SINH HỌC VI SINH VẬT

Chương I

CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT

B – Câu hỏi và bài tập

Câu 1. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:

1. Môi trường tổng hợp là gì?

a) Là môi trường mà chất dinh dưỡng phức tạp có nguồn gốc từ cả thực vật và động vật.

b) Là môi trường trong đó các thành phần đều được biết.

c) Là môi trường có đủ các thành phần (cacbohiđrat, lipit, prôtêin, muối...) và vitamin.

d) Cả a, b và c.

2. Môi trường phức tạp là gì ?

a) Là môi trường giàu chất dinh dưỡng có nguồn gốc từ động vật nhiều hơn thực vật.

b) Là môi trường mà chất dinh dưỡng giàu các loại vitamin và muối khoáng, nhưng không nhiều cacbohiđrat.

c) Là môi trường trong đó chứa một số thành phần không xác định (pepton, cao thịt, cao nấm men...).

d) Cả a và b.

Câu 2. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:

1. Cơ sở để phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật ?

a) Nguồn năng lượng mà chúng sử dụng.

b) Nguồn cacbon mà chúng sử dụng.

c) Đời sống tự do hoặc kí sinh.

d) Cả a và b.

2. Các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật ?

a) Quang dưỡng (năng lượng từ ánh sáng).

b) Hoá dưỡng (năng lượng từ hợp chất).

c) Thực bào và hoại sinh hoặc kí sinh.

d) Cả a và b.

Câu 3. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:

1. Vi sinh vật quang dưỡng gồm những nhóm nào?

a) Vi sinh vật quang tự dưỡng

b) Vi sinh vật quang dị dưỡng

c) Vi sinh vật chỉ thực hiện trao đổi chất dưới ánh sáng

d) Cả a và b.

2. Quá trình trao đổi chất ở vi sinh vật bao gồm :

a) Sinh tổng hợp các cao phân tử từ các chất dinh dưỡng đơn giản lấy từ môi trường ngoài.

b) Các phản ứng cần cho việc tạo thành các chất giàu năng lượng (hoặc cao năng) dùng cho các phản ứng sinh tổng hợp.

c) Quá trình phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống.

d) Cả a và b.

Câu 4. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:

1. Quá trình lên men là gì?

a) Là quá trình tổng hợp và phân giải cacbohiđrat trong môi trường hiếu khí.

b) Là sự phân giải cacbohiđrat xúc tác bởi enzim trong điều kiện kị khí (không có sự tham gia của một số chất nhận electron từ bên ngoài).

c) Là sự phân giải các hợp chất hữu cơ (lipit, prôtêin, axit nuclêic...) bằng các phản ứng ôxi hoá.

d) Cả a và b.

2. Những ứng dụng của sự tổng hợp ở vi sinh vật?

a) Sản xuất sinh khối (hoặc prôtêin đơn bào).

b) Sản xuất axit amin.

c) Sản xuất các chất xúc tác sinh học và gôm sinh học.

d) Cả a, b và c.

Câu 5. Tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống thay các số (1), (2) hoàn chỉnh các câu sau:

Các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật khác nhau không chỉ ở ...(1)... mà còn cả ở chất nhận electron. Vi sinh vật hoá dưỡng (thu nhận năng lượng từ thức ăn) chuyển hoá ...(2)... qua hai quá trình cơ bản (hô hấp và lên men).

Trả lời :

(1) ...

(2) ...

Câu 6. Tìm nội dung phù hợp điền vào ô trống hoàn chỉnh bảng:

Đặc điểm của các quá trình hô hấp và lên men.

STT Tên quá trình Đặc điểm
1 Hô hấp
2 Lên men

Câu 7. Sắp xếp các loại prôtêin nghèo axit amin tương ứng với từng loại cây sản sinh ra chúng.

STT Tên cây Trả lời Các loại prôtêin nghèo axit amin

1

2

3

4

Lúa mì

Lúa nước

Ngô

Đậu

1...

2...

3...

