Chương III. VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM
B – Câu hỏi và bài tập
Câu 1. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Các thành phần cơ bản của virut?
a) Axit nucleic
b) Protein
c) Lipit.
d) Cả a và b.
2. Cấu tạo vỏ ngoài (capsit) của virut?
a) Là lớp lipit kép với prôtêin.
b) Trên mặt ngoài có các gai glicôprôtêin.
c) Mặt trong được cấu tạo bằng photpho lipit.
d) Cả a và b.
Câu 2. Xác định đặc điểm cấu trúc của các loại virut tương ứng
STT | Các loại cấu trúc | Trả lời | Đặc điểm cấu trúc |
1 2 3 | Cấu trúc xoắn Cấu trúc khối Cấu trúc hỗn hợp | 1... 2... 3... | a) Cấu tạo giống con nòng nọc b) Capsome sắp xếp theo khối đa diện với 20 mặt tam giác đều c) Capsome sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic d) Đầu có cấu trúc khối chứa axit nuclêic gắn với đuôi có cấu trúc xoắn e) Cấu trúc xoắn thường làm cho virut có hình que hay hình sợi |
Câu 3. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Virut là gì?
a) Là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu nhỏ.
b) Có cấu tạo rất đơn giản, chỉ gồm một loại axit nucleic được bao bởi prôtêin.
c) Là thực thể có màng tế bào chưa hoàn chỉnh.
d) Cả a và b.
2. Nucleocapsit là gi?
a) Là phức hợp gồm axit nucleic và vỏ capsit.
b) Là phức hợp giữa nucleotit và glixerol.
c) Là phức hợp giữa vỏ capsit và đường ribôzơ.
d) Cả a và b.
Câu 4. Xác định thành phần cấu tạo của các loại virut tương ứng:
STT | Tên virut | Trả lời | Thành phần cấu tạo |
1 2 | Virut trần Virut có vỏ ngoài | 1... 2... | a) Nuclêcapsit b) Capsit c) Gai d) Capsôme e) Axit nuclêic g) Vỏ ngoài |
Câu 5. Ghi chú thích thay cho các số (1), (2), (3)... trên hình:
Cấu tạo virut trần và virut có vỏ ngoài.
Câu 6. Tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống thay các số (1), (2) hoàn chỉnh các câu sau:
Virut là một thực thể ...(1)... có kích thước vô cùng nhỏ bé và chưa có cấu tạo tế bào. Chúng chỉ gồm 2 phần: vỏ prôtêin làm nhiệm vụ bảo vệ, lõi axit nuclêic là ...(2)... của chúng.
Trả lời:
(1)...
(2)...
Câu 7. Tìm nội dung phù hợp điền vào ô trống hoàn chỉnh bảng:
Đặc điểm của các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virut.
STT | Tên giai đoạn | Đặc điểm |
1 | Sự hấp phụ | |
2 | Xâm nhập | |
3 | Sinh tổng hợp | |
4 | Lắp ráp | |
5 | Phóng thích |
Câu 8. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. HIV là gì?
a) HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người.
b) HIV là căn bệnh thế kỉ của loài người và có tác hại vô cùng lớn.
c) HIV là vi khuẩn gây ra bệnh AIDS đã làm thiệt mạng hàng chục triệu người.
d) Cả b và c.
2. Sự hoạt động của HIV trong cơ thể người?
a) HIV kí sinh và phá hủy hồng cầu làm cho người bệnh thiếu máu, dễ mắc bệnh.
b) HIV gây nhiễm và phá hủy một số tế bào của hệ thống miễn dịch (tế bào limpho T và đại thực bào).
c) HIV làm giảm hồng cầu, người yếu dần, các vi sinh vật lợi dụng để tấn công, người bệnh không tránh khỏi tử vong.
d) Cả a, b và c.
Câu 9. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Các con đường lây nhiễm HIV?
a) Qua đường máu (truyền máu, tiêm chích, xăm mình...).
b) Qua đường tình dục.
c) Do mẹ bị nhiễm HIV truyền cho con qua bào thai hoặc sữa mẹ.
d) Cả a, b và c.
2. Các giai đoạn phát triển của bệnh HIV/AIDS?
a) Sơ nhiễm hay giai đoạn “cửa sổ” (2 – 3 tháng).
b) Thời kì không triệu chứng (1 - 10 năm).
c) Thời kì biểu hiện triệu chứng AIDS.
d) Cả a, b và c.
