Chương III. CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO

B – Câu hỏi và bài tập

Câu 1. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:

1. Năng lượng là gì?

a) Là sản phẩm của sự cháy và chiếu sáng của Mặt Trời.

b) Là kết quả của quá trình phân giải các chất hữu cơ trong tế bào.

c) Là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công.

d) Cả a và b.

2. Năng lượng được tồn tại dưới dạng nào?

a) Động năng và thế năng.

b) Nhiệt năng.

c) Quang năng.

d) Cả b và c.

Câu 2. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:

1. Thế năng là gì?

a) Là trạng thái năng lượng sẵn sàng sinh công.

b) Là nguồn năng lượng dự trữ cho các hoạt động.

c) Là trạng thái tiềm ẩn của năng lượng có liên quan đến vị trí và građien trong không gian.

d) Cả a và b.

2. Chuyển hoá năng lượng là gì?

a) Là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác cho các hoạt động sống.

b) Là sự biến đổi từ thế năng sang động năng, rồi nhiệt năng.

c) Là sự biến đổi năng lượng trong quá trình tuần hoàn vật chất của tự nhiên.

d) Cả a, b và c

Câu 3. Ghi chú thích thay các chữ A, B và các số (1), (2), (3) trên hình:

Cấu trúc phân tử ATP.

Câu 4. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:

1. Tại sao nói ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào?

a) ATP là vật chất cao năng (chứa nhiều năng lượng).

b) ATP có cấu tạo hình tròn 2 mặt dẹt như đồng tiền.

c) ATP là một loại năng lượng được sinh ra để sử dụng cho mọi phản ứng của tế bào.

d) Cả a và b.

2. Trao đổi chất gồm những quá trình cơ bản nào?

a) Giải phóng năng lượng để tích lũy chất hữu cơ.

b) Phân giải chất hữu cơ để sản sinh năng lượng.

c) Đồng hoá và dị hoá.

d) Cả a và b.

Câu 5. Tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống thay các số (1), (2) hoàn chỉnh các câu sau :

Hô hấp là quá trình ...(1)... của các nguyên liệu hữu cơ thành năng lượng ATP. Hô hấp tế bào bao gồm nhiều phản ứng, nhờ đó năng lượng của ...(2)... được giải phóng dần từng phần.

Trả lời :

(1) ...

(2) ...

Câu 6. Tìm nội dung phù hợp điền vào ô trống hoàn chỉnh bảng:

Quá trình trao đổi chất.

STT Tên quá trình Những diễn biến cơ bản
1 Đồng hoá
2 Dị hoá

Câu 7. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:

1. Đặc tính của enzim là gì?

a) Có sự phối hợp hoạt động giữa các enzim với nhau.

b) Có tính chuyên hoá cao.

c) Có hoạt tính mạnh.

d) Cả a, b và c.

2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của enzim?

a) Nồng độ cơ chất.

b) Độ pH.

c) Nhiệt độ.

d) Cả a, b và c.

Câu 8. Ghi chú thích thay cho các số (1), (2), (3)... trên hình:

Đồ thị năng lượng hoạt hoá

Câu 9. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:

1. Nồng độ cơ chất ảnh hưởng đến hoạt động của enzim như thế nào?

a) Enzim không hoạt động trong điều kiện cơ chất ít.

b) Nếu cơ chất nhiều enzim sẽ hoạt động mạnh.

c) Những cơ chất quá nhiều sẽ kìm hãm hoạt động của enzim.

d) Cả b và c.

2. Nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt động của enzim như thế nào?

a) Mỗi enzim có một nhiệt độ tối ưu (khi đó enzim có hoạt tính cao nhất).

b) Nếu chưa đạt tới nhiệt độ tối ưu, sự gia tăng nhiệt độ sẽ làm tăng tốc độ phản ứng của enzim.

c) Nếu vượt quá nhiệt độ tối ưu thì sự gia tăng nhiệt độ sẽ làm giảm tốc độ phản ứng của enzim.

d) Cả a, b và c.

Câu 10. Tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống thay các số (1), (2) hoàn chỉnh các câu sau:

Enzim là ...(1)... có thành phần cơ bản là prôtêin. Vai trò của enzim là làm giảm ...(2)... của các chất tham gia phản ứng, do đó làm tăng tốc độ của phản ứng.

Trả lời :

(1) ...

(2) ...

Câu 11. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:

1. Hô hấp là gì?

a) Là quá trình sinh vật nhận $O_{2}$ và thải $CO_{2}$.

b) Là quá trình chuyển đổi năng lượng diễn ra trong tế bào sống.

c) Là sự hít vào và thở ra của sinh vật để thay đổi nồng độ các chất khí.

d) Cả a và d.

2. Những diễn biến trong quá trình hô hấp?

a) Sự phân giải và tổng hợp lại các chất hữu cơ trong tế bào.

b) Năng lượng trong các chất hữu cơ được giải phóng chuyển sang dạng ATP (dễ sử dụng).

c) Các chất hữu cơ bị phân giải thành $CO_{2}$ và $H_{2}O$.

d) Cả b và c.

Câu 12. Khoanh vào câu trả lời đúng nhất trong các câu sau.

1. Quá trình hô hấp tế bào từ một phân tử glucôzơ trải qua những giai đoạn nào?

a) Giai đoạn đường phân.

b) Chu trình Crep.

c) Chuỗi chuyền electron hô hấp.

d. Cả a, b và c.

2. Quá trình đường phân là gì?

a) Là sự biến đổi cacbohiđrat trong tế bào.

b) Là sự biến đổi glucôzơ trong tế bào chất.

c) Là sự phân giải saccarôzơ thành hexôzơ.

d) Cả a và c.

Câu 13. Ghi chú thích thay cho các số (1), (2), (3)... trên hình:

Sơ đồ tóm tắt quá trình hô hấp.

Câu 14. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:

1. Sản phẩm của một phân tử axetyl – CoA bị ôxi hoá hoàn toàn trong chu trình Crep là gì?

a) Hai phân tử $CO_{2}$.

b) Một phân tử ATP.

c) Một phân tử $FADH_{2}$ và ba phân tử NADH.

d) Cả a, b và c.

2. Quá trình ôxi hoá axetyl – CoA diễn ra ở đâu?

a) Trong ribôxôm.

b) Trong lưới nội chất.

c) Trong chất nền của ti thể hoặc trong lục lạp.

d) Cả b và c.

Câu 15. Tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống thay các số (1), (2) hoàn chỉnh các câu sau:

Hô hấp tế bào có ...(1)...: đường phân, chu trình Crep, chuỗi chuyền electron hô hấp. Mỗi giai đoạn đều ...(2)... nhưng ở giai đoạn chuỗi chuyền electron hô hấp là giải phóng nhiều ATP nhất.

Trả lời:

(1) ...

(2) ...

Câu 16. Ghi chú thích thay cho các số (1), (2), (3),... trên hình:

Sơ đồ quá trình phân giải các phân tử.

Câu 17. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:

1. Nhóm nào thuộc vi khuẩn hoá tổng hợp?

a) Nhóm vi khuẩn chuyển hoá các hợp chất chứa nitơ.

b) Vi khuẩn chuyển hoá các hợp chất chứa lưu huỳnh.

c) Vi khuẩn chuyển hoá các hợp chất chứa sắt, vi khuẩn lấy năng lượng từ hiđrô.

d) Cả a, b và c.

2. Sinh vật có khả năng quang hợp là sinh vật nào?

a) Tất cả thực vật.

b) Các loại vi khuẩn chứa diệp lục.

c) Một số nấm chứa sắc tố quang hợp.

d) Cả a và b.

Câu 18. Sắp xếp những hoạt động của vi khuẩn tương ứng với từng loại vi khuẩn:

STT Tên vi khuẩn Trả lời Sự hoạt động

1

2

3

4

5

Nitrosmonas

Nitrobacter

Vi khuẩn lưu huỳnh

Vi khuẩn sắt

Vi khuẩn hiđrô

1...

