§44.TỔNG KẾT - LUYỆN TẬP

1. Cân 10,6g muối $Na_{2}CO_{3}$ cho vào cốc chia độ. Rót vào cốc khoảng vài chục ml nước cất, khuấy cho muối tan hết. Sau đó rót thêm nước vào cốc cho đủ 200ml. Ta được dung dịch $Na_{2}CO_{3}$ có khối lượng riêng là 1,05 g/ml. Hãy tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol của dung dịch vừa pha chế.

2. Có các chất $CuSO_{4}$ và nước cất. Hãy tính toán và trình bày cách pha chế để có được những sản phẩm sau:

a) 50ml dung dịch $CuSO_{4}$ có nồng độ 1 mol/l.

b) 50g dung dịch $CuSO_{4}$ có nồng độ 10%.

3.Bảng dưới đây cho biết độ tan của một muối trong nước thay đổi theo nhiệt độ:

a) Vẽ đồ thị biểu diễn độ tan của muối trong nước (trục tung biểu thị khối lượng chất tan, trục hoành biểu thị nhiệt độ).

b) Căn cứ vào đồ thị, hãy ước lượng độ tan của muối ở 25°C và 55°C.

c) Tính số gam muối tan trong:

- 200g nước để có dung dịch bão hòa ở nhiệt độ 20°C.

- 2kg nước để có dung dịch bão hòa ở nhiệt độ 50°C.

4. Người ta pha chế một dung dịch NaCl ở 20°C bằng cách hòa tan 23,5g NaCl trong 75g nước. Căn cứ vào độ tan của NaCl trong nước $S_{NaCl(20^{0}C)}$ = 32g, hãy cho biết dung dịch NaCl đã pha chế là bão hòa hay chưa bão hòa? Nếu dung dịch NaCl là chưa bão hòa thì làm thế nào để có dung dịch NaCl bão hòa ở 20°C?

5. Hãy tính toán và trình bày cách pha chế 0,5 lít dung dịch $H_{2}SO_{4}$ có nồng độ 1 mol/l từ $H_{2}SO_{4}$ có nồng độ 98%, khối lượng riêng là 1,84 g/ml.

6. A là dung dịch $H_{2}SO_{4}$ có nồng độ 0,2M. B là dung dịch $H_{2}SO_{4}$ có nồng độ 0,5M.

a) Nếu trộn A và B theo tỉ lệ thể tích $V_{A}$ : $V_{B}$ = 2 : 3 được dung dịch C. Hãy xác định nồng độ mol của dung dịch C.

b) Phải trộn A và B theo tỉ lệ nào về thể tích để được dung dịch $H_{2}SO_{4}$ có nồng độ 0,3 M?

HƯỚNG DẪN GIẢI VÀ TRẢ LỜI

1. - Khối lượng của dung dịch $Na_{2}CO_{3}$ là:

$m_{dd}$ = 1,05.200 = 210g

- Nồng độ phần trăm của dung dịch là:

C% = $\large \frac{100.10,6}{210}$ = 5,05%

- Số mol $Na_{2}CO_{3}$ trong dung dịch là:

$n_{Na_{2}CO_{3}}$ = $\large \frac{10,6}{106}$ = 0,1 mol

- Nồng độ mol của dung dịch là:

$C_{M}$ = $\large \frac{1000.0,1}{200}$ = 0,5M.

2.a)Pha chế 50ml dung dịch $CuSO_{4}$ 1M:

- Số mol $CuSO_{4}$ cần dùng là:

$n_{CuSO_{4}}$ = $\large \frac{1.50}{1000}$ = 0,05 mol

- Khối lượng $CuSO_{4}$ tương ứng là:

$m_{CuSO_{4}}$ = 160.0,05 = 8g

- Cách pha chế: Lấy 8g $CuSO_{4}$ cho vào bình chia độ, thêm khoảng 25 - 30ml nước cất vào bình, dùng đũa thủy tinh khuấy cho $CuSO_{4}$ tan hết, thêm từ từ nước cất cho đủ 50ml, trộn đều ta được 50ml dung dịch $CuSO_{4}$ có nồng độ 1 mol/l.

b) Pha chế 50g dung dịch $CuSO_{4}$ 10%:

- Khối lượng $CuSO_{4}$ cần dùng là:

$m_{CuSO_{4}}$ = $\large \frac{10.50}{100}$ = 5g

- Khối lượng nước cất cần dùng là: m nước cất = 50 – 5 = 45g.

