BÀI LÀM

Để kỉ niệm ngày sinh của nhà thơ Phạm Tiến Duật, thư viện tỉnh Hà Tây có tổ chức đêm thơ Phạm Tiến Duật. Tôi là một trong những học sinh giỏi văn của lớp nên được mời đến dự. Thật tình cờ, tôi có gặp một vị khách mời. Chú ta có đeo rất nhiều huân huy chương. Hỏi ra mới biết chú là một trong những cựu chiến binh lái xe Trường Sơn năm xưa trong bài thơ về tiểu đội xe không kính của tác giả Phạm Tiến Duật.

Trông chú chừng hơn năm mươi tuổi nhưng khi nghe giọng nói thì không ai không ngờ rằng chú chỉ mới ba mươi lăm tuổi. Chú có giọng nói khoẻ khoắn, âm vang, tiếng cười thì sảng khoái. Khuôn mặt đầy vẻ già dặn từng trải. Tôi thấy vui khi nói chuyện với chú. Ở chú tôi thấy có nét hóm hỉnh yêu đời của người lính năm xưa. Với bộ quân phục mới trông chú thật đĩnh đạc, oai nghiêm. Tôi và chú cùng đi ra một góc. Nơi đây có ít người để tôi có thể nghe rõ câu chuyện chú kể hơn. Chú có nói: "Cuộc sống chiến đấu thật gian khổ ác liệt. Năm đó, chú cùng các bạn lái xe trên những tuyến đường Trường Sơn bị giặc Mĩ tàn phá nặng nề nhưng các đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến. Những chuyến xe chở lương thực, đạn dược đó có thể quyết định đến trận đánh của chúng ta. Nếu không có những chuyến xe đó thì rất nhiều người lính sẽ phải bỏ mạng nơi chiến trường Trường Sơn này vì căn bệnh sốt rét quái ác. Rồi chú có nói rằng hình ảnh gây ấn tượng nhất cho chú thời đó là hình ảnh những chiếc xe không kính. Ngay cả xe chú ấy cũng vậy, vì bom đạn của Mĩ rơi xuống như mưa nên đã khiến nhiều chiếc xe bị vỡ kính, vỡ đèn, qua lời kể của chú tôi có thể hình dung ra được những chiếc xe đó. Chẳng có chiếc xe nào là không bị trầy xước bởi bom đạn. Khi nghe xong, tôi có nói: "Chú ơi! Phương tiện thời đó thật thiếu thốn, chắc mấy chú phải vất vả lắm mới đánh thắng được bọn giặc. Chú nhỉ!" Nghe xong tôi nói, chú hãnh diện nói với tôi rằng "Tuy phương tiện có vất vả, thiếu thốn nhưng nhờ có sự đồng lòng chung sức mà mấy chú đã đánh thắng được giặc. Cháu có thấy giống châu chấu đá xe không?". Tôi có hỏi: "Thế chú lái những chiếc xe vỡ kính, chú có thấy khổ, khó khăn không ạ!". Chú vui vẻ trả lời với tôi rằng các chú lái xe chạy không có vật gì che chắn, gió táp vào mặt, bụi bay vào mắt. Lúc đó khiến mắt chú cay xè, tóc thì bụi phủ trắng. Khi dừng chân nghỉ ngơi, thì mọi người có nói trông các chú như người già vậy. Các chú lúc đó đều nhìn nhau, phì phèo châm điếu thuốc và cười một cách sảng khoái. "Ôi chú nhớ cái giây phút ấy quá!". Chú bộ đội thốt lên. Rồi chú kể tiếp, những ngày mưa thì còn gian khổ hơn nhiều. Mưa như trút nước, những giọt mưa lớn khiến da thịt chú tê rát. "Cháu có hiểu được không?". Phải nói đúng thật là:

Trường Sơn đông nắng, tây mưa

Ai chưa đến đó như chưa rõ mình.

