A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. TÁC GIẢ (Tham khảo bài Tố Hữu, trong tài liệu này).

II. TÁC PHẨM VIỆT BẮC

1. Hoàn cảnh ra đời

- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, tháng 10 – 1954, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử đó, Tố Hữu viết bài thơ Việt Bắc.

- Việt Bắc tiêu biểu cho thể tài thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu.

2. Bcục

- Phần 1 (90 dòng đầu): tái hiện giai đoạn gian khổ nhưng vẻ vang của cách mạng và kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc nay đã trở thành những kỉ niệm sâu nặng trong lòng người cán bộ kháng chiến.

- Phần 2 (60 dòng cuối): nói lên sự gắn bó giữa miền ngược với miền xuôi trong viễn cảnh đất nước hoà bình và kết thúc là ca ngợi công ơn của Bác, của Đảng đối với dân tộc.

Đoạn trích (trong sách giáo khoa) thuộc phần đầu của bài thơ. Đoạn thơ này là niềm hoài niệm về một Việt Bắc gian khó và nghĩa tình trong kháng chiến.

3. Những giá trị nội dung, nghệ thuật

a. Nội dung

- Việt Bắc ra đời vào thời điểm giao thời của lịch sử đất nước. Cuộc sống yên vui dễ làm người ta quên đi những tháng năm kháng chiến gian khổ, dễ quên đi nơi đã đùm bọc che chở cho mình. Vào đúng thời điểm nhạy cảm ấy, bài thơ nmột lời nhắn gửi chân thành lễ tình nghĩa và sự thuỷ chung.

- Với hình thức lối đối đáp ta – mình của ca dao giữa nời đi (người cán bộ miền xuôi) và kẻ ở (nhân dân Việt Bắc), bài thơ đã vượt khỏi những cảm xúc riêng tư. Việt Bắc trở thành khúc giao duyên tâm tình chuyển tải một vấn đề rất lớn của đời sống cách mạng: cân để ân nghĩa thuỷ chung của cách mạng với nhân dân.

- Việc thay đổi liên tục ý nghĩa biểu đạt của hai từ ta mình là sự sáng tạo đầy ấn tượng của nhà thơ. Khi hình thành một cuộc đối đáp giữa người đi và kẻ ở, mình có khi là người cán bộ miền xuôi, ta chỉ nhân dân Việt Bắc:

Mình về mình có nhớ ta

ời lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Nhưng cũng có khi ta lại chỉ người đi, mình chỉ kẻ ở:

Ta đi ta nhớ nhng ngày

Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi.

Song, có khi nó chỉ là sự phân thân tự vấn của người đi để đáp lại nghĩa tình sâu nặng của kẻ ở. Có khi ta – mình được sử dụng linh hoạt hơn:

Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh

Mình đi, mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu..

Tất cả những điều đó tạo cho cả một bài thơ dài không bị nhàm chán và tạo nên độ sâu về tư tưởng cho bài thơ.

- m trạng bao trùm phần đu của bài thơ là nỗi nhớ. Những kỉ niệm kháng chiến hiện về tươi rói trong hồi tưởng của nhà thơ, được hình thành từ những câu hỏi-đáp. Việt Bắc hiện lên với tất cả những nét đặc trưng, với tất cả những yêu thương, gian nan mà giàu nghĩa tình.

+ Việt Bắc trong trí nhớ của những chiến sĩ cách mạng là những

- “mưa nguồn suối lũ, nhng máy cùng mù”, thiên nhiên rất đặc trưng cho không gian núi rừng Việt Bắc.

+ Cái gợi nhớ nhiều nhất là những ngày gian nan, đắng cay mà đầy tình nghĩa với “miếng cơm chấm muối”, “bát cơm sẻ nửa”, “củ sắn lùi”,...

+ Kỉ niệm về Việt Bắc còn có hình ảnh tảo tần của những người mẹ:

Nhớ ngưi mẹ nắng cy lưng

Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.

+ Khó khăn gian khổ như vậy, nhưng với cách mạng, với kháng chiến, đồng bào vẫn một lòng son sắt thuỷ chung. Lời nhắn gửi sau nói lên tất cả:

Mình đi, có nhớ những nhà

Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son.

b. Nghệ thuật

- Việt Bắc là một trong những bài thơ điển hình của thơ ca cách mạng, là tiếng thơ trữ tình - chính trị đậm đà tính dân tộc của Tố Hữu.

- Tính dân tộc trong Việt Bắc thể hiện ở lối kết cấu đậm chất ca dao; ở giọng điệu lc bát điêu luyện, ngọt ngào và ở ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, sinh động, giàu hình ảnh và nhạc điệu.

