Bài 9: AMIN

B. LỜI GIẢI CHI TIẾT CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

I. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CƠ BẢN.

1. Có 3 hóa chất sau đây: etylamin, phenylamin và amoniac. Thứ tự tăng dần lực bazơ nào sau đây đúng?

A. Amoniac < etylamin< phenylamin.

B. Etylamin < amoniac < phenylamin.

C. Phenylamin < amoniac < etylamin.

D. Phenylamin < etylamin < amoniac.

Trả lời:

Chọn C. Thứ tự tăng dần lực bazơ của ba chất trên là phenylamin, amoniac, etylamin.

2. Có thể nhận biết lọ đựng dung dịch $CH_{3}NH_{2}$ bằng cách nào trong các cách sau?

A. Nhận biết bằng mùi.

B. Thêm vài giọt dụng dịch $H_{2}SO_{4}$.

C. Thêm vài giọt dung dịch $Na_{2}CO_{3}$.

D. Đưa đũa thủy tinh đã nhúng vào dung dịch HCl đậm đặc lên phía trên miệng lọ đựng dung dịch $CH_{3}NH_{2}$ đặc.

Trả lời:

Chọn D. Có thể nhận biết dung dịch $CH_{3}NH_{2}$ bằng cách đưa đũa thủy tinh đã nhúng vào dung dịch HCl đậm đặc lên phía trên miệng lọ đựng dung dịch $CH_{3}NH_{2}$ đặc, ta thấy xung quanh đũa thủy tinh có bay lên một làn khói trắng theo phản ứng:

$CH_{3}NH_{2}+HCl\rightarrow CH_{3}NH_{3}Cl$ (metylamoni clorua)

3. Viết công thức cấu tạo, gọi tên và chỉ rõ bậc của từng amin đồng phân có công thức phân tử sau:

a) $C_{3}H_{9}N$

b) $C_{7}H_{9}N$ (chứa vòng benzen).

Giải:

4. Trình bày phương pháp hóa học để tách riêng từng chất trong mỗi hỗn hợp sau đây:

a) Hỗn hợp khí: $CH_{4}$ và $CH_{3}NH_{2}$.

b) Hỗn hợp lỏng: $C_{6}H_{6}$, $C_{6}H_{5}OH$ và $C_{6}H_{5}NH_{2}$.

Giải:

5. Hãy tìm phương pháp hóa học để giải quyết hai vấn đề sau:

a) Rửa lọ đã đựng anilin.

b) Khử mùi tanh của cá sau khi mổ để nấu. Biết rằng mùi tanh của cá (đặc biệt của cá mè) là do hỗn hợp một số amin (nhiều nhất là trimetylamin) và một số tạp chất khác gây nên.

Giải:

a) Dùng dung dịch axit để rửa lọ đựng anilin:

$C_{6}H_{5}NH_{2}+HCl\rightarrow C_{6}H_{5}NH_{3}Cl$

b) Dùng giấm để khử mùi tanh của cá.

6. a) Tìm thể tích nước brom 3% (D = 1,3 g/ml) cần để điều chế 4,4 gam tribromanilin.

b) Tính khối lượng anilin có trong dung dịch A. Biết khi cho tác dụng với nước brom thì thu được 6,6 gam kết tủa trắng. Giả thiết rằng hiệu suất phản ứng của cả hai trường hợp trên là 100%.

Giải:

Ta có: $M_{C_{6}H_{2}Br_{3}NH_{2}}$ = 330 g

a) – Phương trình hóa học:

⇒ $n_{Br_{2}}$ = 0,04mol

- Thể tích nước brom cần dùng là:

= $\large \frac{0,04.160.100}{3.1,3}$ = 164,1 ml

b) - Phương trình hóa học:

- Suy ra x = 0,02mol và khối lượng anilin có trong dung dịch A là:

$m_{C_{6}H_{5}NH_{2}}$ = 0,02.93 = 1,86g

II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MỞ RỘNG, NÂNG CAO

1. Chọn nhận xét SAI?

A. Các amin đều có thể kết hợp với proton.

B. Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn $NH_{3}$.

C. Metylamin có tính bazơ mạnh hơn anilin.

D. Công thức tổng quát của amin no, mạch hở là $C_{n}H_{2n+2+k}N_{k}$.

Trả lời:

Chọn B. Có một số amin tính bazơ yếu hơn $NH_{3}$ như anilin.

2.Điều khẳng định nào sau đây luôn đúng?

A. Phân tử khối của một amin đơn chức luôn là số lẻ.

B. Phân tử khối của một amin đơn chức luôn là số chẵn.

C. Đốt cháy hết a mol amin bất kì luôn thu được tối thiểu a/2 mol $N_{2}$ (giả sử phản ứng cháy chỉ cho $N_{2}$).

D. A và C đúng.

Trả lời:

Chọn D. Vì CTTQ của amin đơn chức là $CH_{5}(CH_{2})_{k}N$ nên phân tử khối của nó luôn là số lẻ và cứ đốt cháy hết a mol amin bất kì luôn thu được tối thiểu a/2 mol $N_{2}$.

3. Có 4 bình mất nhãn đựng riêng biệt các chất: metanol, glixerol, dung dịch glucozơ, dung dịch anilin. Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt từng chất.

Trả lời:

- Cho $AgNO_{3}$/$NH_{3}$ vào 4 mẫu thử và đun nóng, mẫu nào cho phản ứng tráng bạc là glucozơ.

- Cho $Cu(OH)_{2}$ vào 3 mẫu thử còn lại, mẫu nào tạo ra dung dịch màu xanh lam là glixerol.

- Cho nước brom vào hai mẫu thử còn lại, mẫu nào cho kết tủa trắng là anilin, mẫu còn lại không có hiện tượng gì là metanol.

4. Có hai amin bậc một: A (đồng đẳng của anilin) và B (đồng đẳng của metyl amin). Đốt cháy hoàn toàn 3,21g amin A sinh ra khí $CO_{2}$, hơi $H_{2}O$ và 336$cm^{3}$ khí $N_{2}$ (đktc). Khi đốt cháy B thấy tỉ lệ thể tích khí $CO_{2}$ và hơi $H_{2}O$ là 2 : 3

a) Viết các phương trình hóa học.

b) Xác định CTCT của A và B, biết tên của A có tiếp đầu ngữ là “para”.

Giải:

Gọi CTPT của A là $C_{n}H_{2n+1}C_{6}H_{4}NH_{2}$; CTPT của B là $C_{m}H_{2m+1}NH_{2}$.

a) Các phương trình hóa học:

b)Từ (1) ta có: $n_{A}$ = 2$n_{N_{2}}$ = 2.$\large \frac{0,336}{22,4}$ = 0,03mol.

Suy ra $M_{A}$ = $\large \frac{3,21}{0,03}$ = 107 = 77 + 14n + 16 ⇒ n = 1.

- CTPT của A là: $C_{7}H_{9}N$; CTCT của A là:

- Từ (2) ta có: $V_{CO_{2}}$ : $V_{H_{2}O}$ = m : $\large \frac{2m+3}{2}$ = 2 : 3 ⇒ m = 3

- CTPT của B là: $C_{3}H_{9}N$; CTCT của B là: