Chương II. SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT

B – Câu hỏi và bài tập

Câu 1. Đánh dấu vào câu trả lời đúng trong các câu sau:

1. Sinh trưởng của vi sinh vật là gì?

a) Là sự tăng các thành phần của tế bào, có thể dẫn đến sự tăng kích thước và số lượng của vi sinh vật (hoặc cả hai).

b) Là sự lớn lên của cơ thể dẫn đến sự tăng khối lượng quần thể.

c) Là sự tăng trưởng của quần thể theo cấp số nhân.

d) Cả a và b.

2. Sự sinh trưởng của quần thể sinh vật gồm những pha nào?

a) Pha tiềm phát và pha lũy thừa.

b) Pha cân bằng.

c) Pha tử vong.

d) Cả a, b và c.

Câu 2. Ghi chú thích thay cho các số (1), (2), (3)... trên hình:

Đường cong sinh trưởng của vi khuẩn thể hiện ở 4 pha sinh trưởng.

Câu 3. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:

1. Những diễn biến chính trong pha luỹ thừa?

a) Vi khuẩn bắt đầu phân chia.

b) Số lượng tế bào tăng theo lũy thừa, thời gian thế hệ đạt tới hằng số.

c) Quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ nhất.

d) Cả a, b và c.

2. Những diễn biến chính trong pha cân bằng?

a) Tốc độ sinh trưởng và trao đổi chất của vi khuẩn giảm dần

b) Số lượng tế bào chết cân bằng với số lượng tế bào sống.

c) Kích thước tế bào vi khuẩn nhỏ hơn ở pha log.

d) Cả a, b và c.

Câu 4. Tìm nội dung phù hợp điền vào ô trống hoàn chỉnh bảng:

Những diễn biến ở các pha sinh trưởng của quần thể vi sinh vật.

STT Tên pha Những diễn biến
1 Pha tiềm phát
2 Pha lũy thừa
3 Pha cân bằng
4 Pha tử vong

Câu 5. Xác định đặc điểm của các phương pháp nuôi cấy vi sinh vật tương ứng.

STT Tên phương pháp Trả lời Đặc điểm của các phương pháp

1

2

Nuôi cấy theo đợt (hệ thống đóng)

Nuôi cấy liên tục (hệ thống mở)

1...

2...

a) Điều kiện môi trường được duy trì ổn định

b) Không có sự bổ sung chất dinh dưỡng mới

c) Bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng

d) Không có sự rút bỏ chất thải và sinh khối của tế bào dư thừa

e) Không ngừng loại bỏ chất thải

g) Quần thể vi khuẩn có thể sinh trưởng ở pha log trong một thời gian dài

h) Pha log chỉ kéo dài qua vài thế hệ

Câu 6. Tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống thay các số (1), (2) hoàn chỉnh các câu sau:

Sinh trưởng của vi sinh vật là sự ...(1)... Khi được nuôi cấy không liên tục, ...(2)... của quần thể vi sinh vật, điển hình là vi khuẩn, thể hiện qua 4 pha (tiềm phát, lũy thừa, cân bằng và suy vong).

Trả lời:

(1) ...

(2) ...

Câu 7. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:

1. Phương pháp nuôi cấy vi khuẩn theo đợt có đặc điểm gì?

a) Không có sự bổ sung chất dinh dưỡng mới.

b) Không có sự rút bỏ các chất thải và sinh khối của tế bào dư thừa.

c) Pha log thường chỉ kéo dài qua vài thế hệ.

d) Cả a, b và c.

2. Phương pháp nuôi cấy vi khuẩn liên tục có đặc điểm gì?

a) Điều kiện môi trường được duy trì ổn định (bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng, loại bỏ không ngừng chất thải).

b) Quần thể vi sinh vật có thể sinh trưởng ở pha lũy thừa trong một thời gian dài.

c) Quần thể vi sinh vật chỉ phát triển qua một vài thế hệ rồi suy thoái và chết.

d) Cả a và b.

