PHẦN BA: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ÔN LUYỆN KIẾN THỨC
LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Chương một
1. Hãy trình bày bối cảnh, nội dung và ý nghĩa của những thỏa thuận tại Hội nghị Ianta (2 - 1945).
Trả lời:
Học sinh dựa vào mục Hội nghị Ianta (2 - 1945) trong sách này để trả lời.
2. Hãy trình bày mục đích và vai trò của Liên hợp quốc.
Trả lời:
Học sinh dựa vào mục Sự thành lập và hoạt động của Liên hợp quốc trong sách này để trả lời.
3. Hãy nêu những nhân tố dẫn tới sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập nhau sau Chiến tranh Thế giới thứ hai: hệ thống tư bản chủ nghĩa và hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Trả lời:
Học sinh phải làm rõ hai nhân tố cơ bản sau:
- Về địa - chính trị:
+ Các nước Mĩ, Anh, Pháp hợp nhất khu vực chiếm đóng ở Tây Đức để thành lập nước Cộng hòa Liên bang Đức; Liên Xô giúp đỡ các lực lượng dân chủ ở Đông Đức thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Đúc.
+ Được sự giúp đỡ của Liên Xô, nhân dân Đông Âu giành được chính quyền, lập nên các nhà nước dân chủ nhân dân và các nước này đã liên minh với Liên Xô. Tại Tây Âu, Mĩ giúp đỡ các lực lượng tư sản khôi khục lại các nhà nước dân chủ tư sản.
Tình hình trên đã tạo ra sự đối lập giữa Đông Âu và Tây Âu.
- Về kinh tế:
+ Liên Xô thiết lập các quan hệ kinh tế với các nước Đông Âu, thành lập SEV
+ Mĩ thực hiện kế hoạch Mácsan, giúp đỡ các nước Tây Âu khôi phục kinh tế.
Như vậy, hai khối địa - chính trị và kinh tế đối lập nhau xuất hiện.
Chương hai
1. Trình bày hoàn cảnh và những thành tựu trong công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70. Phân tích ý nghĩa của những thành tựu đó đối với Liên Xô và thế giới.
Trả lời:
Học sinh dựa vào mục Liên Xô từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của sách này để trả lời.
2. Nêu và phân tích những nguyên nhân dẫn đến tan rã của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
Trả lời:
Học sinh dựa vào mục Nguyên nhân dẫn tới sự tan rã của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu trong sách này để trả lời.
3. Nêu những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội và chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ 1991 đến 2000.
Trả lời:
Học sinh dựa vào mục Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 trong sách này để trả lời.
Chương ba
1. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa được ra đời như thế nào? Ý nghĩa của sự kiện lịch sử này.
Trả lời:
Học sinh dựa vào mục Trung Quốc, giai đoạn nội chiến Quốc - Cộng và sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1946 - 1949) của sách này để trả lời.
2. Công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc được tiến hành vào thời điểm nào? Trình bày nội dung, thành tựu và ý nghĩa của cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc.
Trả lời:
Học sinh dựa vào mục Trung Quốc, giai đoạn tiến hành công cuộc cải cách - mở cửa (từ năm 1978) của sách này để trả lời
3. Hãy nêu những biến đổi lớn của khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh Thế giới thứ hai và cho biết biến đổi nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Trả lời:
Học sinh cần trình bày được:
- Hiện nay, khu vực Đông Nam Á gồm 11 nước. Trước Chiến tranh Thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây (trừ Thái Lan), trong chiến tranh bị phát xít Nhật chiếm đóng, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ.
- Từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, khu vực Đông Nam Á có những biến đổi to lớn sau đây:
+ Ngay khi Nhật Bản đầu hàng Đồng minh (15 - 8 - 1945), nhân dân các nước Đông Nam Á đã nhanh chóng nổi dậy giành chính quyền, nhiều nước đã giành được độc lập: Inđônêxia (8 - 1945), Việt Nam (9 - 1945) và Lào (10 - 1945).
+ Ngay sau đó, các nước Đông Nam Á lại bị thực dân phương Tây xâm lược trở lại, và phong trào đấu tranh giữ và giành độc lập dân tộc lại tiếp tục và cuối cùng giành được thắng lợi: Philippin (1946); Mianma (1948); Malaixia (8 - 1957); Xingapo (6 - 1959); Brunây (1 - 1984); Đôngtimo (5 - 2002). Riêng 3 nước Đông Dương đến năm 1975 mới giành thắng lợi hoàn toàn.
