Chương 1. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO

B – Câu hỏi và bài tập

Câu 1. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:

1. Các thành phần chủ yếu của tế bào động vật?

a) Màng, tế bào chất, chất nhiễm sắc và ADN.

b) Màng, các bào quan, nhiễm sắc thể và ADN.

c) Màng, tế bào chất và các bào quan.

d) Màng, tế bào chất chứa các bào quan và nhân.

2. Tập hợp bào quan nào dưới đây chỉ có ở tế bào thực vật ?

a) Lạp thể, thể Gôngi, không bào, trung thể, ti thể.

b) Trung thể, lạp thể, thành tế bào, ti thể.

c) Trung thể, lạp thể, thể Gôngi và thành tế bào, ti thể.

d) Lục lạp, không bào, thành xenlulôzơ, ti thể.

Câu 2. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:

1. Các nguyên tố chủ yếu trong tế bào có vai trò gì?

a) Tham gia cấu tạo nên các chất hữu cơ của tế bào.

b) Lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền.

c) Dự trữ nguồn cacbon và năng lượng cho tế bào.

d) Cả b và c.

2. Nước có vai trò gì đối với sự sống?

a) Nước là dung môi phổ biến nhất, là môi trường khuếch tán và môi trường phản ứng chủ yếu của các thành phần hoá học trong tế bào.

b) Nước là nguyên liệu cho các phản ứng sinh hoá.

c) Nước liên kết có tác dụng bảo vệ cấu trúc tế bào.

d) Cả a, b và c.

Câu 3. Tìm nội dung phù hợp điền vào ô trống hoàn thiện bảng sau:

Đặc tính và vai trò của nước

STT Đặc tính Giải thích Vai trò đối với sự sống
1 Phân cực cao
2 Nhiệt dung riêng cao
3 Nhiệt bay hơi cao
4 Nước đá nhẹ hơn nước thường
5 Có lực gắn kết

Câu 4. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:

1. Những chất hữu cơ có vai trò quan trọng trong tế bào?

a) Cacbohiđrat, lipit, prôtêin và xenlulôzơ.

b) Cacbohiđrat, lipit, axit nuclêic và glicôgen.

c) Cacbohiđrat, lipit, prôtêin và axit nuclêic.

d) Cacbohiđrat, lipit, prôtêin và axit amin.

2. Thuật ngữ nào dưới đây bao gồm các thuật ngữ còn lại?

a) Lipit

b) Triglixêrit

c) Steroit

d) Phôtpholipit.

Câu 5. Tìm nội dung phù hợp điền vào ô trống hoàn thiện bảng:

Các nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng.

STT Nhóm nguyên tố Các nguyên tố
1 Đa lượng
2 Vi lượng

Câu 6. Tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống thay cho các số (1), (2) hoàn chỉnh các câu sau:

Căn cứ vào lượng chứa mỗi ...(1)... mà người ta chia các nguyên tố đa lượng (lớn hơn 0,01%) và các ...(2)... (nhỏ hơn 0,01%). Các nguyên tố C, H, O, N là các nguyên tố chủ yếu trong tế bào.

Trả lời :

(1) ...

(2) ...

Câu 7. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:

1. Các nguyên tố nào cấu tạo nên cacbohiđrat?

a) C, H, O, N, P, K.

b) C, H, O.

c) C, H, O, N.

d) C, H, O, N, S, P.

2. Chức năng chủ yếu của đisaccarit?

a) Là chất dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào.

b) Là loại đường luân chuyển trong cơ thể sinh vật.

c) Là loại đường cấu trúc nên các polisaccarit.

d) Cả a, b và c.

Câu 8. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:

1. Cacbohiđrat gồm những hợp chất nào?

a) Mônôsaccarit, đisaccarit và polisaccarit.

b) Mônôsaccarit, đisaccarit và glucôzơ.

c) Đisaccarit, polisaccarit và glicôgen.

d) Mônôsaccarit, galactôzơ và đisaccarit.

