A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. TÁC GIẢ

1. Tiểu sử cuộc đời

- A.Sô-lô-khốp (1905-1984) là nhà văn Xô-viết lỗi lạc. Sô-lô-khốp xuất thân trong một gia đình nông dân ở vùng thảo nguyên sông Đồng

- Trong những năm nội chiến 1918-1921, ông tham gia nhiều công tác cách mạng như: làm thư kí uỷ ban trấn, nhân viên thu mua lương thực,... Đến năm 1922, ông lên Mat-cơ-va làm nhiều nghề khác nhau như khuân vác, tá điền, thợ xây, kế toán, để kiếm sống và thực hiện “giấc viết văn”.

- Năm 1925, ông trở về sống gắn bó máu thịt với cuộc sống và con người vùng sông Đông. Bộ tiểu thuyết sử thi đồ sộ bắt đầu ra đời từ đây.

- Những năm 1941-1945, thời chiến tranh vệ quốc, với nhiệm vụ là phóng viên mặt trận, ông khoác áo lính xông pha nhiều chiến trường, viết nhiều bài chính luận, bài kí, truyện ngắn nổi tiếng.

- Sau chiến tranh, ông vẫn tiếp tục sáng tác và gặt hái được nhiều thành tựu rực rỡ.

- Cuộc đời và sự nghiệp của Sô-lô-khốp gắn bó mật thiết với sự ra đời của một chế độ- chế độ xã hội chủ nghĩa tại vùng đất sông Đông trù phú, đậm bản sắc văn hoá người dân Cô-dắc. Sô-lô-khốp am hiểu và đồng cảm sâu sắc với những con người trên mảnh đất quê hương. Đặc điểm nổi bật trong chủ nghĩa nhân đạo của Sô-lô-khốp là việc quan tâm, trăn trở về số phận của đất nước, của dân tộc, nhân dân cũng như về số phận cá nhân con người.

- Năm 1965, ông vinh dự nhận Giải thưởng Nô-ben về văn học. Ngoài ra ông còn nhận giải thưởng văn hc Lê-nin, giải thưởng văn học quốc gia.

2. Sự nghiệp văn học

Những tác phẩm tiêu biểu: tập truyện Truyện sông Đông, các tiểu thuyết ng Đông êm đm, Đất vỡ hoang, Họ chiến đấu vì Tổ quốc,..

3. Phong cách nghệ thuật

- Nét nổi bật trong phong cách nghệ thuật của Sô-lô-khốp là viết đúng sự thật. Ông không né tránh những sự thật dù khắc nghiệt trong khi phản ánh những bức tranh thời đại rộng lớn, những cảnh đời, những chân dung số phận đau thương. Trong sáng tác của ông, chất bị và chất hùng, chất sử thi và chất tâm lí luôn được kết hợp nhuần nhuyễn.

II. TÁC PHẨM SỐ PHN CON NỜI

1. Hoàn cảnh ra đời

Truyện ngắn Số phận con người của Sô-lô-khốp viết năm 1957. Tác phẩm thể hiện cách nhìn cuộc sống và chiến tranh một cách toàn diện, chân thực; sự đổi mới cách miêu tả nhân vật, khám phá tính cách Nga, khí phách anh hùng và nhân hậu của người lính Xô viết. Đây là cột mốc quan trọng mở ra chân trời mới cho văn học Xô viết. Truyện có một dung lượng tư tưởng lớn khiến cho có người liệt nó vào loại tiểu thuyết anh hùng ca.

2. Tóm tắt

Trên vùng thượng lưu sông Đông, vào mùa xuân đầu tiên sau chiến tranh, nhân vật tôi gặp một người đàn ông (Xô-cô-lốp) đang dắt tay một em bé (Va-ni-a) khoảng chừng năm, sáu tuổi. Qua trò truyện, người đàn ông bắt đầu kể cho nhân vật tôi nghe câu chuyện về cuộc đời mình...