Câu 10. Tìm nội dung phù hợp điền vào ô trống hoàn chỉnh bảng:
Diễn biến của sự phát triển HIV/AIDS qua các giai đoạn
STT | Các giai đoạn | Diễn biến ở các giai đoạn |
1 | Sơ nhiễm | |
2 | Thời kì không triệu chứng | |
3 | Thời kì biểu hiện triệu chứng AIDS |
Câu 11. Tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống thay các số (1), (2) hoàn chỉnh các câu sau:
Sau khi lây nhiễm, ...(1)... của tế bào limpho T.ARN của virut chui ra khỏi vỏ capsome rồi ...(2)... và gắn vào ADN của tế bào T, chỉ huy bộ máy di truyền và sinh tổng hợp của tế bào, bắt đầu sao chép sinh sản ra một loạt HIV làm tế bào T bị vỡ ra.
Câu 12. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Các loại virut gây bệnh cho sinh vật?
a) Virut của vi sinh vật (phagơ).
b) Virut gây bệnh thực vật.
c) Virut gây bệnh côn trùng.
d) Cả a, b và c.
2. Vật chủ của virut vi sinh vật?
a) Vi sinh vật nhân sơ (vi khuẩn, xạ khuẩn).
b) Vi sinh vật nhân thực (nấm men, nấm sợi).
c) Một số tảo đơn bào và địa y.
d) Cả a và b.
Câu 13. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Bệnh nào là bệnh virut?
a) Bệnh sốt xuất huyết.
b) Bệnh viêm não Nhật Bản.
c) Bệnh sốt rét và bệnh viêm dạ dày.
d) Cả a và b.
2. Vật chủ của virut gây bệnh cho côn trùng?
a) Côn trùng.
b) Côn trùng và động vật đơn bào.
c) Côn trùng và thực vật đơn bào.
d. Cả a và b.
Câu 14. Tìm nội dung phù hợp điền vào ô trống hoàn chỉnh bảng:
Tính chất và cách lây nhiễm của bệnh sốt xuất huyết và bệnh viêm não Nhật Bản.
STT | Tên bệnh | Tính chất và cách lây nhiễm |
1 | Bệnh sốt xuất huyết | |
2 | Bệnh viêm não Nhật Bản |
Câu 15. Ghi chú thích thay cho các số (1), (2), (3)... trên hình:
Quy trình sản xuất inteferon.
Câu 16. Tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống thay cho các số (1), (2) để hoàn chỉnh các câu sau:
Trước đây inteferon được sản xuất bằng cách ...(1)... trong huyết tương người, nên lượng thu được rất thấp và có giá thành cao. Ngày nay bằng ...(2)... có thể sản xuất với số lượng lớn nên giá thành hạ.
Trả lời:
(1) ...
(2) ...
Câu 17. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Đặc điểm của inteferon (IFN)?
a) Là prôtêin đặc hiệu do nhiều loại tế bào tiết ra.
b) Có khả năng chống virut, chống tế bào ung thư.
c) Tăng cường khả năng miễn dịch.
d) Cả a, b và c.
2. Ưu việt của thuốc trừ sâu từ virut?
a) Có tính đặc hiệu cao, không độc cho người, động vật và côn trùng có ích.
b) Virut ở trong thể bọc nên có thể tồn tại được rất lâu ngoài cơ thể côn trùng.
c) Dễ sản xuất, hiệu quả diệt sâu cao, giá thành hạ.
d) Cả a, b và c.
Câu 18. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Những tác nhân gây bệnh virut?
a) Vi khuẩn.
b) Vi nấm.
c) Động vật nguyên sinh hoặc virut.
d) Cả a, b và c.
2. Các phương thức lây truyền bệnh truyền nhiễm?
a) Truyền ngang.
b) Truyền dọc.
c) Truyền trực tiếp.
d) Cả a, b và c
Câu 19. Xác định đặc điểm của các phương thức lây truyền bệnh truyền nhiễm tương ứng:
STT | Các phương thức | Trả lời | Đặc điểm của các phương thức |
1 2 | Truyền ngang Truyền dọc | 1... 2... | a) Qua động vật cắn hoặc côn trùng đốt. b) Qua sol khí bắn ra khi ho hoặc hắt hơi. c) Truyền từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai. d) Qua tiếp xúc trực tiếp (qua vết thương, quan hệ tình dục, hôn nhau...) e) Qua đường tiêu hoá. g) Sau khi ủ bệnh, triệu chứng xuất hiện (viêm đau tại chỗ hoặc tác động tới cơ quan xa). h) Vi sinh vật từ phân vào cơ thể qua thức ăn, nước uống bị nhiễm. i) Nhiễm khi sinh nở hoặc qua sữa mẹ. |
Câu 20. Tìm nội dung phù hợp điền vào ô trống hoàn thành bảng:
Đặc điểm của các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut.