2...

3...

4...

5...

a) Ôxi hoá hiđrô phân tử ($H_{2}$).

b) Sử dụng một phần năng lượng được giải phóng để tổng hợp chất hữu cơ.

c) Lấy năng lượng từ các phản ứng ôxi hoá sắt hoá trị II thành sắt hoá trị III.

d) Ôxi hoá $NH_{3}$ thành axit nitơrit ($HNO_{2}$).

e) Ôxi hoá $HNO_{2}$ thành $HNO_{3}$.

g) Ôxi hoá $H_{2}S$ thành $H_{2}SO_{4}$.

Câu 19. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:

1. Thế nào là quang hợp?

a) Là quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ ($CO_{2}$, $H_{2}O$ và muối khoáng) của sinh vật.

b) Là phương thức dinh dưỡng của các sinh vật có khả năng sử dụng quang năng để tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ.

c) Là quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật dưới tác dụng của ánh sáng.

d) Cả a và b.

2. Tại sao nói sinh vật quang hợp là sinh vật sản xuất?

a) Sinh vật quang hợp cung cấp nguồn chất hữu cơ cho các sinh vật tiêu thụ trong sinh giới.

b) Sinh vật quang hợp lấy các chất từ môi trường xây dựng nên chất hữu cơ cho cơ thể sử dụng.

c) Sinh vật quang hợp biến quang năng thành hoá năng tích lũy trong chất hữu cơ cho sinh giới.

d) Cả a và b.

Câu 20. Tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống thay các số (1), (2) hoàn chỉnh các câu sau:

Quang hợp là quá trình tổng hợp ...(1)... từ các chất vô cơ ($CO_{2}$ và $H_{2}O$) nhờ năng lượng ánh sáng do các ...(2)... hấp thu được, chuyển hoá và tích lũy ở dạng năng lượng hoá học tiềm tàng trong các hợp chất hữu cơ của tế bào.

Trả lời:

(1) ...

(2) ...

Câu 21. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:

1. Các sắc tố quang hợp có vai trò gì?

a) Hấp thụ quang năng, thực hiện quang hợp.

b) Hấp thụ ánh sáng đảm bảo nhiệt độ cây cân bằng với nhiệt độ môi trường trong mọi trường hợp.

c) Thúc đẩy mọi hoạt động sống của cây nhất là khi gặp điều kiện bất lợi.

d) Cả a, b và c.

2. Có những loại sắc tố quang hợp nào?

a) Clorophyl (chất diệp lục).

b) Carotenoit (sắc tố vàng, da cam, tím đỏ).

c) Phicobilin

d) Cả a, b và c.

Câu 22. Ghi chú thích thay cho các số (1), (2), (3)... trên hình:

Sơ đồ tóm tắt các giai đoạn của quang hợp.

Câu 23. Khoanh vào câu trả lời đúng trong các câu sau:

1. Trong pha sáng của quang hợp có những biến đổi cơ bản nào?

a) Biến đổi quang lí (diệp lục hấp thụ năng lượng của ánh sáng trở thành dạng kích động êlectron).

b) Biến đổi quang hoá (diệp lục ở trạng thái kích động truyền năng lượng cho các chất nhận để thực hiện ba quá trình quan trọng).

c) Biến đổi thành phần của $H_{2}O$, NADPH và ADP.

d) Cả a và b.

2. Các quá trình xảy ra trong biến đổi quang hoá (của quang hợp)?

a) Quang phân li nước.

b) Hình thành chất có tính khử mạnh (NADPH ở thực vật hoặc NADH ở vi khuẩn quang hợp.

c) Tổng hợp ATP.

d) Cả a, b và c.

Câu 24. Sắp xếp đặc điểm của các quá trình quang tổng hợp và hoá tổng hợp tương ứng với từng quá trình.