4. Chủ đề

Việt Bắc là một câu chuyện lớn, là một vấn đề tư tưởng được diễn đạt bằng một cảm nhận mang tính riêng tư. Bài thơ gợi về những ân nghĩa, nhắc nhở sự thuỷ chung của con người đối với con người và đối với quá khứ cách mạng nói chung.

B. BÀI TẬP VẬN DỤNG

I. ĐỀ BÀI

1. Đề s1:

Phân tích vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ sau của bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu):

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

2. Đề số 2

Có nhận định: “Việt Bắc cũng rất tiêu biểu cho giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết của Tố Hữu và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc của thơ ông”.

Hãy làm rõ điều đó qua đoạn trích (Sách giáo khoa) của bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu).

3. Đề số 3

Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu.

Minh về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

nh về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nn sông nhớ nguồn?

Tiếng ai tha thiết bên cồn .

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

4. Đề số 4:

Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:

Mình đi có nhớ những ngày

Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù

nh về, có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?

Mình về, rừng núi nhớ ai

Trám bùi để rng, măng mai để già.

nh đi, có nhớ những nhà

Hắt hiu lau cám, đậm đà ng son

nh về, còn nhớ núi non

Nhớ khi kng Nhật, thuở còn Việt Minh

Mình đi mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?

5. Đề số 5:

Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:

Ta đi ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi...

Thương nhau chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.

Nhớ người mẹ nắng cháy ng

Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.

Nhớ sao lớp học i t

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đeo.

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiu

Chày đêm nên cối đều đều suối xa...

6. Đề số 6:

Việt Bắc của Tố Hữu được đánh giá là đậm đà phong vị dân gian. Anh (chị) hãy làm sáng tỏ điều đó.

II. GỢI Ý BÀI LÀM

1. Đề số 1: Bài viết cần nêu được các nội dung sau:

- Vẻ đp của bức tranh Việt Bắc qua thơ Tố Hữu là vẻ đẹp của sự hài hoà, gắn bó giữa thiên nhiên và con người.

- Bộ tranh bắt đầu bằng cảnh mùa đông không tàn lụi, lạnh lẽo mà sống động ấm nồng; cảnh mùa xuân với màu trắng của hoa ; mùa hè với tiếng ve kêu và rừng phách đổ vàng; khép lại bức tranh là cảnh mùa thu với đêm trăng trữ tình bình yên và huyền ảo...

- Trên cái phông nền của thiên nhiên bốn mùa là hình ảnh những con người Việt Bắc hăng say lao động.

- Nghệ thuật: thể thơ lc bát âm điệu ngọt ngào, sâu lắng; cách miêu tả thiên nhiên gắn bó với con người trong cấu trúc cân đối về hình ảnh, màu sắc

2. Đề s2: Bài viết cần nêu được những nội dung sau:

- Giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết của Tố Hữu trong Việt Bắc (phần đầu).

+ Bài thơ nói đến nghĩa tình cách mạng nhưng thi sĩ lại dùng giọng của tình thương, lời của người yêu để trò chuyện, giãi bày tâm sự. Cả bài thơ được viết theo lối đối đáp giao duyên của nam nữ trong ca dao dân ca và phần đầu này cũng thế, nó là lời giãi bày tâm sự giữa người đi (người về xuôi) với người ở lại là đồng bào Việt Bắc.

+ Giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết ấy tạo nên âm hưởng trữ tình sâu đậm của khúc hát ân tình cách mạng Việt Bắc: từ khúc hát dạo đầu: nh về mình có nhở ta ... đến những lời nhắn gửi, giãi bày: nh đi có nhớ những ngày ... Minh về rừng núi nhớ ai ... Ta đi ta nhở những ngày - Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi ... đến những nỗi nhớ da diết sâu nặng: Nhớ gì như nhớ người yêu...

- Nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc trong Việt Bắc (phần đầu).

+ Thể thơ: sử dụng rất nhuần nhuyễn thể thơ lục bát và có những biến hoá, sáng tạo cho phù hợp với nội dung, tình tứ câu thơ. Có câu tha thiết, sâu lắng như bốn câu mở đầu, có câu nhẹ nhàng thơ mộng (Nhớ gì như nhớ người yêu...), lại có đoạn hùng tráng như một khúc anh hùng ca (Những đường Việt Bắc ca ta... Đèn pha bật sáng như ngày mai lên)

+ Kết cấu: lối đối đáp giao duyên của nam nữ trong ca dao dân ca là kết cấu mang đậm tính dân tộc. Nhờ vậy, bài thơ có thể đi suốt 150 dòng thơ mà không bị đơn điệu, nhàm chán.

+ Hình ảnh: hình ảnh được chắt lọc từ cuộc sống thực đậm tính dân tộc: miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai; mưa nguồn suối lũ; bước chân nát đá... Đặc biệt là những hình ảnh đậm đà tình giai cấp:

Thương nhau, chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đp cùng.