2. Fructôzơ thuộc loại đường nào?

a) Một loại polisaccarit.

b) Một loại đisaccarit.

c) Một loại mônôsaccarit.

d) Một loại pentôzơ.

Câu 9. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:

1. Đisaccarit gồm những hợp chất nào?

a) Saccarôzơ, lactôzơ, mantôzơ và glucôzơ.

b) Saccarôzơ, lactôzơ, fructôzơ và mantôzơ.

c) Saccarôzơ, mantôzơ, lactôzơ.

d) Lactôzo, mantôzơ, fructôzơ.

2. Mônôsaccarit gồm những hợp chất nào?

a) Fructôzơ, glucôzơ, hexôzơ và saccarôzơ.

b) Mantôzơ, glucôzơ, fructôzơ và hexôzơ.

c) Lactôzơ, hexôzơ, glucôzơ và fructôzơ.

d) Glucôzơ, galactôzơ, hexôzơ và glucôzơ.

Câu 10. Tìm nội dung phù hợp điền vào ô trống hoàn chỉnh bảng:

Đặc điểm của các loại đường.

STT Tên các loại đường Đặc điểm
1 Tinh bột
2 Glicôgen
3 Xenlulôzơ
4 Kitin

Câu 11. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:

1. Lipit là gì?

a) Là hợp chất hữu cơ được cấu tạo từ cacbon, hiđrô và ôxi.

b) Là hợp chất hữu cơ được cấu tạo từ cacbon, ôxi và nitơ.

c) Là hợp chất hữu cơ tan trong nước ở nhiệt độ cao

d) Cả b và c.

2. Lipit gồm những hợp chất nào sau đây?

a) Dầu và mỡ.

b) Phôtpholipit.

c) Sterôit.

d) Cả a, b và c.

Câu 12. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:

1. Lipit có chức năng gì?

a) Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào.

b) Tham gia cấu tạo màng tế bào.

c) Tham gia vào thành phần hoocmôn và vitamin.

d) Cả a, b và c.

2. Điểm giống nhau giữa cacbohiđrat và lipit ?

1. Được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O.

2. Không tan trong nước.

3. Tham gia vào cấu trúc tế bào.

4. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

5. Dễ phân hủy để cung cấp năng lượng cho tế bào.

a) 1, 2, 3, 4.

b) 1, 2, 3, 5.

c) 1, 3, 4, 5.

d) 1, 2, 4, 5.

Câu 13. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau :

1. Đặc điểm của lipit là gì?

1. Được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O.

2. Tham gia cấu tạo màng tế bào.

3. Tan trong dung môi hữu cơ.

4. Khi phân hủy giải phóng nhiều năng lượng.

5. Là nguồn dự trữ năng lượng duy nhất của động thực vật.

a) 1, 2, 3, 5.

b) 1, 2, 3, 4.

c) 2, 3, 4, 5.

d) 1, 3, 4, 5.

2. Điểm khác nhau giữa phôtpholipit và mỡ?

1. Mỡ có số phân tử axit béo nhiều hơn phôtpholipit.

2. Mỡ là nguồn năng lượng dự trữ cho tế bào, phôtpholipit tham gia cấu trúc màng tế bào.

3. Mỡ tan trong dung môi hữu cơ, còn phôtpholipit có thể tan trong nước ở nhiệt độ cao.

4. Phôtpholipit có nhóm photphat và nhóm ancol, còn mỡ thì không có.

5. Phôtpholipit có cấu tạo phức tạp, còn mỡ có cấu tạo đơn giản.

a) 1, 2, 3, 4.

b) 1, 3, 4, 5.

c) 1, 2, 4, 5.

d) 1, 3, 4, 5.

