núi rừng hiểm trở gợi một khung cảnh đượm buồn. Gian nan khiến cho không ít người lính có thể bị chùn bước bất cứ lúc nào. 

+ Bệnh tật do lam sơn chướng khí, ra đi có thể không hẹn ngày về, có thể “chẳng tiếc đời xanh” và sự hi sinh,... gợi bao nỗi đau về những mất mát của người lính Tây Tiến.

- Nhưng đẹp thay, sự hi sinh đó là cái buồn đau bi tráng, không phải là bị luy:

+ Đẹp nhất là sau những cuộc hành quân mệt mỏi có thể bắt gặp hình ảnh “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”, người lính có thể ngắm nhìn cảnh vật mờ ảo nên thơ, người lính sẽ tận hưởng những hương vngọt ngon của sản vật vùng cao và vui vầy trong những đêm liên hoan đầy những “đuốc hoa”, “hoa đong đưa”. Người lính cũng có thể thả hồn trước những hình ảnh lãng mạn, tuyệt đẹp của “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy.” và gửi hồn mơ mộng qua những “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.

+ Nét hùng tráng là khí vị chung của Tây Tiến: Đó là sự quả cảm, anh dũng trước cảnh rừng thiêng nước độc. Không ít người lính đã “Gục lên sóng mũ bỏ quên đời”.

Họ nhỏ bé giữa núi rừng kì vĩ, hoang sơ và dữ dội. Thiên nhiên dữ dội như tô thêm vẻ khí phách hào hùng, bất khuất của đoàn binh. Hơn thế nữa, vượt lên mọi khó khăn, đoàn quân Tây Tiến vẫn chiến đấu rất khí thế. Họ không hề nao núng trước cảnh quang đâu đó những nấm mồ diễn xứ nằm rải rác biên cương. Chiến đấu có thể là hi sinh. Có người lính Tây Tiến đã hi sinh. Sự hi sinh của họ làm cho thiên nhiên cũng phải gào thét: “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. Để rồi những người còn lại vẫn tiếp tục cuộc hành trình Tây Tiến.

4. Đề số 4

Bài viết cần nêu được những nội dung sau:

- Vài nét về cảm hứng lãng mạn và cảm hứng lãng mạn cách mạng.

- Cảm hứng lãng mạn của Tây Tiến thể hiện ở vẻ đẹp thiên nhiên kì vĩ, hoành tráng.

- Cảm hứng lãng mạn của Tây Tiến thể hiện ở sự oai hùng trong chiến đấu, sự mộng mơ trong tâm hồn của người lính Tây Tiến.

- Cảm hứng lãng mạn của Tây Tiến thể hiện ở cách thể hiện sự hi sinh bi tráng của chiến sĩ Tây Tiến.