4...

a) Prôtêin nghèo lizin và trêônin

b) Prôtêin nghèo lizin và triptôphan

c) Prôtêin nghèo mêtionin

d) Prôtêin nghèo lizin.

Câu 8. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:

1. Vi sinh vật tổng hợp enzim để làm gì?

a) Thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong tế bào.

b) Phân giải xác động thực vật cho lối sống hoại sinh.

c) Thủy phân các chất cao phân tử thành các chất nhỏ trước khi vận chuyển vào tế bào.

d) Cả a và b.

2. Vi sinh vật tiết ra gôm để làm gì ?

a) Bảo vệ tế bào vi sinh vật khỏi bị khô.

b) Ngăn cản sự tiếp xúc với virut.

c) Là nguồn dự trữ cacbon và năng lượng.

d) Cả a, b và c.

Câu 9. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:

1. Những ứng dụng của các quá trình phân giải ở vi sinh vật ?

a) Sản xuất thực phẩm cho con người và thức ăn cho gia súc.

b) Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và phân giải các chất độc làm sạch môi trường.

c) Sản xuất bột giặt sinh học và cải thiện công nghiệp thuộc da.

d) Cả a, b và c.

2. Các tác hại của các quá trình phân giải ở vi sinh vật ?

a) Gây hư hỏng thực phẩm (ôi, thiu, mất phẩm chất...).

b) Làm giảm chất lượng và có thể hư hại các loại lương thực, đồ dùng và hàng hoá.

c) Làm ô nhiễm môi trường (gây ra các mùi hôi thối...).

d) Cả a và b.

Câu 10. Tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống thay các số (1), (2) hoàn chỉnh các câu sau:

Nhiều vi sinh vật tiết vào môi trường ...(1)... gọi là gôm. Gôm có vai trò ...(2)... khỏi bị khô, ngăn cản sự tiếp xúc với virut, đồng thời là nguồn dự trữ cacbon và năng lượng.

Trả lời :

(1)...

(2)...

Câu 11. Tìm nội dung phù hợp điền vào ô trống hoàn chỉnh bảng :

Tác hại của các quá trình phân giải ở vi sinh vật.

STT Các loại tác hại Tác hại của các quá trình phân giải ở vi sinh vật
1 Gây hư hỏng thực phẩm
2 Làm giảm chất lượng thực phẩm, đồ dùng và hàng hoá

Câu 12. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:

1. Sự phân giải các chất của vi sinh vật xảy ra ở đâu?

a) Bên trong tế bào.

b) Bên ngoài tế bào.

c) Trong môi trường kiềm và môi trường trung tính.

d) Cả a và b.

2. Yếu tố nào xúc tiến các quá trình phân giải ở vi sinh vật:

a) Các enzim xúc tác có trong tế bào.

b) Thành phần các chất trong tế bào phối hợp với nhau.

c) Nhiệt độ và độ ẩm của môi trường tác động đến các quá trình phân giải.

d) Cả a, b và c.

Câu 13. Tìm nội dung phù hợp điền vào ô trống hoàn chỉnh bảng:

Ứng dụng của các quá trình phân giải ở vi sinh vật.

STT Các lĩnh vực ứng dụng Ứng dụng của các quá trình phân giải ở vi sinh vật.
1 Sản xuất thực phẩm cho người và thức ăn cho gia súc
2 Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây
3 Phân giải chất độc
4 Sản xuất bột giặt sinh học
5 Công nghiệp thuộc da

Câu 14. Sắp xếp các enzim phân giải tương ứng với từng chất bị chúng phân giải :

STT Tên chất Trả lời Các enzim phân giải

1

2

3

4

Axit nuclêic

Prôtêin

Tinh bột

Lipit

1...

2...

3...

4...

a) Lipaza

b) Prôteaza

c) Nucleaza

d) Amilaza

Câu 15. Tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống thay các số (1), (2) hoàn chỉnh các câu sau:

Nhờ hoạt tính phân giải của ...(1)... mà xác động thực vật trong đất được chuyển thành chất dinh dưỡng cho cây trồng. Do đó, chính vi sinh vật tạo nên ...(2)... của đất.