Câu 14. Tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống thay các số (1), (2), hoàn chỉnh các câu sau :

Phôtpholipit có vai trò cấu trúc nên ...(1)... Stêroit tham gia cấu tạo nên các hoocmôn cho cơ thể. Ngoài ra, lipit còn tham gia vào nhiều ...(2)... khác.

Trả lời :

(1) ...

(2) ...

Câu 15. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:

1. Đơn phân nào cấu tạo nên phân tử prôtêin?

a) Chuỗi axit amin.

b) Chuỗi nuclêôxôm.

c) Chuỗi pôlipeptit.

d) Chuỗi pôlinuclêôtit.

2. Chiều của chuỗi pôlipeptit trong phân tử prôtêin?.

a) Bắt đầu từ nhóm cacboxyl và kết thúc bằng nhóm amin.

b) Bắt đầu từ nhóm amin và kết thúc bằng nhóm cacboxyl.

c) Bắt đầu bằng nhóm cacbon và kết thúc bằng nhóm cacboxyl.

d) Khi thì bắt đầu bằng nhóm cacboxyl, khi bắt đầu bằng nhóm amin.

Câu 16. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:

1. Hợp chất nào có nhiều chức năng nhất?

a) Cacbohiđrat.

b) Lipit.

c) Prôtêin.

d) Axit nuclêic.

2. Vai trò cấu trúc bậc một trong phân tử prôtêin?

a) Là bản phiên dịch mã di truyền.

b) Là cơ sở xây dựng nên cấu trúc bậc hai và bậc ba của prôtêin.

c) Quy định tính đặc thù và đa dạng của prôtêin.

d) Cả b và c.

Câu 17. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:

1. Dạng nào dưới đây có cấu trúc bậc hai của phân tử prôtêin?

a) Hai hay nhiều chuỗi pôlipeptit phối hợp với nhau.

b) Chuỗi pôlipeptit có dạng xoắn $\alpha$.

c) Chuỗi pôlipeptit có dạng gấp nếp $\beta$.

d) Cả b và c.

2. Yếu tố nào duy trì cấu trúc bậc hai của phân tử prôtêin?

a) Các liên kết hoá học mạnh.

b) Các liên kết hoá học yếu.

c) Các liên kết peptit.

d) Các liên kết hiđrô.

Câu 18. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:

1. Đặc điểm của phân tử prôtêin?

1. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

2. Có cấu trúc nhiều bậc.

3. Các đơn phân nối với nhau bằng liên kết peptit.

4. Có tính đa dạng và đặc trưng.

5. Được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P.

a) 1, 3, 4, 5.

b) 2, 3, 4, 5.

c) 1, 2, 3, 4.

d) 1, 2, 4, 5.

2. Cấu tạo một đơn phân ADN có hợp chất nào?

a) Bazơ nitơ.

b) Axit phôtphoric ($H_{3}PO_{4}$).

c) Đường đêôxiribôzơ ($C_{5}H_{10}O_{4}$).

d) Đường ribôzơ ($C_{5}H_{10}O_{5}$).

Câu 19. Tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống thay cho các số (1), (2) hoàn chỉnh các câu sau:

Cấu trúc của prôtêin quy định ...(1)... của nó. Prôtêin là một đại phân tử sinh học có cấu trúc và chức năng sinh học ...(2)... trong số các hợp chất hữu cơ có trong tế bào.

Trả lời :

(1) ...

(2) ...

Câu 20. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:

1. Các nuclêôtit trong phân tử ADN giống nhau ở thành phần nào?

a) Axit phôtphoric ($H_{3}PO_{4}$).

b) Đường đêôxiribôzơ ($C_{5}H_{10}O_{4}$).

c) Các bazơ nitơ.

d) Cả a và b.

2. Liên kết giữa các nuclêôtit trên mạch đơn của phân tử ADN?

a) Liên kết hiđrô.

b) Liên kết cộng hoá trị.

c) Liên kết peptit.

d) Liên kết phôtphođieste.