Trong thời nội chiến, anh ta phục vụ trong Hồng quân. Anh có vợ, một con trai và hai gái. Đến chiến tranh vệ quốc, anh được biên chế vào đơn . vị lái xe ngoài mặt trận. Anh bị lính Đức bắt làm tù binh. Đến khi quân đội Nga phản công, anh thoát được về phía quân Nga và được mọi người chăm sóc chu đáo. Anh viết thư về cho vợ con nhưng không có hồi âm, sau có người hàng xóm báo tin rằng vợ con anh bị máy bay Đức ném bom giết chết, chỉ còn lại A-na-tô-li, đang ra trận. Anh nhận được thư của A-na-tô-li, hiện đã là đại uý, từ mặt trận khác gửi đến. Hai cha con cùng tấn công vào Béc-lin. Nhưng đúng ngày 9 tháng 5, ngày chiến thắng, một thằng thiện xạ Đức đã giết chết A-na-tô-li.

Hoà bình lập lại, anh về sống với vợ chồng người bạn, nhận công việc - lái xe. Tình cờ gặp bé Va-ni-a, mồ côi cha mẹ, anh nhận mình là cha nó từ mặt trận trở về. Va-ni-a tưởng thật. Anh chăm sóc nó chu đáo và cảm thấy hạnh phúc khi có nó. Rồi anh gặp chuyện không hay, trong lúc lái xe, anh chạm vào chân một con bò, bị người ta thu lấy giấy phép lái xe. Anh và thằng bé đưa nhau về huyện Ka-xa-rữ, tạm thời làm thợ mộc chừng nửa năm rồi quay lại nghề lái xe. Thế là anh và nó cùng đi bộ tới đó. Anh đã dự định gửi thằng bé vào học ở một trường học ổn định.

Nghe tiếng đồng chí gọi, nhân vật tôi tạm biệt người đàn ông với nỗi buồn thấm thía. Và nhân vật tôi vội quay mặt đi để cho Va-ni-a không nhìn thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má mình.

3. Những giá trị nội dung, nghệ thuật

a. Nội dung

* Nỗi đau, sự mất mát của con người do chiến tranh phát xít gây ra

- Năm 1944, sau khi thoát khỏi cảnh nô lệ của tù binh, Xô-cô-lốp được biết một tin đau đớn: tháng 6 năm 1942, vợ và hai con gái anh đã bị bọn phát xít giết hại. Niềm hi vọng cuối cùng giúp anh bám víu vào cuộc đời này là A-na-tô-li, chú học sinh giỏi toán, đại uý pháo binh, đứa con trai yêu quý đang cùng anh tiến đánh Béc-lin. Nhưng sáng ngày 9 tháng 5, ngày chiến thắng, một thằng thiện xạ Đức đã giết chết A-na-tô-li.

- Anh đã “chôn niềm vui ớng và niềm hi vọng cuối cùng trên đất người, đất Đức”. “Trong người có cái gì đó vỡ tung ra” anh bỗng trở thành “người mất hồn”. Anh chỉ còn biết tìm đến rượu: “phải nói rằng tôi đã thật sự say mê cái món nguy hại y”.

- Khi nhìn thấy Va-ni-a từ xa, “thằng bé rách bươn xơ mướp... cặp mắt thì cứ như nhiều ngôi sao sáng sau trận mưa đêm”, cũng là nạn nhân của chiến tranh, anh thích nó “đến nỗi bắt đầu thy nhớ nó”. Nỗi đau quá khứ hiện về và lòng xót thương ở anh dâng lên thành những giọt nước mắt nóng hổi. Anh nhận Va-ni-a làm con. Từ đó, anh đã vượt lên được cảnh ngộ, vẫn làm việc kiếm sống - làm nghề lái xe, để vơi đi nỗi đau và không trở thành gánh nặng cho xã hội.

* Tinh thần trách nhiệm và nghị lực trong cuộc sống còn đầy khó khăn thời hậu chiến

- Sự ngây thơ tội nghiệp của Va-ni-a đã đánh thức Xô-cô-lốp trong niềm xót thương và lòng yêu mến. Hai con người cô đơn nếu sống riêng lẻ có thể sẽ bị “chìm nghỉm” trong dòng đời. Anh đau đớn khi nghe tiếng thở dài của đứa bé ở tuổi còn chưa được đến trường.