STT | Các bệnh truyền nhiễm | Đặc điểm của các bệnh truyền nhiễm |
1 | Bệnh đường hô hấp | |
2 | Bệnh đường tiêu hoá | |
3 | Bệnh hệ thần kinh | |
4 | Bệnh đường sinh dục | |
5 | Bệnh da |
Câu 21. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Thế nào là miễn dịch?
a) Là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
b) Là khả năng của cơ thể không bao giờ mắc một loại bệnh nào đó mặc dù trong cộng đồng có dịch bệnh đó.
c) Là khả năng của cơ thể chỉ mắc một bệnh nào đó một lần (không bao giờ mắc lại bệnh đó).
d) Cả a, b và c.
2. Các loại miễn dịch?
a) Miễn dịch không đặc hiệu.
b) Miễn dịch đặc hiệu.
c) Miễn dịch có điều kiện và miễn dịch không có điều kiện.
d) Cả a và b.
Câu 22. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Thế nào là miễn dịch không đặc hiệu?
a) Là miễn dịch thông qua luyện tập của cơ thể một cách đều đặn.
b) Là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh.
c) Là miễn dịch có được do điều kiện sống thuận lợi và ổn định.
d) Cả b và c.
2. Các loại miễn dịch đặc hiệu?
a) Miễn dịch thể dịch (sản xuất ra kháng thể).
b) Miễn dịch tế bào (có sự tham gia của tế bào T độc).
c) Miễn dịch nhân tạo do rèn luyện hình thành.
d) Cả a và b.
Câu 23. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Các biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm?
a) Tiêm vacxin.
b) Kiểm soát vật trung gian truyền bệnh.
c) Giữ vệ sinh cá nhân và cộng đồng.
d) Cả a, b và c.
2. Thế nào là vacxin?
a) Là sinh phẩm chứa vi sinh vật đã bị giết chết hoặc bị làm yếu (không gây bệnh).
b) Có khả năng kích thích cơ thể tạo đáp ứng miễn dịch để biết cách chống lại vi sinh vật gây bệnh (khi xâm nhập).
c) Là chất kháng sinh có tác dụng tiêu diệt các mầm bệnh do vi sinh vật, đồng thời bảo vệ cơ thể không mắc bệnh thông thường.
d) Cả a và b.
Câu 24. Tìm nội dung phù hợp điền vào ô trống hoàn chỉnh bảng:
Vai trò và tính chất của các loại miễn dịch
STT | Tên loại miễn dịch | Vai trò và tính chất |
1 | Miễn dịch thể dịch | |
2 | Miễn dịch tế bào |
Câu 25. Tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống thay cho các số (1), (2) để hoàn chỉnh các câu sau:
Inteferon là những ...(1)... xuất hiện trong tế bào bị nhiễm virut. Nó có khả năng ...(2)... chống tế bào ung thư và tăng khả năng miễn dịch.
Trả lời:
(1)...
(2)...
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN
Câu 1. Đáp án: 1. d; 2. d.
Câu 2. Đáp án: 1. c, e; 2. b; 3. a. d.
Câu 3. Đáp án: 1.d; 2. a.
Câu 4. Đáp án: 1. a, b, d, e; 2. a, c, d, e, g.
Câu 5. Đáp án:
1. Capsome ; 2. Axit nuclêic ; 3. Capsit;
4. Vỏ ngoài ; 5. Gai ; 6. Nucleocapsit.
Câu 6. Đáp án:
1. Sống đặc biệt ; 2. Bộ gen.
Câu 7. Đáp án:
STT | Tên giai đoạn | Đặc điểm |
1 | Sự hấp phụ | Bám một cách đặc hiệu lên thụ thể bề mặt tế bào |
2 | Xâm nhập | - Enzim lizozim phá hủy thành tế bào để bơm axit nuclêic vào chất tế bào. - Đưa cả nuclêôcapsit vào chất tế bào, rồi giải phóng axit nuclêic |
3 | Sinh tổng hợp | Sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin cho bản thân |
4 | Lắp ráp | Lắp axit nuclêic và prôtêin vỏ để tạo virion hoàn chỉnh |
5 | Phóng thích | - Virut nhân lên làm tan tế bào - Ở trạng thái tiềm tan có thể chuyển thành trạng thái sinh tan. - Gắn ADN vào NST của tế bào (mà tế bào vẫn sinh trưởng bình thường) |
Câu 8. Đáp án: 1. a ; 2. b.
Câu 9. Đáp án: 1. d; 2. d.
