Chương II. CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO
B – Câu hỏi và bài tập
Câu 1. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Thành tế bào vi khuẩn được cấu tạo từ những hợp chất nào?
a) Lớp kép photpholipit và prôtêin.
b) Peptidoglican.
c) Protein liên kết với cacbohiđrat.
d) Kitin.
2. Thành phần cấu tạo nên tế bào chất?
a) Các hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ.
b) Các hợp chất vô cơ, các hợp chất hữu cơ và các bào quan.
c) Các chất vô cơ, chất hữu cơ ở dạng liên kết, hoà tan và các bào quan.
d) Cả hợp chất hữu cơ và các cơ quan tử.
Câu 2. Sắp xếp chức năng của các bộ phận (của các loại tế bào) tương ứng với từng bộ phận.
STT | Tên bộ phận | Trả lời | Chức năng |
1 2 3 4 5 | Vỏ nhày Thành tế bào Màng sinh chất Chất tế bào Nhân tế bào | 1... 2... 3... 4... 5... | a) Điều khiển mọi hoạt động của tế bào b) Nơi thực hiện các phản ứng trao đổi chất của tế bào c) Tăng sức bảo vệ tế bào d) Quy định hình dạng tế bào và bảo vệ tế bào e) Giúp điều hoà các thành phần bên trong tế bào g) Vách ngăn giữa bên trong và bên ngoài tế bào h) Chứa thông tin di truyền |
Câu 3. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Nội dung cơ bản của học thuyết tế bào là gì?
a) Tế bào là nơi diễn ra quá trình trao đổi chất và di truyền.
b) Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên cơ thể sống.
c) Tế bào chỉ được sinh ra từ chính tế bào đang tồn tại.
d) Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản của cơ thể sống.
2. Đặc điểm chung của các tế bào sinh vật là gì ?
a) Kích thước nhỏ, hình dạng khác nhau.
b) Thành phần chính một tế bào gồm: màng, tế bào chất, nhân (vùng nhân).
c) Là đơn vị cơ bản xây dựng nên cơ thể đa bào.
d) Cả a, b và c.
Câu 4. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Vật chất di truyền ở tế bào vi khuẩn?
a) ADN dạng thẳng kết hợp với histôn.
b) ADN trần, dạng vòng.
c) ARN và plasmit.
d) Cả a và b.
2. Chức năng của thành tế bào vi khuẩn?
a) Bảo vệ tế bào.
b) Giữ ổn định hình dạng tế bào vi khuẩn.
c) Thực hiện trao đổi chất giữa tế bào vi khuẩn và môi trường.
d) Cả a và b.
Câu 5. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Nguyên nhân dẫn đến kích thước nhỏ ở tế bào sinh vật ?
1. Đó là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên.
2. Tế bào nhỏ có tỉ lệ S/V lớn giúp trao đổi chất với môi trường thuận lợi.
3. Tế bào nhỏ giúp vận chuyển nhanh chóng các chất trong tế bào.
4. Tế bào nhỏ dễ biến đổi hình dạng.
5. Tế bào nhỏ có khả năng phân chia nhanh chóng.
a) 1, 2, 3, 4.
b) 1, 2, 3, 5.
c) 2, 3, 4, 5.
d) 1, 2, 4, 5.
2. Điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực?
a) Tế bào nhận sơ chưa có màng nhân, nhân chưa phân hoá còn tế bào nhân chuẩn đã có màng nhân, nhân đã phân hoá.
b) Tế bào nhân sơ có ribôxôm loại 70s, còn tế bào nhân thực có ribôxôm loại 70s và loại 80s.
c) Tế bào nhân sơ chưa có các bào quan, còn tế bào nhân thực có các bào quan có màng bao bọc.
d) Cả a, b và c.
Câu 6. Tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống thay cho các số (1), (2) hoàn chỉnh các câu sau:
Tế bào nhân sơ có cấu trúc ...(1)..., có kích thước rất nhỏ, không có màng nhân, có ribôxôm và các hạt dự trữ. Vùng nhân của tế bào nhân sơ thường chỉ có ...(2)... dạng vòng.
Trả lời:
(1) ...
(2) ...
