§38. TỔNG KẾT - LUYỆN TẬP

1. Có những cụm từ sau: Sự cháy, phản ứng phân hủy, phản ứng hóa hợp, phản ứng tỏa nhiệt. Hãy chọn những cụm từ nào thích hợp để điền vào những chỗ trống trong các câu sau:

a) ... là phản ứng hóa học, trong đó có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

b) ... là phản ứng hóa học có sinh nhiệt trong quá trình xảy ra.

c) ... là phản ứng hóa học trong đó từ một chất sinh ra nhiều chất mới.

d) ... là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.

Đối với mỗi câu trên hãy dẫn ra một phương trình hóa học để minh họa.

2. Dùng khí $H_{2}$ để khử hết 50g hỗn hợp A gồm đồng (II) oxit và sắt (III) oxit. Biết trong hỗn hợp sắt (III) chiếm 80% khối lượng. Thể tích khí $H_{2}$ cần dùng là:

A. 29,4 lit;

B. 9,8 lit;

C. 19,6 lit;

D. 39,2 lit.

Tìm câu trả lời đúng.

3. Khi cho 13g kẽm tác dụng với 0,3mol HCl. Khối lượng muối $ZnCl_{2}$ được tạo thành trong phản ứng này là:

A. 20,4g ;

B. 10,2g;

C. 30,6g;

D. 40g.

4. a) Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau:

- cacbon đioxit + nước → axit cacbonic ($H_{2}CO_{3}$) (1)

- lưu huỳnh đioxit + nước → axit sunfurơ ($H_{2}SO_{3}$) (2)

- kẽm + axit clohiđric → kẽm clorua + $H_{2}$ (3)

- điphotpho pentaoxit + nước → axit photphoric ($H_{3}PO_{4}$) (4)

- chì (II) oxit + hiđro $\overset{t^{0}}{\rightarrow}$ chì (Pb) + $H_{2}O$ (5)

b) Mỗi phản ứng hóa học trên đây thuộc loại phản ứng nào, vì sao?

5. Viết công thức hóa học của những muối có tên gọi dưới đây: Đồng (II) clorua, kẽm sunfat, sắt (III) sunfat, magie hiđrocacbonat, canxi photphat, natri hiđrophotphat.

6. Từ những hóa chất cho sẵn $KMnO_{4}$, Fe, dung dịch $CuSO_{4}$, dung dịch $H_{2}SO_{4}$ loãng, hãy viết các phương trình hóa học để điều chế các chất theo sơ đồ chuyển hóa sau: Cu → CuO → Cu. Biết Fe có thể phản ứng với $CuSO_{4}$ theo phương trình:

7. Khử 50g hỗn hợp đồng (II) oxit và sắt (II) oxit bằng khí hiđro. Tính thể tích khí hiđro cần dùng, biết rằng trong hỗn hợp, đồng (II) oxit chiếm 20% về khối lượng. Các phản ứng đó thuộc loại phản ứng gì?

8. Hãy nêu phương pháp nhận biết các khí : cacbon đioxit, oxi, nitơ, hiđro.

HƯỚNG DẪN GIẢI VÀ TRẢ LỜI

1.a) Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học, trong đó có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

Ví dụ:

b) Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng hóa học có sinh nhiệt trong quá trình xảy ra.

c) Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó có một chất sinh ra nhiều chất mới.

Ví dụ:

d) Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.

2.Chọn C.

Ta có: $M_{CuO}$ = 80g; $M_{Fe_{2}O_{3}}$ = 160g.

Theo đề bài cho :

- Khối lượng $Fe_{2}O_{3}$ trong hỗn hợp là: $m_{Fe_{2}O_{3}}$ = $\large \frac{80}{100}$.50 = 40g.

- Số mol $Fe_{2}O_{3}$ tương ứng là: $n_{Fe_{2}O_{3}}$ = $\large \frac{40}{160}$ = 0,25mol

- Khối lượng CuO trong hỗn hợp là: $m_{CuO}$ = $\large \frac{20}{100}$.50 = 10g.

- Số mol CuO tương ứng là: $n_{CuO}$ = $\large \frac{10}{80}$ = 0,125mol.

Các phương trình phản ứng là:

- Số mol $H_{2}$ cần dùng cho hai phản ứng trên là: 0,125 + 0,75 = 0,875mol.

- Thể tích $H_{2}$ cần dùng cho hai phản ứng trên là: $V_{H_{2}}$ = 0,875.22,4 = 19,6 lít.

3. Chọn A.

Ta có: $n_{Zn}$ = $\large \frac{13}{65}$ = 0,2mol.

- Phương trình phản ứng:

- Từ phương trình phản ứng trên và so với đầu bài cho ta thấy lượng Zn dư, lượng HCl tác dụng hết, nên số mol $ZnCl_{2}$ sinh ra là 0,15mol.

- Khối lượng $ZnCl_{2}$ sinh ra là: $m_{ZnCl_{2}}$ = 0,15.136 = 20,4g.

4. a) Phương trình hóa học các phản ứng trên là:

b) Phản ứng 1, 2, 4 là phản ứng kết hợp, phản ứng 3 là phản ứng thế; phản ứng 5 vừa là phản ứng thế vừa là phản ứng oxi hóa khử.

5. Công thức hóa học của các chất là: đồng (II) clorua: $CuCl_{2}$, kẽm sunfat: $ZnSO_{4}$, sắt (III) sunfat: $Fe_{2}(SO_{4})_{3}$, magie hiđrocacbonat: $Mg(HCO_{3})_{2}$, canxi photphat: $Ca_{3}(PO_{4})_{2}$, natri hiđrophotphat: $Na_{2}HPO_{4}$.

6. Nguyên liệu cần cho biến đổi hóa học này là: Cu, $O_{2}$ và $H_{2}$. Các phương trình phản ứng là:

7. Ta có: $M_{CuO}$ = 64 + 16 = 80; $M_{FeO}$ = 56 + 16 = 72

Theo đề bài CuO chiếm 20% về khối lượng nên:

- Khối lượng CuO trong hỗn hợp là: $m_{CuO}$ = $\large \frac{20}{100}$.50 = 10g.

- Số mol CuO tương ứng là: $n_{CuO}$ = $\large \frac{10}{80}$ = 0,125mol

- Khối lượng FeO trong hỗn hợp là: $m_{FeO}$ = $\large \frac{80}{100}$.50 = 40g.

- Số mol FeO tương ứng là: $n_{FeO}$ = $\large \frac{40}{72}$ = 0,56mol

- Các phương trình phản ứng là:

- Số mol $H_{2}$ cần dùng cho hai phản ứng trên là:

$n_{H_{2}}$ = 0,56 + 0,125 = 0,685mol

- Thể tích $H_{2}$ cần dùng cho hai phản ứng trên là:

$V_{H_{2}}$ = 0,685.22,4 = 15,344 lít

- Các phản ứng trên đều thuộc phản ứng oxi hóa – khử.

8. Khí nào làm than hồng cháy sáng là khí oxi.

- Khí nào làm tắt ngọn nến đang cháy và làm đục nước vôi trong là cacbon đioxit ($CO_{2}$):

- Khi đưa que đóm cháy sáng vào các khí, khí nào cháy được với ngọn lửa màu xanh, đó là khí hiđro. Hoặc có thể cho các khí còn lại qua CuO nung nóng, khí nào làm đổi màu CuO là khí hiđro.

- Khí còn lại là nitơ.