BÀI LÀM
Nguyễn Huệ người anh hùng áo vải quê vốn ở Nghệ An, bị chúa Nguyễn bắt đưa vào đàng trong khai khẩn đất hoang. Sau khi ra đàng trong Nguyễn Huệ tiến đánh Bắc Hà làm Lê Chiêu Thống rất lo lắng. Lại được tin: Lê Chiêu Thống sang cầu cứu nhà Thanh, Nguyễn Huệ giận lắm vì đến ngày 24 tháng 11 Nguyễn Văn Tuyết mới cập báo cho Nguyên Huệ về việc Tôn Sĩ Nghị mang quân Thanh vào xâm lược Thăng Long. Lê Chiêu Thống không ngờ được là ý định của mình là một ý định sai lầm "cõng rắn về cắn gà nhà" vì quân Thanh cũng muốn xâm lược nước ta từ trước nhưng thừa cơ hội này quân Thanh tiến ồ ạt sang nước ta. Lê Chiêu Thống nhận sắc phong vua nhà Thanh là Nam Quốc Vương Ngô Văn Sở rút lui về Tam Điệp. Trước biển cố đó Nguyễn Huệ quyết định lên làm vua và lấy niên hiệu là Quang Trung và mở cuộc tấn công ra Bắc đại phá quân Thanh.
Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế ngày 25 tháng chạp năm Mậu Thân 1788. Theo sử sách ghi lại trích trong Các triều đại Việt Nam có thể thấy rõ hơn được Nguyễn Huệ là một vị tướng tài: “Đây là người có dung mạo đặc biệt, tóc xoăn, da sần, tiếng nói sang sảng như chuông, đôi mắt sáng như chớp, có thể nhìn thấy mọi vật trong đêm tối”. Vẻ mặt của ông như toát lên một ý chí một cái đẹp oai phong, lẫm liệt.
Bấy giờ ở Phú Xuân, vua Quang Trung cho kén lính ở Nghệ An, cứ ba suất đinh thì lấy một người, chưa mấy lúc, đã được hơn một vạn giáo tinh nhuệ. Rồi nhà vua cho mở cuộc duyệt binh lớn ở Vĩnh Doanh (Nghệ An). Đến Thanh Hoá ông vẫn tiếp tục tuyển thêm binh lính và làm lễ tuyên thệ. Trong lời dụ với các tướng sĩ, Quang Trung lẫm liệt và thể hiện rõ quyết tâm chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập của đất nước, với ý chí hiên ngang, bất khuất, với ánh mắt căm thù giặc, Quang Trung đã tuyên bố:
Đánh cho để dài tóc,
Đánh cho để đen răng,
Đánh cho nó chích luân bất phản,
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn,
Đánh cho sử tư Nam quốc anh hùng chi hữu chủ
Sau đó Quang Trung cũng động viên tướng sĩ của mình với ý chí quyết tâm bằng giọng nói sang sảng, đầy hào khí, khẳng định niềm tin vào ý chí quyết thắng của đội quân chính nghĩa. Ra đến Tam Điệp, Quang Trung đã phân rõ công tội của Sở và Lân qua lời nói rất hào khí “Binh pháp dạy rằng: "Quân thua chém tướng", tội của các ngươi tuy đáng chết một vạn lần. Song ta nghĩ các người đều là hạng vô dũng, chỉ biết gặp giặc là đánh, nên việc tuỳ cơ ứng biến là không có tài" và ông khen ngợi kế sách tạm rút quân để bảo toàn lực lượng của Ngô Thì Nhậm và các tướng.
Vua Quang Trung bèn sai mở tiệc để khao quân. Rồi vua bảo kín với các tướng sĩ: "Ta với các ngươi hãy tạm sửa lễ cúng Tết trước đã. Đến tối 30 Tết lập tức lên đường, hẹn đến ngày mồng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Các ngươi nhớ đấy đừng cho ta là nói khoác".