Câu 7. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Nhận định nào sau đây không đúng với ribôxôm?
a) Được bao bọc bởi màng đơn.
b) Thành phần hoá học gồm ARN và protein.
c) Là nơi sinh tổng hợp prôtêin cho tế bào.
d) Đính ở mạng lưới nội chất hạt.
2. Điểm khác nhau cơ bản của ribôxôm tế bào nhân sơ đối với ribôxôm tế bào nhân thực?
a) Tế bào nhân sơ có ribôxôm loại 70s, còn tế bào nhân thực có ribôxôm loại 70s và loại 80s.
b) Tế bào nhân sơ có ribôxôm ở trạng thái tự do, còn tế bào nhân thực đa số ribôxôm ở trạng thái liên kết.
c) Ribôxôm ở tế bào nhân sơ có kích thước lớn hơn ribôxôm ở tế bào nhân thực.
d) Cả a và b.
Câu 8. Ghi chú thích thay cho các số (1), (2), (3)... trên hình: Các thành phần cấu trúc của tế bào động vật (A) và thực vật (B).
Câu 9. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Đặc điểm của ribôxôm trong tế bào chất của tế bào nhân thực?
a) Thành phần và kích thước giống tế bào nhân sơ.
b) Thành phần khác tế bào nhân sơ nhưng kích thước thì tương tự.
c) Thành phần giống tế bào nhân sơ nhưng kích thước lớn hơn.
d) Thành phần giống tế bào nhân sơ nhưng kích thước nhỏ hơn.
2. Lưới nội chất trơn phát triển trong tế bào nào dưới đây?
a) Tế bào gan.
b) Tế bào bạch cầu.
c) Tế bào cơ.
c) Tế bào biểu bì
Câu 10. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Prôtêin được vận chuyển ra khỏi tế bào theo hướng nào ?
a) Màng nhân → lưới nội chất trơn → lưới nội chất hạt → bộ máy Gôngi.
b) Màng nhân → lưới nội chất hạt → lưới nội chất trơn → bộ máy Gôngi → màng sinh chất.
c) Màng nhân → lưới nội chất trơn → bộ máy Gôngi → màng sinh chất.
d) Lưới nội chất trơn → lưới nội chất hạt → lizôxôm → màng sinh chất.
2. Chức năng của bộ máy Gôngi là gì?
1. Hoàn thiện tổng hợp prôtêin và tổng hợp phôtpholipit.
2. Tiêu hoá nội bào.
3. Bài tiết sản phẩm độc hại trong tế bào.
4. Tổng hợp glicôprôtêin, polisaccarit, hoocmôn.
5. Tạo ra các lizôxôm.
a) 1, 2, 3.
b) 2, 3, 4.
c) 3, 4, 5.
d) 1, 4, 5.
Câu 11. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Lục lạp có chức năng gì ?
a) Chuyển hoá năng lượng mặt trời thành hoá năng trong chất hữu cơ.
b) Sản xuất cacbohiđrat từ các nguyên liệu $CO_{2}$ và $O_{2}$.
c) Điều hoà tổng hợp prôtêin riêng của lục lạp.
d) Cả a và c.
2. Số lượng lục lạp trong tế bào lá cây ưa bóng so với cây ưa sáng?
a) Bằng nhau.
b) Nhiều hơn.
c) Ít hơn.
d) Có lúc nhiều hơn, có lúc ít hơn tùy theo thời tiết.
Câu 12. Ghi chú thích thay cho các số (1), (2), (3)... trên hình:
Cấu trúc của nhân và màng nhân
Câu 13. Tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống thay cho các số (1), (2), hoàn chỉnh các câu sau:
Nhân tế bào là một trong những thành phần ...(1)... của tế bào. Nhân tế bào là nơi chứa ...(2)..., là trung tâm điều hành, định hướng và giám sát mọi hoạt động trao đổi chất của tế bào.
Trả lời:
(1)...
(2)...
Câu 14. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Loại tế bào nào có nhiều lizôxôm nhất?
a) Tế bào cơ.
b) Tế bào bạch cầu.
c) Tế bào hồng cầu.
d) Tế bào thần kinh.
