Bài 50. KÍNH LÚP

A – KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Cấu tạo của kính lúp

- Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, dùng để quan sát các vật nhỏ.

- Mỗi kính lúp có một số bội giác nhất định (kí hiệu G), được ghi bằng các con số như : 2x ; 3x ; 5x...

- Giữa số bội giác và tiêu cự của thấu kính có hệ thức :

G = $\large \frac{25}{f}$ trong đó f được tính theo đơn vị xentimét.

2. Cách quan sát vật nhỏ qua kính lúp

- Khi quan sát vật nhỏ qua kính lúp, phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của thấu kính sao cho thu được một ảnh ảo lớn hơn vật. Mắt nhìn thấy ảnh ảo đó.

- Dùng kính lúp có số bội giác càng lớn thì ta nhìn thấy ảnh càng lớn.

B - HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI TRONG SGK VÀ GIẢI BÀI TẬP TRONG SBT

C1. Kính lúp có số bội giác càng lớn thì có tiêu cự càng ngắn.

C2. Tiêu cự dài nhất của kính lúp có số bội giác 1,5x là :

Từ hệ thức

C3. Nhìn qua kính lúp ta sẽ thấy ảnh của một vật là ảnh ảo, cùng chiều, to hơn vật.

C4. Muốn có ảnh như ở C3 thì ta phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của kính lúp.

C5. Một số trường hợp trong thực tế đời sống và sản xuất phải dùng đến kính lúp:

- Đọc những chữ viết nhỏ trên các tem, nhãn quảng cáo;

- Quan sát những chi tiết nhỏ trong máy móc hoặc đồ vật như : đồng hồ đeo tay, mạch điện tử của đài, ti vi... hoặc chi tiết nhỏ trên một bức tranh.

- Quan sát chi tiết nhỏ một một số loại côn trùng hoặc thực vật như: con muỗi, kiến, vi trùng, gân lá, rễ cây...

50.1. B.

50.2. C.

50.3. Khi quan sát một vật qua kính lúp, ta nhìn thấy ảnh của vật. Có thể làm thí nghiệm đơn giản để kiểm nghiệm lại điều này bằng cách đưa kính lúp lại gần một phần cái bút chì. Ta thấy phần bút chì được nhìn qua kính có kích thước lớn hơn phần bút chì nhìn ngoài kính.

50.4. Dùng kính lúp có số bội giác 3x ta sẽ nhìn thấy ảnh lớn hơn khi dùng kính lúp có số bội giác 2x khi quan sát cùng một vật trong cùng một điều kiện.

Kính lúp có số bộ giác 2x có tiêu cự dài hơn kính có số bội giác 3x.

50.5. a) Dựng ảnh (Hình 50.1).

b) Ảnh ảo lớn hơn vật.

c) Xét $\Delta$OAB đồng dạng với $\Delta$OA'B' ta có hệ thức :

Xét $\Delta$FOI đồng dạng với $\Delta$F'A'B' ta có hệ thức :

Kết hợp (1) và (2) giải ra ta có A'B' = 5AB.

50.6*. a) Vẽ hình tương tự như hình 50.1.

Cách giải tương tự như bài 50.5 ta có: OA' = 90 cm; OA = 9 cm.

b) Cũng giải tương tự như trên ta có OA' = 360 cm ; OA = 36 cm.

c) Trong cả hai trường hợp ảnh đều cao 10 mm. Trong trường hợp a) ảnh cách mắt 90 cm, trường hợp b) ảnh cách mắt 360 cm. Vậy trường hợp a) ảnh gần mắt hơn trường hợp b), do đó người quan sát sẽ có cảm giác ảnh ở trường hợp a) lớn hơn.

50.7. D.

C- BÀI TẬP BỔ SUNG

50a. Một người dùng kính lúp có số bội giác 4x để quan sát một vật nhỏ. Hỏi người đó phải đặt vật cách kính bao nhiêu?

50b. Dùng thấu kính có số bội giác 5x để quan sát một vật nhỏ. Hãy lựa chọn vị trí đặt vật để quan sát được ảnh lớn nhất khi vật đặt cách kính một khoảng d như sau:

A. d = 1 cm.

B. d = 3 cm.

C. d = 5,5 cm.

D. d = 4,5 cm

Hãy giải thích cách lựa chọn.

HƯỚNG DẪN GIẢI

50a. Tiêu cự của thấu kính là:

Khi nhìn qua kính lúp là ta quan sát ảnh ảo của vật. Vậy muốn có ảnh ảo thì ta phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của thấu kính, có nghĩa là phải đặt vật trong khoảng 6,25 cm trước kính để quan sát.

50b. D. Tương tự như bài 50a, ta có f = 5 cm. Khi đặt vật trong khoảng 5 cm ta sẽ quan sát được ảnh ảo, đặt vật càng gần tiêu điểm thì ảnh càng lớn. Vậy trong các trường hợp trên, đặt vật ở vị trí d = 4,5 cm sẽ quan sát được ảnh lớn nhất.