Như vậy mà các chú vẫn tiếp tục cầm vô-lăng với tinh thần hăng hái. Lúc đó dù có lái trăm cây số nữa bọn chú cũng không cần thay. Cũng chính vì vậy mà bọn chú cũng chẳng cần thay quần áo làm gì. "Các chú thật là phi thường. Nếu là cháu, lúc đó cháu đã bỏ cuộc rồi. Mấy chú có sức chịu đựng giỏi thật. Thanh niên chúng cháu chắc chẳng ai sánh bằng" - Tôi có nói. Chú bộ đội lại tiếp tục kể chuyện với nụ cười nở trên môi. Chú có nói xe không có kính cũng là một điều thú vị. Chính nhờ xe không có kính mà các chú có thể nhìn thấy những cánh chim hiếm hoi ở nơi đây. Thỉnh thoảng có những cơn gió ùa vào buồng lái. Đôi lúc vào buổi đêm, bọn chú ngồi nghỉ trong xe, mắt hướng vào buổi đêm, bọn chú ngồi nghỉ trong xe, mắt hướng lên bầu trời kia nhìn thấy những ngôi sao kia. Bọn chú như được tiếp thêm sức mạnh. Bọn chú không cô đơn như những ngôi sao kia. Nhưng những ngôi sao kia không bao giờ tắt. Bọn chú luôn tự nhắn nhủ với chính mình như vậy. Cũng nhờ xe không có kính mà cả một không gian rộng rãi, khoáng đạt đang ở ngay trước mắt bọn chú. Bọn chú còn nhìn thấy và cảm nhận được con đường xa dài tít tắp như chạy thẳng vào trái tim của bọn chú. Tâm hồn các chú thật vui phơi phới như câu "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai". Lúc đó chắc các chú vui lắm nhỉ? Tôi có hỏi chú bộ đội. Chú chỉ cười và nói tiếp khi gặp những chiếc xe đi ngược chiều thì các chú thường bắt tay qua chính chiếc cửa kính đó. Cũng chính nhờ cái bắt tay đó mà họ có niềm tin, cũng chính nhờ vậy mà các chú được tiếp thêm sức mạnh. Bọn chú như có sự hội tụ trở thành gia đình, họp thành tiểu đội quây quần bên bếp lửa Hoàng Cầm, cùng ăn bữa cơm ấm cúng biết bao. Qua những tình cảnh gian khổ đó các chú đã trở thành tri kỉ, là bạn thân, tâm giao của nhau. Giữa bọn chú có tình gắn bó keo sơn thật thân thiết. Trong những chiếc xe vỡ kính đó có một trái tim sôi nổi, lạc quan yêu đời, đầy sức trẻ của người chiến sĩ. Tất cả tình yêu của bọn chú đều dành tất cả cho miền Nam ruột thịt. Kỳ tích đánh thắng giặc Mỹ không phải chỉ do các chú dựng nên mà một phần lớn là nhờ công sức của các cô gái thanh niên. Chính các cô đã đương đầu với khó khăn hơn cả. Trong đêm tối mà các cô mặc bộ quần áo trắng để làm mục tiêu cho các chú lái xe. Cũng chính các cô là mục tiêu để Mỹ ném bom. Sau khi nghe chú kể chuyện tôi cảm thấy chiến tranh là một điều phi nghĩa, nó tàn phá sự sống còn của nhân dân. Mỗi công dân chúng ta đều có trách nhiệm to lớn là gìn giữ hoà bình.

Hai chúng tôi chia tay trong sự tiếc nuối. Tôi còn muốn nghe thêm về những câu chuyện ở Trường Sơn của chú bộ đội. Cuộc gặp gỡ này đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng tôi. Qua cuộc trò chuyện này tôi càng hy vọng về một thế giới không có chiến tranh, không có những trẻ em bị ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam. Một phần tôi hy vọng nước Việt Nam sớm trở thành nước phát triển để trên nước Việt Nam này không còn những đứa trẻ phải lang thang và không có cha mẹ, nhà cửa. Tôi sẽ cố gắng học tập thật tốt để sau này có thể giúp ích cho đất nước.