2. Đặc điểm của không bào là gì?
a) Có màng đơn bao bọc.
b) Phổ biến ở tế bào thực vật.
c) Có chức năng khác nhau tùy loại tế bào.
d) Cả a, b và c.
Câu 15. Chọn phương án đúng nhất (a, b, c, d, e) để trả lời các câu hỏi (1, 2, 3, 4, 5). Trong đó:
a) Lục lạp.
b) Ti thể.
c) Lizôxôm.
d) Bộ máy Gôngi.
e) Mạng lưới nội chất.
1. Vận chuyển nội bào và tổng hợp prôtêin và lipit là chức năng của bào quan nào?
a | b | c | d | e |
2. Tiêu hoá nội bào là chức năng của bào quan nào?
a | b | c | d | e |
3. Biến đổi năng lượng dự trữ trong chất hữu cơ thành năng lượng ATP cho tế bào là chức năng của bào quan nào?
a | b | c | d | e |
4. Thực hiện quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ cho tế bào là chức năng của bào quan nào?
a | b | c | d | e |
5. Đóng gói, chế biến, phân phối các sản phẩm prôtêin, lipit là chức năng của bào quan nào?
a | b | c | d | e |
Câu 16. Ghi chú thích thay cho các số (1), (2), (3)... trên hình:
Tế bào động vật.
Câu 17. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Những chất có thể có trong không bào của tế bào thực vật?
a) Sắc tố và chất thải độc hại.
b) Muối khoáng.
c) Chất dinh dưỡng dự trữ.
d) Cả a, b và c.
2. Đặc điểm của trung thể trong tế bào là gì?
a) Gồm hai trung tử có cấu tạo hình trụ đứng vuông góc với nhau.
b) Gặp phổ biến ở tế bào động vật.
c) Tham gia vào quá trình phân chia tế bào.
d) Cả a, b và c.
Câu 18. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Ở tế bào thực vật bậc thấp và tế bào động vật, trung tử có vai trò quan trọng trong quá trình nào?
a) Sinh tổng hợp prôtêin.
b) Hình thành thoi vô sắc.
c) Tiêu hoá nội bào.
d) Hô hấp nội bào.
2. Chức năng của lông và roi trong tế bào nhân thực?
a) Bảo vệ tế bào.
b) Giúp tế bào chuyển động.
c) Giúp lưu thông dịch lỏng trên bề mặt tế bào.
d) Cả b và c.
Câu 19. Ghi chú thích thay cho các số (1), (2), (3)... trên hình:
Cấu trúc và chức năng của bộ máy Gôngi.
Câu 20. Tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống thay cho các số (1), (2) hoàn chỉnh các câu sau:
Lưới nội chất trong ...(1)... tạo nên các xoang ngăn cách với phần còn lại của tế bào chất, sản xuất ra ...(2)... đưa tới những nơi cần thiết trong tế bào hay xuất bào.
Trả lời:
(1) ...
(2) ...
Câu 21. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Cấu trúc nào sau đây liên quan tới sự vận động của tế bào?
a) Vi sợi, vi ống, lông và roi, trung thể.
b) Vi sợi, vi ống, lông và roi, khung tế bào.
c) Vi ống, lông và roi, trung thể, khung tế bào.
d) Vi sợi, lông và roi, trung thể, khung tế bào.
2. Cấu tạo màng tế bào cơ bản gồm những thành phần gì?
a) Lớp phân tử kép phôtpholipit được xen kẽ bởi những phân tử prôtêin và một lượng nhỏ polisaccarit.
b) Hai lớp phân tử prôtêin và một lớp phân tử lipit ở giữa.
c) Các phân tử lipit xen kẽ đều đặn với các phân tử prôtêin.
d) Hai lớp phân tử phôtpholipit trên có các lỗ nhỏ được tạo bởi các phân tử prôtêin xuyên màng.
Câu 22. Tìm nội dung phù hợp điền vào ô trống hoàn chỉnh bảng:
Đặc điểm cấu tạo của các bào quan.
STT | Các bào quan | Chức năng |
1 | Bộ máy Gôngi | |
2 | Lizôxôm | |
3 | Không bào | |
4 | Lưới nội chất |
Câu 23. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Chức năng của thành tế bào là gì?
a) Bảo vệ tế bào.
b) Xác định hình dạng và kích thước tế bào.
c) Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường.
d) Cả a và b.