STT Tên quá trình Trả lời Đặc điểm

1

2

Quang tổng hợp

Hoá tổng hợp

1...

2...

a) Là con đường đồng hoá cacbon.

b) Đặc trưng cho sinh vật bậc cao, tảo và một số loại vi khuẩn.

c) Đặc trưng cho một số loại vi khuẩn.

d) sử dụng năng lượng ánh sáng biến $CO_{2}$ thành cacbohiđrat.

e) Gồm 2 pha (pha sáng và pha tối).

g) Ôxi được giải phóng từ quá trình quang phân li nước.

h) Một số vi khuẩn có thể ôxi hoá các hợp chất vô cơ.

i) Một số vi khuẩn có thể ôxi hoá hiđrô để lấy năng lượng.

Câu 25. Tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống thay các số (1), (2) hoàn chỉnh các câu sau:

Quang hợp là quá trình ...(1)... ánh sáng biến đổi $CO_{2}$ thành cacbohiđrat. Quá trình quang hợp thường được ...(2)... là pha sáng và pha tối.

Trả lời:

(1) ...

(2) ...

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN

Câu 1. Đáp án: 1. c; 2. a.

Câu 2. Đáp án: 1. c; 2. a.

Câu 3. Đáp án:

a) Cấu trúc hoá học của ATP;

b) Mô hình cấu trúc không gian của ATP.

1. Nhóm phôtphat cao năng; 2. Bazơ nitơ; 3. Đường ribôzơ.

Câu 4. Đáp án:

1. Chuyển hoá năng lượng; 2. Nguyên liệu hô hấp.

Câu 6. Đáp án:

STT Tên quá trình Những diễn biến cơ bản
1 Đồng hoá

- Tổng hợp các chất phức tạp từ các chất đơn giản.

- Tích lũy năng lượng trong các chất hữu cơ.

2 Dị hoá

- Phân giải các chất phức tạp thành các chất đơn giản.

- Phá vỡ liên kết hoá học trong chất hữu cơ cho thế năng chuyển thành động năng.


Câu 7. Đáp án: 1. d; 2. d.

Câu 8. Đáp án:

1. Chất phản ứng; 2. Sản phẩm;

3, 6. Năng lượng hoạt hoá; 4. Không có xúc tác;

5. Có xúc tác.

Câu 9. Đáp án: 1. d; 2. d.

Câu 10. Đáp án:

1. Chất xúc tác;

2. Năng lượng hoạt hoá.

Câu 11. Đáp án: 1. b; 2. d.

Câu 12. Đáp án: 1. d; 2. b.

Câu 13. Đáp án:

1. Đường phân; 2. Chu trình Crep.

3. Chuỗi chuyền electron hô hấp; 4. Tế bào chất ;

5. Ti thể.

Câu 14. Đáp án: 1. d; 2. a.

Câu 15. Đáp án:

1. Ba giai đoạn chính ; 2. Giải phóng ATP.

Câu 16. Đáp án:

1. Prôtêin ; 2. Cacbohiđrat ;

3. Lipit ; 4. Axit piruvic ;

5. Chu trình Crep ; 6. Vận chuyển electron.

Câu 17. Đáp án: 1. d; 2. d.

Câu 18. Đáp án: 1. b, d; 2. b, e; 3. b, g; 4. b, c ; 5. a, b.

Câu 19. Đáp án: 1. b; 2. a.

Câu 20. Đáp án:

1. Các chất hữu cơ ; 2. Sắc tố quang hợp.

Câu 21. Đáp án: 1. a; 2. d.

Câu 22. Đáp án:

1. Ánh sáng ; 2. Lục lạp; 3. Pha sáng;

4. Chu trình Canvin ; 5. Đường $C_{6}H_{12}O_{6}$.

Câu 23. Đáp án: 1. d; 2. d.

Câu 24. Đáp án: 1. a, b, d, e, g; 2. a, c, h, i.

Câu 25. Đáp án:

1. Sử dụng năng lượng ; 2. Chia thành 2 pha.