Câu 21. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:

1. Các nguyên tắc cấu tạo phân tử ADN?

a) Nguyên tắc đa phân.

b) Nguyên tắc bổ sung.

c) Nguyên tắc bán bảo toàn.

d) Cả a và b.

2. Chức năng của ADN?

a) Lưu giữ và bảo quản thông tin di truyền.

b) Truyền đạt thông tin di truyền.

c) Sinh tổng hợp prôtêin.

d) Cả a và b.

Câu 22. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:

1. Cấu tạo một đơn phân ARN gồm những gì ?

a) Một bazơ nitơ, một axit $H_{3}PO_{4}$, một đường ribôzơ.

b) Một bazơ nitơ, một axit $H_{3}PO_{4}$, một đường đêôxiribôzơ.

c) Một axit amin, một axit $H_{3}PO_{4}$, một đường ribôzơ.

d) Một nhóm amin, một nhóm cacboxyl, một đường đêôxiribôzơ.

2. Chức năng của ARN?

a) Vật chất chứa thông tin di truyền ở virut, vi khuẩn.

b) Truyền thông tin di truyền ở sinh vật nhân chuẩn.

c) Tham gia vào quá trình sinh tổng hợp prôtêin ở sinh vật nhân chuẩn.

d) Cả a và c.

Câu 23. Tìm nội dung phù hợp điền vào ô trống hoàn chỉnh bảng:

Chức năng của ADN và ARN.

STT Tên axit nuclêic Chức năng
1 ADN
2 ARN

Câu 24. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:

1. Điểm giống nhau giữa ADN và prôtêin?

1. Được tổng hợp trong nhân tế bào.

2. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

3. Có tính đa dạng và đặc trưng.

4. Có khối lượng và kích thước lớn.

5. Được tổng hợp theo khuôn mẫu của ADN.

a) 1, 2, 3, 4.

b) 2, 3, 4, 5.

c) 1, 3, 4, 5.

d) 1, 2, 4, 5.

2. Đặc điểm chung của cacbohiđrat, lipit, ADN và prôtêin?

1. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

2. Có kích thước và khối lượng phân tử lớn.

3. Được tổng hợp trong nhân tế bào.

4. Các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết cộng hoá trị.

5. Tham gia vào thành phần cấu tạo tế bào:

a) 1, 2, 3, 4.

b) 1, 2, 3, 5.

c) 2, 3, 4, 5.

d) 1, 2, 4, 5.

Câu 25. Tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống thay cho các số (1), (2) hoàn chỉnh các câu sau:

ADN là đại phân tử sinh học được cấu tạo theo ...(1)... mà đơn phân là các nuclêôtit (A, T, G, X). Các nuclêôtit liên kết với nhau bằng ...(2)... tạo nên chuỗi pôlinuclêôtit.

Trả lời:

(1) ...

(2) ...

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN

Câu 1. Đáp án: 1. d; 2. d.

Câu 2. Đáp án: 1. a; 2. d.