Câu 8. Tìm nội dung phù hợp điền vào ô trống hoàn chỉnh bảng:

Đặc điểm các hình thức sinh sản ở vi sinh vật.

STT Hình thức sinh sản Đặc điểm
1 Phân đôi
2 Nảy chồi
3 Tạo thành bào tử

Câu 9. Ghi chú thích thay cho các số (1), (2), (3)... trên hình:

Sơ đồ bào tử kín và bào tử trần ở hai loại nấm.

Câu 10. Xác định vai trò của các nhóm nguyên tố tương ứng (trong tế bào vi sinh vật):

STT Nhóm nguyên tố Trả lời Vai trò của các nguyên tố

1

2

3

C, H, O, N, S, P

$K^{+}$, $Mg^{2+}$, $Ca^{2+}$, $Fe^{2+}$, $Fe^{3+}$

$Mn^{2+}$, $Zn^{2+}$, $CO^{2+}$

1...

2...

3...

a) Cần cho hoạt tính một số enzim.

b) Là thành phần của các xitôcrôm.

c) Tham gia vào thành phần của cacbohiđrat, lipit, prôtêin và axit nuclêic.

d) Có vai trò quan trọng trong quá trình hoá thẩm thấu.

e) Góp phần vào tính kháng nhiệt của bào tử vào tính bền của màng ngoài ở vi khuẩn Gram âm.

Câu 11. Tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống thay các số (1), (2) hoàn chỉnh các câu sau:

Đa số nấm men sinh sản ...(1)..., một số có thể có giai đoạn sinh sản bằng bào tử hữu tính, một số ít sinh sản bằng cách phân đôi. Nấm sợi sinh sản bằng ...(2)... và hữu tính.

Trả lời:

(1) ...

(2) ...

Câu 12. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:

1. Dựa vào nhu cầu ôxi, vi sinh vật được chia thành những dạng nào?

a) Hiếu khí bắt buộc.

b) Kị khí bắt buộc.

c) Kị khí tùy tiện và vi hiếu khí.

d) Cả a, b và c.

2. Thế nào là hiếu khí bắt buộc?

a) Chỉ có thể sinh trưởng khi có ôxi.

b) Trong thành phần tế bào phải có ôxi.

c) Khi tiến hành trao đổi chất phải cần ôxi.

d) Cả b và c.

Câu 13. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:

1. Các yếu tố sinh trưởng của vi sinh vật?

a) Các chất hữu cơ quan trọng mà vi sinh vật không thể tổng hợp được (phải thu nhận trực tiếp từ môi trường).

b) Các chất cacbohiđrat và các muối vô cơ.

c) Nước, khí cacbonic và các hợp chất chứa nitơ.

d) Cả a, b và c.

2. Một số chất quan trọng mà vi sinh vật không tổng hợp được?

a) Các vitamin.

b) Axit amin.

c) Các bazơ purin và pirimiđin.

d) Cả a, b và c.

Câu 14. Tìm nội dung phù hợp điền vào ô trống để hoàn chỉnh bảng:

Nhu cầu ôxi trong quá trình sinh trưởng của vi sinh vật.

STT Các dạng vi sinh vật Nhu cầu ôxi trong quá trình sinh trưởng
1 Hiếu khí bắt buộc
2 Kị khí bắt buộc
3 Kị khí tùy tiện
4 Vi hiếu khí

Câu 15. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:

1. Các yếu tố vật lí ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật?

a) Nhiệt độ.

b) Độ pH.

c) Áp suất thẩm thấu.

d) Cả a, b và c.

2. Các nhóm vi sinh vật chủ yếu được phân chia theo phạm vi nhiệt độ?

a) Nhóm ưa lạnh.

b) Nhóm ưa ấm.

c) Nhóm ưa nhiệt.

d) Cả a, b và c.

Câu 16. Tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống thay các số (1), (2) hoàn chỉnh các câu sau:

Sinh trưởng của vi sinh vật ...(1)... bởi nhiều hoá chất tự nhiên và nhân tạo. Con người đã sử dụng các hoá chất này để ...(2).. các vi sinh vật gây bệnh.

