§2. Định luật bảo toàn năng lượng

1. Định luật bảo toàn công.

- Công:

Đơn vị: N.m = J (Jun)

1kJ = 1000J = $10^{3}$J

1KWh = 3,6. $10^{6}$J

- Công suất:

$\large N=\frac{A}{t}=F_{1}.\frac{s}{t}=F_{1}.v$

Đơn vị: $\large \frac{J}{s}$ = W(Oát); 1kW = $10^{3}$W; 1MW = $10^{6}$W

- Định luật bảo toàn công trong trọng trường:

A = P. h = P.sin$\beta$.$M_{1}M_{2}$

Phát biểu: Công giữa hai điểm trong trọng trường có hiệu độ cao (so với mặt đất) xác định là một lượng không đổi, không phụ thuộc đường đi. Nếu lợi về đường đi thì thiệt về lực tác dụng và ngược lại.

2. Định luật bảo toàn cơ năng:

Cơ năng = Động năng + thế năng :

- Động năng và định lý về động năng:

Giữa $M_{1}M_{2}$:

* Độ biến thiên động năng:

* Công của ngoại lực $\vec{F}$

A = F.s.cos$\alpha$

Có:

- Thế năng và định lý về thế năng trong trọng trường.

$W_{t}$ = mgh

Giữa $M_{1}M_{2}$:

* Độ giảm thế năng:

$-\Delta W_{t}=W_{t_{1}}-W_{t_{2}}$

* Công của trọng lực $\vec{P}$:

A = mg ($h_{1}$ - $h_{2}$) = mgh

Có: $-\Delta W_{t}=W_{t_{1}}-W_{t_{2}}$ = A

- Định luật bảo toàn cơ năng trong trọng trường.

Từ trên suy ra:

→ $W_{1}$ = $W_{2}$ = hằng số (**)

Phát biểu:

Cơ năng trong trọng trường luôn được bảo toàn (**). Giữa động năng và thế năng luôn có sự chuyển hóa tương hỗ (*).

3. Định luật bảo toàn năng lượng:

Năng lượng tổng cộng của một hệ kín luôn được bảo toàn. Năng lượng chỉ truyền từ vật này sang vật khác trong hệ hoặc chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.