- Cách pha chế: Lấy 5g $CuSO_{4}$ cho vào cốc, rót từ từ vào cốc 45g hoặc 45ml nước cất, khuấy cho $CuSO_{4}$ tan hết ta được 50g dung dịch $CuSO_{4}$ 10%.

3. a) Đồ thị biểu diễn độ tan của muối trong nước

b) Ước lượng độ tan của muối: Trên đồ thị, ta thấy:

$S_{25^{0}C}$ $\approx$ 7,5 g/100g nước.

$S_{55^{0}C}$ $\approx$ 32 g/100g nước.

c) Khối lượng muối có trong các dung dịch bão hòa

- Ở 20°C: Độ tan của muối là 5g nên trong 200g nước có: $\large \frac{5.200}{100}$ = 10g muối tan.

- Ở 50°C: Độ tan của muối là 28g nên trong 2kg nước có: $\large \frac{28.2000}{100}$ = 560g muối tan.

4. - Vì độ tan của muối NaCl ở 20°C là 32g nên ở nhiệt độ này 75g nước hòa tan tối đa được:

$m_{NaCl}$ = $\large \frac{32.75}{100}$ = 24g

- Vậy, dung dịch NaCl đã pha chế chưa được bão hòa. Để có được dung dịch NaCl bão hòa ở nhiệt độ này cần pha thêm vào dung dịch một lượng NaCl là:

$m'_{NaCl}$ = 24 - 23,5 = 0,5g.

5. - Số mol $H_{2}SO_{4}$ cần dùng để pha chế 500 ml dung dịch $H_{2}SO_{4}$ 1M:

$n_{H_{2}SO_{4}}$ = $\large \frac{1.500}{1000}$ = 0,5mol

- Khối lượng $H_{2}SO_{4}$ cần dùng để pha chế 500 ml dung dịch $H_{2}SO_{4}$ 1M là:

$m_{H_{2}SO_{4}}$ = 98.0,5 = 49g

- Khối lượng $H_{2}SO_{4}$ 98% có chứa 49 g $H_{2}SO_{4}$:

- Thể tích $H_{2}SO_{4}$ tương ứng là:

- Đổ khoảng 400 ml nước cất vào cốc chia độ có dung tích 1 lít. Rót từ từ 27,2 ml $H_{2}SO_{4}$ 98% vào cốc, khuấy đều. Sau đó thêm dần dần nước cất vào cốc cho đủ 500 ml. Như vậy, ta đã pha chế được 500 ml dung dịch $H_{2}SO_{4}$ 1M.

6.a) Nồng độ mol của dung dịch C:

- Tìm số mol $H_{2}SO_{4}$ có trong 2V dung dịch A:

$n_{H_{2}SO_{4}}$ = $\large \frac{0,2.2V}{1000}$ = 0,0004mol

- Tìm số mol $H_{2}SO_{4}$ có trong 3V dung dịch B:

$n_{H_{2}SO_{4}}$ = $\large \frac{0,5.3V}{1000}$ = 0,0015mol

– Nồng độ mol của dung dịch $H_{2}SO_{4}$ sau khi pha trộn:

$C_{M}$ = $\large \frac{1000.(0,0004+0,0015).V}{(2+3).V}$ = 0,38 mol/l

b)Pha chế dung dịch $H_{2}SO_{4}$ 0,3 M

Đặt x ml và y ml là thể tích các dung dịch axit A và B phải lấy để có dung dịch $H_{2}SO_{4}$ 0,3 mol/l.

- Số mol $H_{2}SO_{4}$ có trong x ml dung dịch A là:

$n_{H_{2}SO_{4}}$ = $\large \frac{0,2.x}{1000}$ = 0,0002x mol

- Số mol $H_{2}SO_{4}$ có trong y ml dung dịch B là:

$n_{H_{2}SO_{4}}$ = $\large \frac{0,5.y}{1000}$ = 0,0005y mol

- Từ công thức tính nồng độ mol, ta có:

0,3 = $\large \frac{1000.(0,0002x+0,0005y)}{x+y}$

- Giải phương trình ta có: x = 2y, nếu y = 1, thì x= 2.

Như vậy, ta phải trộn 2 thể tích dung dịch axit A với 1 thể tích dung dịch axit B để được dung dịch $H_{2}SO_{4}$ có nồng độ 0,3 mol/l.