Trả lời:

(1) ...

(2) ...

Câu 17. Tìm các nội dung phù hợp điền vào các ô trống, hoàn thành sơ đồ:

Phạm vi nhiệt độ sinh trưởng của các nhóm vi sinh vật.

Câu 18. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:

1. Đặc điểm của vi sinh vật ưa ẩm?

a) Có nhiệt độ sinh trưởng thích hợp là 20 – 40°C.

b) Đa số là những vi sinh vật đất, vi sinh vật nước, vi sinh vật sống trên cơ thể người và gia súc.

c) Nếu ở nhiệt độ < 20°C và > 40°C các thì màng tế bào bị vỡ.

d) Cả a và b.

2. Đặc điểm của một số vi sinh vật ưa nhiệt?

a) Sinh trưởng thích hợp ở nhiệt độ 55 – 65°C.

b) Đa số là vi khuẩn, một số là nấm và tảo.

c) Chúng sống ở các đống phân ủ, đồng cỏ khô và các suối nước nóng.

d) Cả a, b và c.

Câu 19. Tìm nội dung phù hợp điền vào ô trống hoàn chỉnh bảng:

Đặc điểm của các nhóm vi sinh vật ưa nhiệt độ.

STT Tên nhóm vi sinh vật Đặc điểm
1 Ưa lạnh
2 Ưa ấm
3 Ưa nhiệt

Câu 20. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:

1. Độ pH là gì?

a) Đại lượng đo độ axit hay độ kiềm tương đối gọi là pH.

b) Đại lượng đo tỉ lệ % các chất có trong môi trường (đất, nước...).

c) Đại lượng xác định độ nước sạch trong các môi trường.

d) Cả a, b và c.

2. Khi nào có độ pH trung tính?

a) Khi pH > 7.

b) Khi pH = 7.

c) Khi pH < 7.

d) Cả b và c.

Câu 21. Sắp xếp đặc điểm của các nhóm vi sinh vật dựa theo độ pH tương ứng với từng nhóm:

STT Các nhóm vi sinh vật Trả lời Đặc điểm

1

2

3

Ưa pH trung tính

Ưa pH axit

Ưa pH kiềm

1...

2...

3...

a) Ưa pH axit, khoảng 4 – 6

b) Bị các ion $H^{+}$ và $OH^{-}$ kìm hãm hoạt động của các enzim trong tế bào.

c) Ưa pH trung tính.

d) Sống trong các hồ và đất kiềm.

e) Sinh trưởng tốt ở pH lớn hơn 9.

g) Các ion $H^{+}$ làm bền màng nguyên sinh chất.

Câu 22. Tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống thay các số (1), (2) hoàn chỉnh các câu sau:

Nồng độ đường cao cũng gây ...(1)... vi sinh vật. Nhưng một số nấm men và nấm mốc vẫn có thể ...(2)... trên các loại mứt quả. Chúng được gọi là các vi sinh vật ưa thẩm thấu.

Trả lời:

(1) ...

(2) ...

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN

Câu 1. Đáp án: 1. a; 2. d.

Câu 2. Đáp án:

1. Pha tiềm phát; 2. Pha lũy thừa;

3. Pha cân bằng; 4. Pha tử vong.

Câu 3. Đáp án: 1.d; 2. d.

Câu 4. Đáp án:

STT Tên pha Những diễn biến
1 Pha tiềm phát Tổng hợp mạnh mẽ ADN và các enzim chuẩn bị cho phân bào.
2 Pha lũy thừa

- Quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ nhất.

- Vi khuẩn bắt đầu phân chia, số lượng tế bào tăng theo lũy thừa.

3 Pha cân bằng

- Tốc độ sinh trưởng cũng như trao đổi chất của vi khuẩn giảm dần.

- Số lượng tế bào chết cân bằng với số lượng tế bào sống.

- Kích thước tế bào vi khuẩn nhỏ hơn ở pha lũy thừa.

4 Pha tử vong

- Số lượng tế bào chết vượt số lượng tế bào mới được tạo thành.