+ Sau khi giành được độc lập, các nước Đông Nam Á có bước phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội, nhất là nhóm 5 nước sáng lập ASEAN. Việt Nam từ khi đổi mới cũng trở thành một trong những nước châu Á phát triển nhanh chóng.
+ Từ quan hệ đối đầu, các nước Đông Nam Á chuyển sang hợp tác cùng phát triển, tiêu biểu là sự thành lập và mở rộng Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), nhằm tiến tới xây dựng Đông Nam Á hoà bình, ổn định, thịnh vượng.
- Trong các biến đổi trên thì việc giành được độc lập của các nước Đông Nam Á là quan trọng nhất. Bởi vì, từ chỗ là thuộc địa, phụ thuộc, các nước Đông Nam Á đã giành được độc lập, trở thành những quốc gia độc lập, sau đó bước vào quá trình xây dựng và phát triển. Từ khi giành được độc lập, các nước trong khu vực Đông Nam Á đều ra sức xây dựng và phát triển nền kinh tế - xã hội của mình. Nhiều nước đã trở thành nước công nghiệp mới (NICs), hoặc hóa “Rồng” bay lên, tiêu biểu là Xingapo, Thái Lan, Inđônêxia,... cũng đang chuyển mình nhanh chóng.
4. Hãy phân chia các giai đoạn của lịch sử Lào từ năm 1945 đến năm 2000 và trình bày nội dung cơ bản của mỗi giai đoạn đó.
Trả lời:
Học sinh dựa vào mục Lào (1945 - 2000) của sách này để trả lời
5. Hãy phân chia các giai đoạn lịch sử của Campuchia từ năm 1945 đến 1993 và trình bày nội dung chủ yếu của từng giai đoạn ấy.
Trả lời:
Học sinh dựa vào mục Campuchia (1945 - 1993) của sách này để trả lời
6. Tổ chức ASEAN ra đời trong bối cảnh lịch sử nào? Trình bày mục tiêu, quá trình hoạt động và mở rộng thành viên của tổ chức này.
Trả lời:
Học sinh dựa vào mục Sự ra đời và hoạt động của tổ chức ASEAN của sách này để trả lời
7. Nêu những nét chính về quan hệ Việt Nam - ASEAN. Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập tổ chức ASEAN.
Trả lời:
Học sinh cần trình bày được
- Quan hệ Việt Nam - ASEAN: Từ khi thành lập đến giữa thập niên 80, quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN có sự bất đồng, căng thẳng do sự dính líu của Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương và sau đó là vấn đề Campuchia.
Từ năm 1990, (sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết), quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN trở lại hòa dịu. Năm 1992, Việt Nam tham gia Hiệp ước Bali, trở thành quan sát viên của tổ chức ASEAN.
Ngày 28 - 7 - 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN, chính thức trở thành thành viên thứ 7 của tổ chức này. Từ đó tới nay, quan hệ ASEAN và Việt Nam luôn tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Việt Nam sau khi gia nhập ASEAN đã đứng trước những thời cơ to lớn (Mĩ đã xoá bỏ bao vây cấm vận kinh tế, chúng ta có cơ hội hội nhập, hợp tác và phát triển). Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang đứng trước những khó khăn mới, như nguy cơ bị cạnh tranh, đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc, sự mất ổn định về kinh tế - chính trị - xã hội. Hiện nay, vai trò của Việt Nam ở ASEAN không ngừng được nâng cao.
- Cơ hội của Việt Nam khi gia nhập ASEAN: Việt Nam được hòa nhập vào cộng đồng khu vực, tham gia thị trường các nước Đông Nam Á. Chúng ta có thể thu hút vốn đầu tư, mở ra cơ hội giao lưu học tập, tiếp thu trình độ khoa học kĩ thuật, công nghệ tiên tiến và văn hóa của các nước để phát triển đất nước.