Trả lời:

(1) ...

(2) ...

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN

Câu 1. Đáp án: 1. b; 2. c.

Câu 2. Đáp án: 1. d; 2. d.

Câu 3. Đáp án: 1. d; 2. d.

Câu 4. Đáp án: 1. b; 2. d.

Câu 5. Đáp án:

1. Nguồn năng lượng ; 2. Chất dinh dưỡng.

Câu 6. Đáp án:

STT Tên quá trình Đặc điểm
1 Hô hấp

- Là chuỗi phản ứng ôxi hoá khử diễn ra ở màng (tế bào chất, ti thể) tạo ATP.

- Chất nhận electron cuối cùng thường là chất vô cơ như $O_{2}$ (hiếu khí), $NO_{3}^{-}$, $SO_{4}^{2-}$, $CO_{2}$ (kị khí).

2 Lên men

- Chất nhận electron thường là chất trung gian hữu cơ xuất hiện trên con đường phân giải chất dinh dưỡng ban đầu.

- Là sự phân giải cacbohiđrat xúc tác bởi enzim trong điều kiện kị khí, không có sự tham gia của chất nhận electron từ bên ngoài.


Câu 7. Đáp án: 1. d; 2, a; 3. b; 4. c.

Câu 8. Đáp án: 1. c; 2. d.

Câu 9. Đáp án: 1. d; 2. d.

Câu 10. Đáp án :

1. Một số loại polisaccarit;

2. Bảo vệ tế bào vi sinh vật.

Câu 11. Đáp án:

STT Các loại tác hại Tác hại của các quá trình phân giải ở vi sinh vật
1 Gây hư hỏng thực phẩm Các loại đồ ăn, thức uống giàu tinh bột và prôtêin dễ bị ôi, thiu do nhiễm vi khuẩn và nấm mốc.
2 Làm giảm chất lượng thực phẩm, đồ dùng và hàng hoá

- Các đồ dùng hàng hoá bằng nguyên liệu thực vật (quần áo, chăn, màn, chiếu, sách vở...) rất dễ bị mốc và làm giảm phẩm chất.

- Các loại lương thực hoa màu (gạo, đậu, ngô, khoai...) bị hư hỏng sau thu hoạch do vi sinh vật gây ra là rất lớn.

Câu 12. Đáp án: 1. d; 2. a.

Câu 13. Đáp án:

STT Các lĩnh vực ứng dụng Ứng dụng của các quá trình phân giải ở vi sinh vật.
1 Sản xuất thực phẩm cho người và thức ăn cho gia súc

- Tận dụng các bã thải thực vật (rơm, rạ, lõi ngô, bã mía...) để trồng nấm ăn.

- Nuôi cấy một số men trong nước chế biến sắn, khoai tây, dong riềng nhằm thu nhận sinh khối làm thức ăn cho gia súc.

- Dùng nấm mốc hoặc vi khuẩn nhiễm tự nhiên hoặc cấy chủ động vào nguyên liệu để chúng phân giải tinh bột thành glucôzơ, prôtêin thành axit amin trong làm tương.

2 Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây

- Vi sinh vật phận giải xác động thực vật trong đất cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.

- Dùng vi sinh vật phân giải rác thải thành phân bón cho cây.

3 Phân giải chất độc Nhiều vi khuẩn và nấm đất phân giải một phần hoặc toàn bộ nhiều hoá chất độc (thuốc trừ sâu, diệt nấm...).
4 Sản xuất bột giặt sinh học Đưa thêm vào bột giặt một số enzim vi sinh vật (amilaza, proteaza, lipaza) để tẩy sạch các vết bẩn (bột, mỡ, dầu...) trên quần áo...
5 Công nghiệp thuộc da Dùng các enzim prôtêaza, lipaza để tẩy sạch lông ở bộ da động vật.

Câu 14. Đáp án: 1. c ; 2. b; 3. d; 4. a.

Câu 15. Đáp án:

1. Vi sinh vật ; 2. Độ phì nhiêu.