- Một số vi khuẩn chứa enzim tự phân giải, một số khác có hình dạng thay đổi do thành tế bào bị hư hại.

Câu 5. Đáp án: 1. d, b, h; 2. a, c, e, g.

Câu 6. Đáp án:

1. Tăng số lượng tế bào;

2. Đường cong sinh trưởng.

Câu 7. Đáp án: 1. d; 2. d.

Câu 8. Đáp án:

STT Hình thức sinh sản Đặc điểm
1 Phân đôi

- Tăng kích thước tế bào tạo nên màng và thành, tổng hợp mới enzim, ribôxôm, nhân đôi NST.

- Khi tế bào lớn gấp đôi, một vách ngăn hình thành tách 2 NST giống nhau và chất tế bào thành 2 phần riêng biệt.

2 Nảy chồi

- Sinh sản nảy chồi ở tế bào mẹ.

- Chồi lớn dần rồi tách ra thành vi khuẩn mới.

3 Tạo thành bào tử

- Phân cắt phần đỉnh của sợi khí sinh thành chuỗi bào tử.

- Mỗi bào tử nảy mầm thành một cơ thể mới.

Câu 9. Đáp án:

1. Bào tử kín ; 2. Túi bào tử kín ;

3. Cuống bào tử kín ; 4. Bào tử trần ;

5. Cuống bào tử trần.

Câu 10. Đáp án: 1. c ; 2. a, b, e ; 3. a. d.

Câu 11. Đáp án:

1. Bằng cách nảy chồi ; 2. Cả bào tử vô tính.

Câu 12. Đáp án: 1.d; 2. d.

Câu 13. Đáp án: 1. a ; 2, d.

Câu 14. Đáp án:

STT Các dạng vi sinh vật Nhu cầu ôxi trong quá trình sinh trưởng
1 Hiếu khí bắt buộc Chỉ có thể sinh trưởng khi có ôxi (nhiều vi khuẩn, hầu hết tảo, nấm, động vật nguyên sinh)
2 Kị khí bắt buộc Chỉ có thể sinh trưởng khi không có ôxi (vi khuẩn uốn ván, vi khuẩn sinh mêtan)
3 Kị khí tùy tiện Có thể sử dụng để hô hấp hiếu khí, nhưng khi không có mặt ôxi có thể lên men hoặc hô hấp kị khí
4 Vi hiếu khí Có khả năng sinh trưởng khi nồng độ ôxi thấp hơn nồng độ ôxi trong khí quyển (bị chết ở nồng độ ôxi của khí quyển).

Câu 15. Đáp án: 1. d; 2. d.

Câu 16. Đáp án:

1. Có thể bị ức chế ; 2. Bảo quản và phòng trừ.

Câu 17. Đáp án:

Phạm vi nhiệt độ sinh trưởng của các nhóm vi sinh vật.

Câu 18. Đáp án: 1. d; 2. d.

Câu 19. Đáp án:

STT Tên nhóm vi sinh vật Đặc điểm
1 Ưa lạnh

- Thường sống ở vùng Nam, Bắc Cực, các đại dương, sinh trưởng thích hợp ở nhiệt độ $t^{o}$ $\leq$ 15°C

- Các enzim prôtêin và ribôxôm ở chúng hoạt động bình thường ở nhiệt độ thấp

- Khi nhiệt độ > 20°C màng tế bào bị vỡ.

2 Ưa ấm

- Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp là 20 - 40°C

- Chúng sống ở đất, nước, trên cơ thể người và động vật

3 Ưa nhiệt

- Sinh trưởng thích hợp ở nhiệt độ 55 – 65°C

- Sống ở các đống phân ủ, đồng cỏ khô và các suối nước nóng.

- Các enzim và ribôxôm của chúng thích ứng với hoạt động ở nhiệt độ cao.


Câu 20. Đáp án: 1, a ; 2. b.

Câu 21. Đáp án: 1. b, c ; 2. a, g; 3. d, e.

Câu 22. Đáp án:

1. Mất nước cho tế bào ;

2. Sinh trưởng bình thường.