- Anh đã quyết định: “nh sẽ nhận nó làm con”. Hai trái tim cô đơn lạnh giá bất chợt ấm lên, được sưởi ấm bởi sự ấm áp của tình người. Chai đều choáng váng: “Nó áp sát vào người tôi, toàn thân cứ run lên như ngn cỏ trước gió. Còn mắt tôi thì cứ mờ đi, cả người cũng run lên, hai bàn tay lẩy by”. Hai vợ chồng người bạn của anh cũng đồng tình với hành động nhân ái của anh, “bà chủ múc xúp bắp cải vào đĩa cho nó, rồi đứng nhìn nó ăn ngấu nghiến mà nước mắt ròng ròng...”.

- Khi nhận bé Va-ni-a làm con, Xô-cô-lốp gặp phải biết bao khó khăn trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc và những rủi ro bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra, đặc biệt là việc không thể làm “tổn thương trái tim bé bỏng của Va-ni-a”. Bên cạnh đó nỗi khổ tâm, dằn vặt của anh về những kí ức, vết thương tâm vẫn còn vọng về.

Tuy nhiên, cũng có khi do đã cố quên bản thân mình và nỗi cô đơn của mình, đem tình thương ấp ủ bé Va-ni-a côi cút, anh có được niềm vui bất ngờ: Đêm đêm khi nhìn nó ngủ, khi thì thơm mái tóc xù của nó, trái tim tôi đã suy kiệt, đã bị chai sạn vì đau khổ, nay trở nên êm dịu hơn..”.

b. Nghệ thuật

* Âm hưởng sử thi

- Tính chất anh hùng ca của tác phẩm thể hiện ở cảm hứng ngợi ca, đề cao ý thức cộng đồng và thái độ xem cái chết nhẹ tựa lông hồng của nhân vật Xô-cô-lốp. Phẩm chất anh hùng đó của Xô-cô-lốp được khắc tạc trên những chiến công lẫy lừng và cả trong chính cuộc sống đời thường.

- Âm hưởng sử thi của tác phẩm còn thể hiện ở chính người kể chuyện. Giọng kể của tác giả trong truyện vừa trữ tình, sâu lắng, vừa cảm thông và ca ngợi vừa tạo được mối tương giao khăng khít với giọng của chính -cô-lốp. Tính chất nhập vai mãnh liệt trong tự sự của Sô-lô-khốp đã giúp câu chuyện của ông thấm đẫm chất thơ, vừa mang âm hưởng hùng tráng của sử thi vừa mang chất bị thương của thơ hiện đại. Đó là chất thơ toát lên từ cái nhìn bi tráng về cuộc đời và những cảnh ngộ thương tâm trên đời.

* Nghệ thuật kể chuyn

- Truyện có hình thức tự sự độc đáo, đó là sự xen kẽ hai lời kể của chính nhân vật tối (sự hoá thân của tác giả) và nhân vật Xô-cô-lốp.

Sự xen kẽ nhịp nhàng giữa hai giọng điệu, hoà quyện chặt chẽ giữa chất trữ tình của tác giả và chất trữ tình của nhân vật đã tạo nên sức rung cảm vô hạn và phong phú cho người đọc.

- Thái độ của người trần thuật là đồng cảm, tin tưởng và ngợi ca. Đồng thời, tác phẩm còn là lời nhắc nhở, kêu gọi sự quan tâm, tinh thần trách nhiệm của toàn xã hội đối với số phận của những mảnh đời cơ cực.

3. Chủ đề

Số phận con người tập trung khám phá số phận bất hạnh của con người sau chiến tranh. Qua đó, tác giả thể hiện niềm tin ở tính cách kiên cường và niềm tin vào cuộc sống bao dung của con người nước Nga.

B. BÀI TẬP VẬN DỤNG

I. ĐỀ BÀI

1. Đề s1

Tính cách của nhân vật Xô-cô-lốp trong số phận con người của Sô-lô-khốp.