Câu 10. Đáp án:
STT | Các giai đoạn | Diễn biến ở các giai đoạn |
1 | Sơ nhiễm | Thường không biểu hiện triệu chứng hoặc biểu hiện rất nhẹ, khó xác định. |
2 | Thời kì không triệu chứng | Trong thời kì này, số lượng tế bào limphô T - $CD_{4}$ của cơ thể giảm dần. |
3 | Thời kì biểu hiện triệu chứng AIDS | - Các bệnh cơ hội xuất hiện; Sốt kéo dài, sút cân, tiêu chảy, lao... - Sẽ dẫn đến cái chết. |
Câu 11. Đáp án:
1. HIV hấp phụ lên thụ thể;
2. Phiên mã ngược thành ADN.
Câu 12. Đáp án: 1. d; 2. d.
Câu 13. Đáp án: 1. d; 2. a.
Câu 14. Đáp án:
STT | Tên bệnh | Tính chất và cách lây nhiễm |
1 | Bệnh sốt xuất huyết | - Bệnh do virut Dangơ gây nên - Muỗi Aedes bị nhiễm virut khi đốt người bệnh, rồi truyền sang người lành - Rất phổ biến ở Việt Nam |
2 | Bệnh viêm não Nhật Bản | - Bệnh lây nhiễm trầm trọng của hệ thần kinh trung ương. - Muỗi Cules hút máu lợn hoặc chim (là ổ chứa virut) rồi đốt và truyền bệnh sang người. - Gây tỉ lệ tử vong cao |
Câu 15. Đáp án:
1. Tế bào người mang gen IFN;
2. Tách gen IFN nhờ enzim cắt ;
3. Gắn gen IFN vào ADN của phagơ ;
4. Nhiễm phagơ tái tổ hợp vào E.coli ;
5. Nuôi phagơ trong nồi lên men.
Câu 16. Đáp án:
1. Chiết xuất từ tế bào bạch cầu ;
2. Kĩ thuật di truyền.
Câu 17. Đáp án: 1. d; 2. d.
Câu 18. Đáp án: 1. d; 2. d.
Câu 19. Đáp án: 1. a, b, d, e, h; 2. c, g, i.
Câu 20. Đáp án:
STT | Các bệnh truyền nhiễm | Đặc điểm của các bệnh truyền nhiễm |
1 | Bệnh đường hô hấp | 90% các bệnh đường hô hấp là do virut: viêm phổi, viêm phế quản, cảm lạnh, viêm họng, viêm đường hô hấp cấp (SARS), cúm. Virut từ sol khí đi qua niêm mạc vào mạch máu rồi tới các nơi khác nhau của đường hô hấp |
2 | Bệnh đường tiêu hoá | Virut xâm nhập qua miệng, nhân lên trong mô bạch huyết, rồi vào máu và tới các cơ quan hoá, một số vào ruột, ra ngoài theo phân. Các bệnh thường gặp: viêm gan, quai bị, tiêu chảy... |
3 | Bệnh hệ thần kinh | Virut vào cơ thể qua đường hô hấp, tiêu hoá, niệu, rồi vào máu và đến hệ thần kinh trung ương (viêm não, viêm màng não, bại liệt). Một số virut bệnh dại tới thần kinh trung ương theo dây thần kinh ngoại vi. |
4 | Bệnh đường sinh dục | Lây trực tiếp qua quan hệ tình dục như HIV, hecpet, viêm gan B. |
5 | Bệnh da | Virut vào cơ thể qua đường hô hấp, rồi vào máu và đến da, cũng có thể lây trực tiếp qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua đồ dùng. Các bệnh là: đậu mùa, mụm cơm, sởi... |
Câu 21. Đáp án: 1. a ; 2. d.
Câu 22. Đáp án: 1. b; 2. d.
Câu 23. Đáp án: 1. d; 2. d.
Câu 24. Đáp án:
STT | Tên loại miễn dịch | Vai trò và tính chất |
1 | Miễn dịch thể dịch | - Là miễn dịch sản xuất ra kháng thể - Có nhiệm vụ ngưng kết, bao bọc các loại virut, vi sinh vật gây bệnh, lắng kết các loại độc tố do chúng gây ra |
2 | Miễn dịch tế bào | - Tế bào limphô T độc chịu trách nhiệm diệt virut, vi sinh vật gây bệnh... - Tiết ra prôtêin làm tan các tế bào bị nhiễm độc, ngăn cản sự nhân lên của virut - Có vai trò chủ lực trong tiêu diệt virut gây bệnh |
Câu 25. Đáp án:
1. Protein đặc biệt ; 2. Chống virut.