2. Thành phần cấu tạo nên thành tế bào thực vật?
a) Peptidoglican.
b) Hêmixenlulôzơ.
c) Xenlulôzơ.
d) Colesterôn.
Câu 24. Ghi chú thích thay cho các số (1), (2), (3)... trên hình:
Tế bào thực vật.
Câu 25. Tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống thay các số (1), (2) hoàn chỉnh các câu sau:
Màng sinh chất là ...(1)... và là bộ phận chọn lọc các chất từ môi trường đi vào tế bào và ngược lại. Màng sinh chất đảm nhận nhiều ...(2)... của tế bào (vận chuyển các chất, định vị nhiều loại enzim, tiếp nhận và truyền thông tin...).
Trả lời :
(1) ...
(2) ...
Câu 26. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Cấu trúc nào dưới đây đều có trong thành phần của tế bào động vật, tế bào thực vật, tế bào vi khuẩn?
a) Màng sinh chất và ribôxôm.
b) Lưới nội chất và ti thể.
c) Lưới nội chất và không bào.
d) Lưới nội chất và lục lạp.
2. Đặc điểm chỉ có ở thực vật (không có ở động vật)?
1. Màng xenlulôzơ.
2. Lục lạp.
3. Tự dưỡng.
4. Không bào lớn.
5. Trung thể.
a) 1, 2, 3, 5.
b) 1, 3, 4, 5.
c) 1, 2, 3, 4.
d) 1, 2, 4, 5.
Câu 27. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường diễn ra theo phương thức nào?
a) Vận chuyển thụ động.
b) Vận chuyển chủ động.
c) Xuất nhập bào.
d) Cả a, b và c.
2. Mỗi loại prôtêin có thể vận chuyển chủ động như thế nào qua màng tế bào?
a) Vận chuyển một chất riêng.
b) Vận chuyển một lúc hai chất cùng chiều.
c) Vận chuyển một lúc hai chất ngược chiều.
d) Cả a, b và c.
Câu 28: Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Đặc điểm của phương thức khuếch tán qua màng tế bào gì?
a) Xảy ra khi có sự chênh lệch nồng độ dung dịch giữa trong và ngoài màng.
b) Có hai hình thức khuếch tán mang tính chọn lọc (qua kênh prôtêin) và khuếch tán không mang tính chọn lọc (qua lớp kép phôtpholipit).
c) Mang tính thụ động không tiêu hao năng lượng và tốc độ khuếch tán tỉ lệ thuận với diện tích khuếch tán.
d) Cả a, b và c.
2. Khi vào nước cất tế bào hồng cầu sẽ biến đổi thế nào?
a) Tế bào hồng cầu không thay đổi.
b) Tế bào hồng cầu nhỏ đi.
c) Tế bào hồng cầu to ra và bị vỡ.
d) Tế bào hồng cầu lúc đầu to ra, lúc sau nhỏ lại.
Câu 29. Sắp xếp đặc điểm cấu tạo của các bào quan tương ứng với từng bào quan:
STT | Tên bào quan | Trả lời | Đặc điểm cấu tạo |
1 2 3 4 | Khung xương tế bào Trung tử Ti thể Lục lạp | 1... 2... 3... 4... | a) Gồm có prôtein, lipit, axit nucleic, ribôxôm b) Có cấu trúc màng kép c) Ống hình trụ rỗng dài có nhiều bộ ba vi ống d) Có nhiều vi ống, vi sợi và các sợi trung gian e) Hình dạng bầu dục, có màng kép g) Trong màng là chất nền và các hạt nhỏ h) Thường có dạng hình cầu hoặc thể sợi ngắn. |
Câu 30. Tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống thay các số (1), (2) hoàn chỉnh các câu sau:
Sự vận chuyển qua màng tế bào có thể là thụ động ...(1)... hoặc theo ...(2)... kèm theo tiêu dùng năng lượng ATP. Sự vận chuyển thụ động tuân theo cơ chế khuếch tán.
Trả lời :
(1) ...
(2) ...