2. Đề số 2

Ý nghĩa bao trùm tác phẩm Số phận con người của Sô-lô-khốp.

3. Đề số 3

Nêu ngắn gọn hoàn cảnh sống của nhân vật An-đrây Xô-cô-lốp sau chiến tranh (trong số phận con người của Sô-lô-khốp).

4. Đề số 4

Trình bày những hiểu biết của bản thân về cuộc đời nhà văn Sô-lô-khốp.

II. GỢI Ý BÀI LÀM

1. Đề s1

Bài viết cần nêu được những nội dung sau:

- Hoàn cảnh cuộc đời Xô-cô-lốp trước, trong và sau chiến tranh.

- Tính cách nổi bật của Xô-cô-lốp:

+ Đức tính kiên cường, không gục ngã trước những thử thách, khó khăn về vật chất lẫn tinh thần.

+ Tấm lòng nhân hậu, tình thương yêu con người vẫn còn vẹn nguyên trong trái tim anh dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.

+ Tính cách Xô-cô-lốp tiêu biểu cho tính cách người lao động nước Nga.

- Nghệ thuật: miêu tả tâm lí nhân vật, hình tượng nhân vật mang âm hưởng sử thi, nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn trong vai kể kép.

2. Đề s2

Bài viết cần nêu được những nội dung sau:

- Nhân vật chính trong tác phẩm là Xô-cô-lốp có cuộc đời gặp nhiều bất hạnh. Nhưng anh vẫn thể hiện được nét tính cách Nga kiên cường và nhân hậu:

+ Tính cách kiên cường: Trong chiến tranh, anh chịu quá nhiều bất hạnh. Sau chiến tranh, anh lại sống trong cô đơn, đau khổ, phiêu bạt nhiều nơi để kiếm sống. Nhưng anh vẫn không thốt một lời than vãn, không suy sụp tinh thần, không sa ngã, không rơi vào bế tắc, tuyệt vọng. Với bản lĩnh cao đẹp, với tấm lòng nhân hậu thắm thiết, anh trở thành chỗ dựa vững chắc cho bé Va-ni-a (bố mẹ đã chết trong chiến tranh).

+ Tấm lòng nhân hậu: Xô-cô-lôp nhận nuôi bé Va-ni-a từ tình thương “Với niềm vui không lời txiết” không tính toán, vụ lợi. Yêu thương, chăm sóc chu đáo cho Va-ni-a hơn cả người cha đối với con. Những mất mát, đau thương anh âm thầm chịu đựng "nhiều đêm thức giấc thì gối ướt đẫm nước mắt”, không cho bé Va-ni-a biết, vì sợ em buồn

- Hai số phận bất hạnh đặt cạnh nhau, đã kết hợp với nhau, biết nương tựa vào nhau để vươn lên và không ngừng hi vọng vào cuộc sống là phẩm chất tuyệt vời của những con người chân chính.

3. Đsố 3

Bài viết cần nêu được những nội dung sau:

- Sau chiến tranh, Xô-cô-lốp trở về với nỗi đau mất mát lớn: gia đình thân yêu đã mất, vợ con đã bị chiến tranh tàn sát, anh trở nên trơ trọi, cô độc và luôn phải sống trong dày vò đau đớn về tinh thần và những khó khăn về cuộc sống hiện tại.

- Tuy nhiên, anh vẫn vượt lên cảnh ngộ đó, anh vẫn làm việc để kiếm sống, để vơi đi nỗi đau tinh thần và không trở thành gánh nặng cho xã hội.

4. Đề s4

Bài viết cần nêu được những nội dung sau:

- M. Sô-lô-khp (1905-1984) sinh tại một thị trấn của vùng sông Đông.

- Ông là nhà văn Xô viết lỗi lạc, tham gia cách mạng khá sớm.

- Ông đã từng làm nhiều nghề để kiếm sống và luôn tự học.

- Ông vinh dự được nhận Giải thưởng Nô-ben về văn học năm 1965.

- Tác phẩm tiêu biểu: Sông Đông êm đềm, Số phận con người, Họ chiến đu vì Tổ quốc,..