CHƯƠNG II: DAO ĐỘNG ĐIỆN TỪ VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ
§1. Dao động điện từ trong mạch LC.
1. Phương trình điện học về sự biến thiên của điện tích phóng qua lại trong mạch.
q" = - $\omega ^{2}$q
Với $\omega$ = $\large \frac{1}{\sqrt{LC}}$
2. Phương trình dao động.
- Với điện tích: q = $Q_{0}$sin$\omega$t ($Q_{0}$ = $q_{ma}$)
- Với hiệu điện thế: u = $\large \frac{Q_{0}}{C}$sin$\omega$t.
- Với cường độ dòng điện: i = $\omega$$Q_{0}$cos$\omega$t
- Với năng lượng điện trường của tụ điện C.
- Với năng lượng từ trường của cuộn cảm L.
Hay :
Năng lượng toàn phần của mạch dao động:
Kết luận: Trong quá trình hoạt động, năng lượng của mạch dao động LC luôn được bảo toàn. Đồng thời, giữa năng lượng điện trường và năng lượng từ trường $W_{t}$ luôn có sự biến đổi tương hỗ.
§2. Sóng điện từ.
1. Thuyết trường điện từ của Mắc – xoen.
Điện trường biến thiên (theo thời gian) sinh ra từ trường biến thiên (theo thời gian) và ngược lại. Điện trường biến thiên và từ trường biến thiên này phát sinh và tồn tại đồng thời trong không gian trong một trường hợp nhất: trường điện từ.
2. Sóng điện từ.
Là quá trình truyền trong không gian của một trường điện từ.
Sóng điện từ là sóng ngang.
* $\vec{E}$ // Ox $\perp$ phương truyền Oz.
* $\vec{B}$ // Oy $\perp$ phương truyền Oz.
* Ox, Oy, Oz hợp thành tam diện thuận.
- Vận tốc truyền trong chân không v = C = 3. $10^{8}$m/s.