Chương 2: CACBOHIĐRAT
CHÌA KHÓA GIẢI NHANH CÁC DẠNG BÀI TẬP KHÓ
Từ các kiến thức đã trình bày ở phần bài giảng và các dạng bài tập đã giải ở phần Lời giải chi tiết các câu hỏi và bài tập cơ bản; phần các câu hỏi và bài tập mở rộng, nâng cao chúng ta nhận thấy: Để giải nhanh các dạng bài tập khó ở chương này cần chú ý:
1. Sự giống và khác nhau về tính chất hóa học giữa glucozơ và fructozơ :
- Giống: cả hai đều tác dụng được với $Cu(OH)_{2}$ cho dung dịch phức màu xanh lam (tính chất của ancol đa chức); tác dụng với hiđro cho poliancol (tính chất của nhóm cacbonyl); bị oxi hóa bởi phức bạc - amoniac và $Cu(OH)_{2}$ đun nóng.
- Khác: glucozơ làm mất màu nước brom còn fructozơ thì không làm mất màu nước brom.
- Giữa glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau:
2. Các tính chất hóa học của saccarozơ: Vì phân tử saccarozơ không có khả năng mở vòng thành mạch hở nên không có các tính chất của nhóm cacbonyl (không tham gia phản ứng tráng bạc, không khử được $Cu(OH)_{2}$, không làm mất màu nước brom); chỉ có các tính chất của ancol đa chức và có phản ứng thủy phân của đisaccarit.
3. Sự giống và khác nhau giữa tinh bột và xenlulozơ.
- Tinh bột và xenlulozơ đều có CTPT $(C_{6}H_{10}O_{5})_{n}$ nhưng không phải là đồng phân của nhau vì có n khác nhau.
- Tinh bột và xenlulozơ đều không tham gia các phản ứng tráng bạc, không khử được $Cu(OH)_{2}$, không làm mất màu nước brom. Khi thủy phân đến cùng thì tinh bột và xenlulozơ đều sinh ra glucozơ.
- Khi đốt cháy tinh bột và xenlulozơ đều thu được $n_{H_{2}O}$ < $n_{CO_{2}}$
→ Hãy sử dụng những nhận xét trên đây khi giải các bài tập khó ở chương này các em sẽ thấy thật bổ ích!!!.
BÀI TẬP LUYỆN TẬP
1. Để phân biệt các dung dịch glucozơ, saccarozơ và anđehit axetic có thể dùng dãy chất nào sau đây làm thuốc thử?
A.$Cu(OH)_{2}$ và $AgNO_{3}$/ $NH_{3}$
B.Nước brom và NaOH.
C.$HNO_{3}$ và $AgNO_{3}$/ $NH_{3}$
D.$AgNO_{3}$/ $NH_{3}$ và NaOH.
2. Khi đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ thu được hỗn hợp khí $CO_{2}$ và hơi nước có tỉ lệ mol là 1 : 1. Chất này có thể lên men rượu. Chất đó là các chất nào trong các chất sau?
A.Axit axetic.
B.Glucozơ.
C.Saccarozơ.
D.Fructozơ.
3. Trình bày các phương pháp hóa học phân biệt các dung dịch riêng biệt trong mỗi nhóm chất sau:
a) Glucozơ, glixerol, anđehit axetic.
b) Glucozơ, saccarozơ, glixerol.
c) Saccarozơ, anđehit axetic, hồ tinh bột.
4. Từ 1 tấn bột sắn chứa 20% tạp chất có thể sản xuất được bao nhiêu kg glucozơ nếu hiệu suất của quá trình sản xuất là 75%.
5.Tính khối lượng glucozơ tạo thành khi thủy phân:
a)1 kg bột gạo có 80% tinh bột, còn lại tạp chất trơ.
b)1 kg mùn cưa có 50% xenlulozơ, còn lại tạp chất trơ.
c)1 kg saccarozo.
Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
6. Đốt cháy hoàn toàn 16,2g một cacbohiđrat X thu được 13,44 lít $CO_{2}$ (đktc) và 9,0 gam nước.
a) Tìm công thức đơn giản nhất của X. X thuộc loại cacbohiđrat nào đã học?
b) Đun 16,2 gam X trong dung dịch axit thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch $AgNO_{3}$/ $NH_{3}$ thu được bao nhiêu gam Ag. Giả sử hiệu suất của quá trình là 80%.
HƯỚNG DẪN GIẢI
1. Chọn A.
2. Chọn B.
3. a)
b)
c)
4. - Khối lượng tinh bột: m = $\large \frac{1000.80}{100}$ = 800kg
- Khối lượng glucozơ thực tế thu được
$m_{glucozo}$ = $\large \frac{180n.800.75}{162n.100}$ $\approx$ 666,67kg
5. a) Ta có: khối lượng tinh bột có trong 1 kg gạo:
= $\large \frac{1.80}{100}$ = 0,8 kg.
- Phương trình hóa học:
⇒ X = $\large \frac{0,8.180n}{162n}$ = 0,8889 kg.
b) $m_{xenlulozo}$ = $\large \frac{1.50}{100}$ = 0,5kg
- Phương trình hóa học:
⇒ y = $\large \frac{180n.0,5}{162n}$ = 0,556kg
⇒ z = $\large \frac{180}{342}$ = 0,5263 kg.
6.a) $n_{CO_{2}}$ = $\large \frac{13,44}{22,4}$ = 0,6 mol ⇒ $m_{C}$ = 0,6.12 = 7,2g
$n_{H_{2}O}$ = $\large \frac{9}{18}$ = 0,5 mol ⇒ $m_{H}$ = 0,5.2 = 1g
Đặt công thức của X có dạng $C_{x}H_{y}O_{z}$ Ta có:
x : y : z = $\large \frac{7,2}{12}$ : 1 : $\large \frac{8}{16}$ = 0,6 : 1 : 0,5 = 6 : 10 : 5
Vậy: Công thức đơn giản nhất của X là: $C_{6}H_{10}O_{5}$. X thuộc loại polisaccarit.
b)
- Khối lượng glucozơ thực tế thu được: $m_{glucozo}$ = $\large \frac{18.80}{100}$ = 14,4g.
⇒ x = $\large \frac{2.108.14,4}{180}$ = 17,28g
Vậy: Khối lượng Ag thu được là $m_{Ag}$ = 17,28g.