Bài 3: KHÁI NIỆM VỀ XÀ PHÒNG VÀ CHẤT GIẶT RỬA TỔNG HỢP
A. BÀI GIẢNG
I. XÀ PHÒNG
1. Khái niệm
- Trong cuộc sống, để rửa, giặt sạch các vết bẩn người ta thường dùng những hóa chất như xà phòng, bột giặt, thuốc tẩy, chanh, cồn... nhưng thông dụng hơn cả là xà phòng và bột giặt.
- Từ kiến thức ở bài học lipit và thực tế ta nhận thấy:
Xà phòng thường dùng là hỗn hợp muối natri hoặc muối kali của axit béo, có thêm một số chất phụ gia.
- Như vậy, thành phần chủ yếu của xà phòng gồm muối natri của axit panmitic hoặc axit stearic, ngoài ra trong xà phòng còn có chất độn (làm tăng độ cứng để đúc bánh), chất tẩy màu, chất diệt khuẩn và chất tạo hương,...
2. Phương pháp sản xuất
- Từ kiến thức đã học ở bài lipit ta thấy, để sản xuất xà phòng cần phải đun chất béo với dung dịch kiềm trong các thùng kín ở nhiệt độ cao. Phản ứng xảy ra như sau:
- Sản phẩm thu được bao gồm xà phòng, glixerol và NaOH dư. Để tách lấy xà phòng ra khỏi hỗn hợp sản phẩm, người ta cho muối ăn vào hỗn hợp trên, xà phòng sẽ nổi lên và được tách riêng ra. Trộn thêm phụ gia ta được xà phòng thường sử dụng.
- Ngày nay, xà phòng còn được sản xuất theo sơ đồ sau:
Ankan → axit cacboxylic → muối natri của axit cacboxylic
Thí dụ:
II. CHẤT GIẶT RỬA TỔNG HỢP
1. Khái niệm
- Vì xà phòng thông thường sẽ mất ít nhiều tác dụng tẩy rửa trong nước cứng nên hiện nay người ta dùng chất giặt rửa tổng hợp. Đó là: Những hợp chất không phải là muối natri của axit cacboxylic nhưng có tính năng giặt rửa như xà phòng được gọi là chất giặt rửa tổng hợp.
- Thí dụ: $CH_{3}[CH_{2}]_{10}-CH_{2}-O-SO_{3}^{-}Na^{+}$: natri lauryl sunfat.
2. Phương pháp sản xuất: Chủ yếu được tổng hợp từ các chất lấy từ dầu mỏ. Thí dụ:
Dầu mỏ → axil đođexylbenzensunfonic → natri đođexylbenzensunfonat
3. TÁC DỤNG TẨY RỬA CỦA XÀ PHÒNG VÀ CHẤT GIẶT RỬA TỔNG HỢP
- Quan sát sơ đồ: “Quá trình làm sạch vết bẩn của xà phòng”:
- Từ sơ đồ trên chúng ta nhận thấy:
+ Muối natri trong xà phòng hay trong chất giặt rửa tổng hợp có khả năng làm giảm sức căng bề mặt của các chất bẩn bám trên vải, da,... do đó vết bẩn được phân tán thành nhiều phần nhỏ hơn và được phân tán vào nước.
+ Các muối panmitat hay stearat của các kim loại hóa trị II thường khó tan trong nước, do đó không nên dùng xà phòng để giặt rửa trong nước cứng (nước có chứa nhiều ion $Ca^{2+}$, $Mg^{2+}$). Các muối của axit đođexylbenzensunfonic lại tan được trong nước cứng, do đó chất giặt rửa có ưu điểm hơn xà phòng là có thể giặt rửa cả trong nước cứng.