- Bên cạnh đó, Việt Nam cũng sẽ gặp nhiều thách thức khi gia nhập tổ chức ASEAN: phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt về kinh tế. Hòa nhập nếu không đứng vững thì dễ bị tụt hậu về kinh tế so với các nước trong khu vực và bị “hòa tan” về chính trị, văn hóa - xã hội, không giữ được truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc.
8. Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ sau năm 1945 đã diễn ra như thế nào?
Trả lời:
Học sinh dựa vào mục Ấn Độ, giai đoạn 1945 - 1950 của sách này để trả lời.
9. Hãy chứng minh sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi đã giành được những thắng lợi to lớn.
Trả lời:
Học sinh dựa vào mục Các nước châu Phi (1945 - 2000) trong sách này.
10. Trình bày khái quát cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của các nước Mĩ Latinh sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Trả lời:
Học sinh dựa vào mục Các nước Mĩ Latinh trong sách này để trả lời.
Chương bốn
1. Trình bày những nét chính về kinh tế và khoa học - kĩ thuật của Mĩ từ năm 1945 đến 1973.
Trả lời:
Học sinh dựa vào mục Sự phát triển kinh tế, khoa học - kĩ thuật (1945 - 1973) của Mĩ trong sách này để trả lời.
2. Chính sách đối ngoại của nước Mĩ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai có gì nổi bật? Mĩ đã triển khai chiến lược toàn cầu sau Chiến tranh Thế giới thứ hai như thế nào?
Trả lời:
Học sinh dựa vào ý Chính sách đối ngoại của Mĩ trong sách này để trả lời
3. Cơ sở nào để khẳng định từ thập kỉ 50 đến đầu 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế của các nước Tây Âu phát triển nhanh chóng? Nguyên nhân của sự phát triển.
Trả lời:
Học sinh cần trình bày được :
- Từ nửa sau những năm 50, các nước Tây Âu có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Biểu hiện là: Cộng hòa Liên bang Đức trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ ba, Anh đứng thứ tư, Pháp đứng thứ năm trong thế giới tư bản; Nhiều nước châu Âu thực hiện liên minh phát triển kinh tế trên cơ sở hai bên cùng có lợi như: Anh và Pháp xây dựng đường hầm qua eo biển Măngsơ, nối liền giữa hai quốc gia; Đến giữa những năm 70, các nước Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới (cùng với Mĩ và Nhật Bản).
- Nguyên nhân của sự phát triển: Sự phấn đấu nỗ lực của chính người dân lao động các nước Tây Âu; Việc áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại trong sản xuất; Sự điều tiết của bộ máy nhà nước trong việc quản lí, thúc đẩy nền kinh tế; Các nước Tây Âu đã tận dụng tốt cơ hội bên ngoài như sự viện trợ của Mĩ, mua được nguyên liệu giá rẻ ở các nước khác và sự hợp tác có hiệu quả của Cộng đồng châu Âu (EC),...
4. Chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu sau Chiến tranh Thế giới thứ hai có sự thay đổi như thế nào?
Trả lời:
Học sinh cần trình bày được:
- Những năm đầu sau chiến tranh, với mưu đồ khôi phục chế độ thuộc địa, các nước Anh, Pháp, Hà Lan,... đã tiến hành xâm chiếm trở lại thuộc địa của mình, nhưng cuối cùng đã thất bại.
- Trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh đối đầu giữa hai phe, nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu là liên minh chặt chẽ với Mĩ.
- Các nước Tây Âu tham gia “Kế hoạch Mácsan”; gia nhập khối NATO (tháng 4 - 1949) nhằm chống lại Liên Xô và các nước XHCN; đứng về phía Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam; ủng hộ Ixraen trong các cuộc chiến tranh Trung Đông. Tuy nhiên, quan hệ giữa Mĩ và các nước Tây Âu cũng diễn ra những “trục trặc”, nhất là quan hệ giữa Mĩ và Pháp.
- Tháng 8 - 1975, các nước Tây Âu cùng Liên Xô, các nước XHCN ở châu Âu và hai nước Mĩ, Canada ở Bắc Mĩ đã kí kết Định ước Henxinhki về an ninh và hợp tác châu Âu. Vì thế, tình hình căng thẳng ở châu Âu đã giảm bớt.
- Cuối năm 1989, ở châu Âu diễn ra những sự kiện to lớn: “bức tường Béclin” bị phá bỏ (11 - 1989), hai siêu cường Xô - Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh Lạnh (12 - 1989), sau đó không lâu, nước Đức được tái thống nhất (10 - 1990).
5. Trình bày quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU).
Trả lời:
Học sinh dựa vào mục Liên minh châu Âu (EU) để trả lời.
6. Chứng minh sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản những năm 1960 - 1973. Nhân tố nào thúc đẩy sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản?
Trả lời:
Học sinh dựa vào mục Sự phát triển kinh tế của Nhật Bản (1952 - 2000) trong sách này để trả lời.
7. Trình bày nội dung cơ bản chiến lược toàn cầu của Mĩ từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai đến năm 1973 và việc triển khai chiến lược đó ở Tây Âu trong những năm 1947 - 1949. Chính sách đối ngoại của Mĩ đối với Việt Nam như thế nào?
Trả lời:
Học sinh cần trình bày được nội dung cơ bản chiến lược toàn cầu của Mĩ:
Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới. Chiến lược đó được thực hiện qua nhiều chiến lược cụ thể, dưới tên gọi các học thuyết khác nhau.
Ba mục tiêu chủ yếu: Ngăn chặn và tiến tới xoá bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới; đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hoà bình, dân chủ trên thế giới; khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mỹ.
- Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu ở Tây Âu: Tháng 3 - 1947, Tổng thống Truman khẳng định sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với Mĩ và đề nghị viện trợ khẩn cấp cho hai nước Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ...; Mĩ đề ra “Kế hoạch Macsan”, giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế, tăng cường ảnh hưởng và sự khống chế của Mĩ đối với các nước này; tạo nên sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa; Mĩ lôi kéo các nước đồng minh thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.
- Chính sách đối ngoại của Mĩ ở Việt Nam: Từ năm 1954 đến 1975, Mĩ đã trực tiếp tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam bằng việc thực hiện các chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới: chiến tranh đơn phương (1954 - 1960), chiến tranh đặc biệt (1961 - 1965), chiến tranh cục bộ (1965 - 1968) và Việt Nam hóa chiến tranh (1969 - 1975). Bằng thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, quân và dân ta đã đánh bại hoàn toàn chiến tranh xâm lược của Mĩ, góp phần làm đảo lộn chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ.
Hiện nay, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta là “làm bạn với tất cả các nước”. Với Mĩ, chúng ta chủ trương “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”. Thực hiện chủ trương này, quan hệ Việt Nam - Mĩ từng bước được cải thiện: Năm 1995, Mĩ đã xóa bỏ cấm vận với Việt Nam; Năm 2000, Tổng thống B.Clinton đến thăm Việt Nam; sau đó nhiều nhà lãnh đạo cao cấp của hai nước thường xuyên có những cuộc gặp tiếp xúc, thăm hỏi lẫn nhau,...
Chương năm
1. Nêu và phân tích nguồn gốc của sự mâu thuẫn Đông - Tây.
Trả lời:
Học sinh dựa vào phần Mâu thuẫn Đông Tây và sự khởi đầu Chiến tranh Lạnh trong sách này để trả lời.
2. Những sự kiện nào dẫn tới tình trạng chiến tranh lạnh giữa hai phe - tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa?
Trả lời:
Học sinh dựa vào phần Những sự kiện đưa tới tình trạng Chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mĩ trong sách này để trả lời.
3. Hãy nêu những biểu hiện của sự đối đầu Đông - Tây và các cuộc chiến tranh cục bộ trong thời gian diễn ra “chiến tranh lạnh” (1947 - 1989).
Trả lời:
Học sinh dựa vào mục Chiến tranh lạnh và các cuộc chiến tranh cục bộ trong sách này để trả lời.
4. Từ sau năm 1991, xu thế phát triển của thế giới diễn ra như thế nào?
Trả lời:
Học sinh dựa vào mục Thế giới sau Chiến tranh lạnh để trả lời.
Chương sáu
1. Trình bày những thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai đến nay.
Trả lời:
Học sinh dựa vào mục Những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ của sách này để trả lời
2. Xu thế toàn cầu hóa trên thế giới diễn ra như thế nào? Vì sao nói toàn cầu hóa vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển?
Trả lời:
Học sinh dựa vào mục Xu thế toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó trong sách này để trả lời.