+ Ngôn ngữ: cặp từ nhân xưng ta - mình, mình - ta” quấn quýt nhau và đại từ phiếm (dẫn chứng).

+ Nhạc điệu: nhịp nhẹ nhàng, tha thiết, ngọt ngào, sâu lắng nhưng biến hoá, sáng tạo, không đơn điệu.

3. Đề số 3

Bài viết cần nêu được những nội dung sau:

- Đoạn thơ tái hiện cuộc chia tay lưu luyến giữa người dân Việt Bắc và người cán bộ cách mạng.

- Bốn câu thơ đầu là lời ướm hỏi dạt dào tình cảm của người ở lại; cách dùng các từ “mình”, “ta”, điệp từ “nhớ” đều thể hiện tình cảm gắn bó, thuỷ chung.

- Bốn câu thơ sau là tiếng lòng của người cán bộ cách mạng về xuôi: tâm trạng bâng khuâng, bồn chồn đầy lưu luyến, bịn rịn của người kháng chiến đối với cảnh và người Việt Bắc.

- Nghệ thuật: hình ảnh hoán dụ “áo chàm” gợi đến tấm lòng chân thành, mộc mạc, thuỷ chung son sắt của người Việt Bắc; cách dùng từ ngữ: đại từ mình”, “ta”, đại từ phiếm chỉ “ai”; nhịp điệu câu thơ,...

4. Đề số 4: Bài viết cần nêu được những nội dung sau:

- Lời người ở lại nhắn nhủ với người ra đi về xuôi đừng quên chiến khu Việt Bắc. Đó là vùng đất cách mạng gắn bó với quá khứ chiến đấu hào hùng, với những gian khổ và cả lòng căm thù giặc trong cuộc chiến đấu trường kì của nhân dân.

- Lời của đồng bào Việt Bắc bày tỏ tình cảm gắn bó son sắt, yêu thương thuỷ chung đối với cán bộ kháng chiến, với cách mạng. Nỗi nhớ trào dâng trong lòng người, hoà cùng không gian núi rừng.

- Nghệ thuật: điệp từ, cấu trúc đối, lời thơ chuyển đổi linh hoạt, thể hiện được tình cảm thuỷ chung son sắt của người dân Việt Bắc với người cách mạng miền xuôi.

5. Đề số 5

Bài viết cần nêu được những nội dung sau:

- Hai câu thơ đầu: Đây là lời người ra đi khái quát về những tình cảm, xúc cảm với những kỉ niệm của cuộc sống gian khổ nhưng đầy niềm hạnh phúc trong kháng chiến chống ngoại xâm.

- Mười câu còn lại: Đây là sự cụ thể hoá nỗi nhớ của người ra đi.

+ Những ngày lao động gian nan của đồng bào Việt Bắc: hình ảnh bà mẹ địu đứa con lên rẫy gợi đầy xúc động.

+ Những ngày Việt Bắc diệt giặc dốt đáng lưu kỉ niệm và tràn ngập niềm vui: hình ảnh lớp học i tờ, những buổi liên hoan nhộn nhịp,..

+ Những ngày công tác ở cơ quan vượt qua gian khổ với tinh thần lạc quan cách mạng.

+ Những ngày nghe được âm thanh quen thuộc, giản dị của cuộc sống thanh bình ở chiến khu Việt Bắc.

- Nghệ thuật: điệp từ, cách nói cách diễn đạt giản dị, cấu trúc đối và thể lục bát uyển chuyển linh hoạt,... thể hiện rất sâu sắc những tình cảm của người cán bộ miền xuôi.

6. Đề số 6

Bài viết cần nêu được những nội dung sau:

- Nêu nhận định về ý kiến “Vit Bắc của Tố Hữu đậm đà phong vị dân gian”.

- Bài thơ vận dụng thể thơ dân tộc: thể lục bát, thể thơ vốn quen thuộc, gần gũi với văn học dân gian, vì thế bài thơ dđi vào lòng người.

- Bài thơ được cấu thành bởi lối đối đáp giao duyên. Lối đối đáp giao duyên rất phù hợp với khung cảnh chia tay. Đây là mô típ thường gặp trong ca dao dân ca.

- Cách xưng hộ mình – ta và cấu trúc hỏi đáp được vận dụng với tần số cao. Đây cũng là mô típ trong ca dao dân ca.

- Sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ quen thuộc: i đình, cây đa, mưa nguồn, củ sắn i, ... Đây là những hình ảnh có trong chất liệu của văn học dân gian và rất gần gũi với tầng lớp bình dân.

- Giọng điệu tâm tình thiết tha, âm điệu giản dị, mạch thơ giàu cảm xúc.

- Việt Bắc tập trung thể hiện và đề cao những nghĩa tình, những tình cảm gắn bó,... Đây là nét đẹp văn hóa của dân gian Việt Nam.