Câu 3. Đáp án: Đặc tính và vai trò của nước

STT Đặc tính Giải thích Vai trò đối với sự sống
1 Phân cực cao Vì phân cực nên nó có thể hút các ion và các chất phân cực khác làm cho chúng dễ tan trong nước. Là dung môi hoà tan nhiều chất, là thành phần chính cấu tạo nên tế bào, tạo môi trường cho các phản ứng sinh hoá có thể xảy ra.
2 Nhiệt dung riêng cao Các liên kết hiđrô giữa các phân tử nước khi bị phá vỡ sẽ hấp thu nhiệt và khi hình thành sẽ giải phóng nhiệt. Làm ổn định nhiệt của cơ thể cũng như nhiệt độ của môi trường.
3 Nhiệt bay hơi cao Nhiều liên kết hiđrô cần phải phá vỡ thì nước mới bay hơi được. Nước bay hơi làm giảm nhiệt độ của cơ thể sinh vật.
4 Nước đá nhẹ hơn nước thường Các phân tử nước trong nước đá nằm cách xa nhau nên mật độ phân tử nước thấp hơn so với ở nước thường. Về mùa đông, lớp nước bề mặt đóng băng tạo lớp cách nhiệt giữa không khí lạnh với lớp nước ở dưới nên các sinh vật có thể tồn tại được mà không bị đóng băng.
5 Có lực gắn kết Liên kết hiđrô gắn kết các phân tử nước lại với nhau giữ nước ở trạng thái lỏng ngay ở nhiệt độ của cơ thể sống. Nước liên kết hiđro với các chất khác tạo lực mao dẫn. Nhờ có các lực này mà nước có sức căng bề mặt giúp một số sinh vật có thể sống trên mặt nước. Lực mao dẫn giúp cây có thể hút nước từ đất lên lá...

Câu 4. Đáp án: 1. c ; 2. a.

Câu 5. Đáp án: Các nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng

STT Nhóm nguyên tố Các nguyên tố
1 Đa lượng Canxi, photpho, kali, lưu huỳnh, natri, clo.
2 Vi lượng Bo, crôm, côban, đồng, sắt, mangan

Câu 6. Đáp án:

1. Nguyên tố trong tế bào;

2. Nguyên tố vi lượng.

Câu 7. Đáp án: 1. b; 2. d.

Câu 8. Đáp án: 1. a; 2. c.

Câu 9. Đáp án: 1. c; 2. d.

Câu 10. Đáp án:

STT Tên các loại đường Đặc điểm
1 Tinh bột

- Ở cơ thể thực vật: dự trữ cacbon và năng lượng cho cây.

- Sẽ tạo thành glucôzơ khi bị phân giải.

- Chứa các phân tử glucôzơ liên kết với nhau theo mạch phân nhánh.

2 Glicôgen

- Dự trữ cacbon và năng lượng ở cơ thể động vật.

- Khi bị phân giải sẽ tạo ra glucôzơ.

- Có các phân tử glucôzơ liên kết với nhau theo mạch phân nhánh.

3 Xenlulôzơ

- Cấu tạo nên thành tế bào thực vật.

- Có các phân tử glucôzơ liên kết với nhau theo mạch thẳng.

4 Kitin

- Được tạo thành do glucôzơ liên kết với nhóm N-axetyl.

- Là thành phần chính cấu tạo nên vỏ tôm, cua...

Câu 11. Đáp án : 1. d; 2. c.

Câu 12. Đáp án : 1.d; 2. a.

Câu 13. Đáp án: 1. b; 2. c.

Câu 14. Đáp án:

1. Màng tế bào;

2. Chức năng sinh học.

Câu 15. Đáp án: 1. c ; 2. b.

Câu 16. Đáp án: 1. c ; 2. d.

Câu 17. Đáp án: 1. d; 2. d.

Câu 18. Đáp án: 1. c; 2. c.

Câu 19. Đáp án:

1. Chức năng sinh học ;

2. Đa dạng nhất.

Câu 20. Đáp án: 1. d; 2. d.

Câu 21. Đáp án: 1. d; 2. d.

Câu 22. Đáp án: 1. a; 2. d.

Câu 23. Đáp án:

Chức năng của ADN và ARN

STT Tên axit nuclêic Chức năng
1 ADN

- Phiên mã cho ra các ARN.

- Truyền thông tin di truyền qua các thế hệ.

- Là vật chất mang thông tin di truyền tích trong các mã bộ ba nuclêôtit.

2 ARN

- Là chất mang thông tin di truyền ở một số virut.

- Dịch mã tạo nên các prôtêin đặc thù.


Câu 24. Đáp án : 1. b; 2. d.

Câu 25. Đáp án:

1. Nguyên tắc đa phân;

2. Liên kết phôtphođieste.