Sau đó ông chia ra làm năm đạo quân. Đạo chủ lực do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, thẳng hướng Thuỷ Long. Đạo thứ hai và thứ ba đánh vào tây nam Thăng Long và yểm trợ cho đạo chủ lực. Đạo thứ tư tiến ra phía Hải Dương. Đạo thứ năm tiến lên Lạng Giang - Bắc Giang, chặn đường rút lui của quân địch. Tiến thẳng đến thành Thăng Long. Để giữ sức cho quân lính chiến đấu ông sai dùng cáng làm võng. Hai người khiêng một người nằm ngủ và cứ thế luân phiên nhau đi suốt ngày đêm.
Đến đêm 30 Tết âm lịch, quân ta vượt sông Gián Khẩu, tiêu diệt gọn toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu, khí thế của quân ta càng lớn. Sau những ngày Quang Trung hành quân thần tốc, quân giặc tan vỡ tháo chạy nhưng không thoát, nên không báo được tin về việc tiến quân của quân ta là bí mật. Nửa đêm ngày mồng 3 tháng giêng, năm Kỷ Dậu, vua Quang Trung tới làng Hà Hồi và lặng lẽ vây kín làng. Quân giặc bị bất ngờ, hoảng sợ, hạ khí giới xin đầu hàng, lương thực và khí giới đều bị quân Nam lấy hết.
Mờ sáng ngày mồng 5 Tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi - Thanh Trì - Hà Nội. Đây là đồn điền quan trọng nhất của địch với khoảng ba vạn quân tinh nhuệ đóng giữ. Đồn luỹ được xây đắp kiên cố, xung quanh đều cắm chông sắt và chôn địa lôi dày đặc. Vua Quang Trung thấy thế truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm thành một bức bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả là hai mươi bức, đoạn kén hạng lính khoẻ mạnh, cứ mười người khênh một bức, lưng giắt dao ngắn, hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau, dàn thành trận chữ "nhất". Quân Thanh nổ súng bắn ra, chẳng trúng người nào cả. Nhân có gió bắc, quận Thanh liền dùng ống phun khói lửa ra, toả khói mù trời, cách gang tấc không thấy gì hòng làm quân Nam rối loạn. Không ngờ trong chốc lát sau đó vua Quang Trung liền gấp rút sai đội khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên trước. Khi gươm giáo hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống đất, ai nấy cầm dao ngắn chém bừa, những người cầm binh khí theo sau cũng nhất tề xông tới mà đánh. Quân Thanh không chống đỡ nổi, bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết, thây ngổn ngang chất đầy đồng, máu chảy thành suối. Trước đó Quang Trung đã sai một toán quân theo bờ đê Yên Duyên kéo lên, mở cờ gióng trống để làm nghi binh ở phía đông. Đến lúc đó, quân Thanh lại càng sợ tìm lối tắt để trốn. Chợt lại thấy voi từ Đại Áng tới, quân Thanh đều hết hồn hết vía, vội trốn xuống Đầm Mực, làng Quỳnh Đô, quân Tây Sơn lùa voi cho giày đạp chết hàng vạn người.
Khi cho quân của Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi thì đạo quân của đô đốc Long tấn công đồn Đống Đa. Được dân địa phương giúp sức, quân ta giáp chiến, đốt lửa thiêu cháy doanh trại giặc. Tướng giặc là Sầm Nghi Đống sợ hãi, thắt cổ tự tử.
Trưa mồng 5 Tết Kỷ Dậu, vua Quang Trung trong bộ chiến bào xạm đen khói thuốc súng, cùng toàn quân chiến thắng tiến vào Thăng Long giữa muôn vàn tiếng reo hò của người dân và binh sĩ:
Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến đến,
Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh...
Có được thắng lợi to lớn trên trước hết là nhờ ý chí đấu tranh áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta. Tiếp đó dưới sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân đã góp phần quan trọng vào thắng lợi. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại của dân ta ở thế kỷ XVIII. Lễ hội gò Đống Đa diễn ra hàng năm tưởng nhớ công ơn to lớn của vua Quang Trung, tinh thần quyết thắng của dân tộc ta.