Đề bài: Thuyết minh về Kính đeo mắt.

1. Yêu cầu

- Trình bày được cấu tạo của kính đeo mắt.

– Tác dụng của kính.

- Cách bảo quản, giữ gìn.

2. Quan sát và tìm hiểu

- Hình dáng

+ Hình dáng chung của kính: phẳng, vếch, cong, quặp.

+ Hình dáng của mắt kính: tròn, bầu dục, ô van.

+ Gọng kính: bản to, bản nhỏ, thanh mảnh.

- Màu sắc

+ Mắt kính: trắng, nâu, ghi, xanh.

+ Gọng kính: trắng, xám, nâu.

-Chất liệu

+ Mắt kính: mi ca, kính.

+ Gọng kính: đồi mồi, i-nốc, sắt, nhựa.

-Các loại kính

+ Kính râm.

+ Kính lão.

+ Kính cận.

+ Kính bảo hộ lao động.

+ Các loại kính chuyên dụng khác.

-Cách bảo quản

+ Đựng trong hộp trong bao để tránh xây xước, làm mất vẻ đẹp tự nhiên của kính.

+ Không để mặt kính sát xuống mặt bàn, mặt ghế để tránh xây xước, làm mờ mặt kính.

+ Không tì mạnh lên kính hoặc làm rơi.

+ Tránh hơi nước làm ố, làm mờ mặt kính.

-Tác dụng

+ Kính râm chắn bụi, chắn gió bảo vệ đôi mắt của con người.

+ Kính cận, kính lão giúp đọc sách, báo rõ chữ.

+ Kính có thể là đồ trang sức làm tôn vẻ đẹp của khuôn mặt.

3. Lập dàn ý và nói – viết bài

- Dàn ý đủ ba phần

+ Mở bài

Giới thiệu đối tượng thuyết minh Kính đeo mắt.

+ Thân bài

(Các ý trong phần quan sát và tìm hiểu.)

+ Kết bài

Có thể dùng các ý trong phần nói về tác dụng của kính đeo mắt để kết thúc bài nói, bài viết.

- Dự kiến phương pháp thuyết minh sẽ sử dụng

+ Định nghĩa, giải thích

+ So sánh

+ Ví dụ, số liệu

Đề bài: Thuyết minh về Cây bút bi.

1. Yêu cầu

- Trình bày được cấu tạo của cây bút bi.

- Tác dụng của cây bút.

- Cách bảo quản, giữ gìn cây bút.

2. Quan sát và tìm hiểu

-Hình dáng: chỉ rõ hình dáng chung và hình dáng của từng bộ phận.

+ Chung của cả cây bút.

+ Nắp bút.

+ Thân bút.

+ Đầu bút, ruột bút.

– Màu sắc của từng bộ phận:

+ Nắp bút.

+ Thân bút.

+ Mực bút.

- Cấu tạo chung của bút và của từng bộ phận:

+ Nắp bút.

+ Thân bút.

+ Đầu bút.

+ Ruột bút.

-Cách bảo quản

+ Luôn đậy nắp bút cho bi khỏi hỏng.

+ Không ấn mạnh đầu bút xuống vật rắn.

+ Để nơi khô ráo cho mực không hỏng, chảy, hoặc khô.

-Công dụng của các loại bút:

+ Bút bi với các loại màu, dùng để viết giấy bình thường: phục vụ cho học sinh, cho những người cần ghi chép nhiều, cho văn phòng các cơ quan,...

+ Bút bi với các loại màu, dùng để viết lên giấy trong dùng cho máy chiếu, máy phóng.

3. Lập dàn ý và nói – viết bài

-Dàn ý đủ ba phần

+ Mở bài

Giới thiệu đối tượng thuyết minh Cây bút bi.

+ Thân bài

(Các ý trong phần quan sát và tìm hiểu.)

+ Kết bài

Có thể dùng các ý trong phần nói về tác dụng của bút bi để kết thúc bài nói, bài viết.

- Dự kiến phương pháp thuyết minh sẽ sử dụng

+ Định nghĩa, giải thích

+ So sánh

+ Ví dụ, số liệu.

Đề bài: Thuyết minh về Chiếc nón lá Việt Nam.

1. Yêu cầu

- Trình bày được cấu tạo của chiếc nón lá Việt Nam.

- Tác dụng của chiếc nón lá.

– Cách bảo quản, giữ gìn chiếc nón lá.

2. Quan sát và tìm hiểu

- Hình dáng

+ Hình dáng chung của nón, nhiều kiểu loại rất khác nhau: hơi xiên, hơi vát, hơi đứng.

+ Kích cỡ của nón: cao thấp, to nhỏ, rộng hẹp rất đa dạng.

– Màu sắc

+ Trắng mát mắt của màu lá.

+ Bóng loáng vì quét sơn dầu.

-Chất liệu

+ Nón lá cọ, nón lá dừa.

+ Lá được ngâm, chuốt óng ả.

+ Tre, nứa làm khung nón, vành nón vừa dẻo lại vừa cứng cáp.

– Cấu tạo

+ Mặt ngoài của nón.

+ Mặt trong của nón.

+ Khung nón.

+ Vành nón.

+ Nan dựng khung nón.

- Các loại nón

+ Nón quai thao.

+ Nón bài thơ.

+ Nón lá già.

-Tác dụng

+ Che nắng, che mưa, che gió.

+ Giữ gìn, bảo vệ sức khoẻ.

+ Tôn thêm vẻ đẹp, sự duyên dáng, kín đáo cho con người.

+ Gắn bó với những người lao động.

-Cách bảo quản

+ Không kê ngồi, tránh đựng đồ nặng.

+ Không dùng thay quạt vì có thể làm nón biến dạng, méo mó.

+ Không tác động mạnh vì nón dễ rách, làm mất vẻ thanh mảnh của chiếc nón.

3. Lập dàn ý và nói – viết bài

- Dàn ý đủ ba phần

+ Mở bài

Giới thiệu đối tượng thuyết minh Chiếc nón lá Việt Nam.

+ Thân bài

(Các ý trong phần quan sát và tìm hiểu.)

+Kết bài

Có thể dùng các ý trong phần nói về tác dụng của chiếc nón để kết thúc bài nói, bài viết.

-Dự kiến phương pháp thuyết minh sẽ sử dụng

+ Định nghĩa, giải thích.

+ So sánh.

+ Ví dụ, số liệu.