Bài 48. MẮT
A – KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Cấu tạo của mắt
- Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thuỷ tinh và màng lưới.
- Thể thuỷ tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh, còn màng lưới như phim. Ảnh của một vật mà ta nhìn hiện trên màng lưới.
2. Sự điều tiết của mắt
Trong quá trình điều tiết thì thuỷ tinh thể bị co dãn, phồng lên hoặc dẹt xuống, để cho ảnh hiện trên màng lưới rõ nét.
3. Điểm cực cận và điểm cực viễn
- Điểm xa mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được khi không điều tiết gọi là điểm cực viễn.
– Điểm gần mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được gọi là điểm cực cận.
B – HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI TRONG SGK VÀ GIẢI BÀI TẬP TRONG SBT
C1. Xét về mặt quang học, những điểm giống nhau về cấu tạo giữa con mắt và máy ảnh là :
- Thể thuỷ tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh ;
- Màng lưới trong con mắt đóng vai trò như phim trong máy ảnh.
C2. Hình 48.1.
Xét $\Delta$ABO đồng dạng với $\Delta$A'B'O, ta có hệ thức :
Từ (1), theo bài ra h và d' không thay đổi, vậy nếu d càng nhỏ tức là nhìn vật ở gần thì ảnh của vật to ra. Ngược lại nếu nhìn vật ở xa thì ảnh của vật lại nhỏ đi.
Xét $\Delta$OIF' đồng dạng với $\Delta$A'B'F', ta có hệ thức :
Từ (2), theo bài ra h và d' không thay đổi, vậy nếu h' càng nhỏ có nghĩa là khi nhìn thấy ảnh nhỏ thì tiêu cự f phải lớn và ngược lại khi nhìn thấy ảnh to thì tiêu cự của mắt lại nhỏ đi.
Kết hợp (1) và (2) ta thấy : Khi nhìn các vật ở càng xa thì tiêu cự của mắt càng lớn, khi nhìn các vật ở càng gần thì tiêu cự của mắt càng nhỏ.
C5. Tương tự như lời giải câu C6 bài 47.
Chiều cao của ảnh cột điện trên mạng lưới của mắt là :
C6*. Khi nhìn các vật ở càng xa thì tiêu cự của thể thuỷ tinh của mắt càng lớn. Vậy khi nhìn các vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể thuỷ tinh là lớn nhất (dài nhất). Khi nhìn các vật ở càng gần thì tiêu cự của thể thuỷ tinh càng nhỏ. Vậy khi nhìn các vật ở điểm cực cận thì tiêu cự của thể thuỷ tinh là nhỏ nhất (ngắn nhất).
48.1. D;
48.2. a - 3; b - 4; c - 1; d - 2;
48.3. Tương tự câu C5. Tính được h' = 0,64 cm.
48.4*. Khi nhìn một vật ở rất xa thì tiêu cự của thể thuỷ tinh là 2 cm. Ta có:
$f_{\infty }$ = OA' = 2 cm (Hình 48.1)
Khi nhìn vật ở cách mắt 50 m, ta có :
Mặt khác, từ kết quả ở C2, ta có :
Do đó:
Vậy độ thay đổi tiêu cự của thể thuỷ tinh là :
$\Delta$f = $f_{\infty }$ - OF' = 2 - 1,9992 = 0,0008 cm
48.5. B.
48.6. A.
48.7.C.
48.8. D.
48.9. a – 3; b - 4; c - 1; d - 2.
48.10. a - 4; b - 2; c - 1; d - 3.
C- BÀI TẬP BỔ SUNG
48a. Xét về mặt quang học, màng lưới trong con mắt tương ứng với bộ phận nào của máy ảnh?
A. Buồng tối.
B. Vật kính.
C. Màn hứng ảnh.
D. Không phải ba bộ phận nói trên.
48b. Hệ thức nào dưới đây là đúng ? Biết rằng f là tiêu cự của thể thuỷ tinh khi nhìn vật ở khoảng nhìn rõ, $f_{v}$ là tiêu cự của thể thuỷ tinh khi nhìn vật ở điểm cực viễn, $f_{c}$ là tiêu cự của thể thuỷ tinh khi nhìn vật ở điểm cực cận.
A. f < $f_{c}$ < $f_{v}$
B. $f_{v}$ > f > $f_{c}$.
C. $f_{c}$ > f > $f_{v}$.
D. $f_{v}$ < $f_{c}$ < f.
HƯỚNG DẪN GIẢI
48a. B.
48b. B.