§25. SỰ OXI HÓA - PHẢN ỨNG HÓA HỢP ỨNG DỤNG CỦA OXI

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Sự oxi hóa:

Sự oxi hóa của oxi là sự tác dụng của oxi với một chất (đơn chất hoặc hợp chất).

2. Phản ứng hóa hợp:

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hoặc nhiều chất ban đầu.

Ví dụ:

3. Ứng dụng của oxi

– Sự hô hấp: Oxi rất cần cho sự sống của người và động vật.

– Sự cháy: Oxi rất cần cho sự cháy của các chất.

B. BÀI GIẢI CHI TIẾT CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Trong các công thức hóa học sau, công thức nào là công thức của oxit: $SO_{2}$, $CH_{4}O$, $CO_{2}$, NaOH, $P_{2}O_{5}$, $Fe_{3}O_{4}$, $Al_{2}O_{3}$.

Trả lời:

Công thức của oxit là: $SO_{2}$, $CO_{2}$, $P_{2}O_{5}$, $Fe_{3}O_{4}$, $Al_{2}O_{3}$.

2. Trong các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào là phản ứng hóa hợp:

Trả lời:

Theo định nghĩa, phản ứng hóa hợp là phản ứng trong đó một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu. Từ đó, các phản ứng hóa hợp trong các phản ứng trên là các phản ứng: a; d; e; f.

3. Cho các oxit sau: $CO_{2}$, $SO_{2}$, $P_{2}O_{5}$, $Al_{2}O_{3}$, $Fe_{3}O_{4}$

a) Chúng được tạo thành từ các đơn chất nào?

b) Viết phương trình phản ứng và nêu điều kiện phản ứng (nếu có) điều chế các oxit trên.

Trả lời:

a) Các oxit trên được tạo được thành từ các đơn chất sau:

+ $CO_{2}$: được tạo thành từ 2 đơn chất: cacbon và oxi.

+ $SO_{2}$: được tạo thành từ 2 đơn chất: lưu huỳnh và oxi.

+ $P_{2}O_{5}$: được tạo thành từ 2 đơn chất: photpho và oxi.

+ $Fe_{3}O_{4}$: được tạo thành từ 2 đơn chất: sắt và oxi.

b) Phương trình phản ứng điều chế các oxit trên:

4. Hỗn hợp $C_{2}H_{2}$ và $O_{2}$ với tỉ lệ nào về thể tích thì phản ứng cháy sẽ tạo ra nhiệt độ cao nhất? Ứng dụng phản ứng này để làm gì?

Trả lời:

Phương trình phản ứng đốt cháy $C_{2}H_{2}$:

Với tỉ lệ thể tích: $V_{O_{2}}$ : $V_{C_{2}H_{2}}$ = 2,5 : 1 thì phản ứng sẽ có nhiệt độ cao nhất. Ứng dụng của phản ứng này dùng trong đèn xì oxi – axetilen để hàn và cắt kim loại.

5. a) Xác định công thức hóa học của nhôm oxit, biết tỉ lệ khối lượng của hai nguyên tố nhôm và oxi bằng 4,5:4. Công thức hóa học của nhôm oxit là:

A. AIO;

B. $AlO_{2}$;

C. $Al_{2}O_{3}$;

D. $Al_{3}O_{4}$.

b)Oxit của một nguyên tố có hóa trị (II) chứa 20% oxi (về khối lượng).

Công thức hóa học của oxit đó là:

A. CuO;

B. FeO;

C. CaO;

D. ZnO.

Trả lời:

a) Chọn C. Gọi công thức của oxit là $Al_{x}O_{y}$

- Tỉ số khối lượng:

- Suy ra:

Công thức phân tử của nhôm oxit: $Al_{2}O_{3}$.

b) Chọn A. Vì nguyên tố đó có hóa trị II và oxi cũng có hóa trị II nên công thức hóa học của oxit gồm 1 nguyên tử của nguyên tố đó và 1 nguyên tử oxi. Oxi có nguyên tử khối là 16 đvC. Từ đó:

16 đvC bằng 20% khối lượng phân tử oxit.

x đvC bằng 80% khối lượng của phân tử oxit.

Suy ra: x = $\large \frac{16.80}{20}$ = 64 đvC. Đó là Cu và công thức của phân tử oxit đó là CuO.

6. Một oxit của lưu huỳnh trong đó oxi chiếm 60% về khối lượng. Tìm công thức phân tử của oxit đó.

Trả lời:

Giả sử công thức hóa học của oxit có dạng $S_{x}O_{y}$

- Theo giả thiết ta có:

$\large \frac{16y}{32x+16y}$ = $\large \frac{60}{100}$

Suy ra $\large \frac{x}{y}$ = $\large \frac{640}{1920}$ = $\large \frac{1}{3}$, x = 1, y = 3

- Công thức hóa học của oxi lưu huỳnh là $SO_{3}$.