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN
Câu 1. Đáp án: 1. b; 2. c.
Câu 2. Đáp án: 1. c; 2. d; 3. e, g; 4. b; 5. a, h.
Câu 3. Đáp án: 1. d; 2. d.
Câu 4. Đáp án: 1. b; 2. d.
Câu 5. Đáp án: 1. b; 2. d.
Câu 6. Đáp án:
1. Rất đơn giản ;
2. Một phân tử ADN.
Câu 7. Đáp án: 1. a ; 2. d.
Câu 8. Đáp án:
1. Màng sinh chất ; 2. Nhân ; 3. Vi ống ;
4. Lizôxôm; 5. Trung thể ; 6. Thành xenlulôzơ;
7. Ti thể ; 8. Lưới nội chất ; 9. Bộ máy Gôngi;
10. Chất tế bào ; 11. Lục lạp ; 12. Không bào.
Câu 9. Đáp án: 1. c; 2. a.
Câu 10. Đáp án: 1. b; 2. c.
Câu 11. Đáp án: 1. a; 2. d.
Câu 12. Đáp án:
1. Lỗ nhân; 2. Nhân con;
3. Màng nhân; 4. Chất nhân;
5. Màng trong; 6. Màng ngoài.
Câu 13. Đáp án:
1. Quan trọng bậc nhất ;
2. Thông tin di truyền.
Câu 14. Đáp án : 1. b; 2. d.
Câu 15. Đáp án: 1. e; 2. c; 3. b; 4. a ; 5. d.
Câu 16. Đáp án:
1. Ribôxôm ; 2. Nhân ; 3. Nhân con ;
4. Ti thể ; 5. Bộ máy Gôngi;
6. Khung xương tế bào ; 7. Lưới nội chất ;
8. Lizôxôm ; 9. Màng sinh chất ; 10. Perôxixôm ;
11. Lưới nội chất trơn; 12. Trung thể.
Câu 17. Đáp án: 1. d; 2. d.
Câu 18. Đáp án: 1. b; 2. d.
Câu 19. Đáp án:
1. Lưới nội chất ; 2. Bộ máy Gôngi ;
3. Prôtêin tiết ra ngoài tế bào ; 4. Túi tiết liên kết với màng sinh chất ;
5. Prôtêin tiết ra ngoài ; 6. Màng sinh chất ;
7. Prôtêin sử dụng trong tế bào ; 8. Túi tiết ;
9. Dòng di chuyển của vật chất.
Câu 20. Đáp án:
1. Tế bào nhân thực ; 2. Các sản phẩm nhất định.
Câu 21. Đáp án: 1. b; 2. a.
Câu 22. Đáp án:
STT | Các bào quan | Chức năng |
1 | Bộ máy Gôngi | Gồm hệ thống túi màng dẹp xếp chồng lên nhau |
2 | Lizôxôm | - Dạng túi có kích thước từ 0,25 đến 0,6$\mu m$ - Có một lớp màng bao bọc chứa nhiều enzim thủy phân |
3 | Không bào | - Là các bóng có kích thước lớn - Có giới hạn là màng lipoprotein |
4 | Lưới nội chất | - Là một hệ thống màng phân chia thành các xoang và ống thông với nhau - Lưới nội chất hạt có nhiều ribôxôm, lưới nội chất trơn có nhiều enzim. |
Câu 23. Đáp án: 1. d; 2. c.
Câu 24. Đáp án:
1. Nhân; 2. Nhân con; 3. Ribôxôm tự do;
4. Cầu sinh chất ; 5. Ti thể ; 6. Lục lạp;
7. Thành tế bào ; 8. Màng sinh chất ;
9. Lưới nội chất trơn ; 10. Lưới nội chất hạt.
Câu 25. Đáp án :
1. Ranh giới bên ngoài ;
2. Chức năng quan trọng.
Câu 26. Đáp án: 1. a ; 2. c.
Câu 27. Đáp án: 1. d; 2. d
Câu 28. Đáp án: 1. d; 2. c.
Câu 29. Đáp án: 1. d; 2. c; 3. a, b, h; 4. e, g.
Câu 30. Đáp án:
1. Tiêu dùng năng lượng;
2. Phương thức chủ động.