Bài 39. TỔNG KẾT CHƯƠNG II: ĐIỆN TỪ HỌC

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG SGK

1. lực từ ; kim nam châm.

2. C.

3. Xem câu 5 phần kiến thức trọng tâm.

4. D.

5. (cảm ứng) (số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của khung dây biến thiên).

6. Cách 1: Treo thanh nam châm bằng một sợi dây mềm, không dãn, không xoắn ở chính giữa thanh để cho thanh nam châm nằm ngang.

Đầu nào của thanh nam châm quay về hướng Bắc địa lí là cực Bắc.

Cách 2: Đưa thanh nam châm này lại gần một kim nam châm thử, dựa vào sự tương tác giữa chúng để xác định cực từ của thanh nam châm.

7. a) Xem câu 3 phần kiến thức trọng tâm.

b) Đường sức từ ở trong lòng cuộn dây được vẽ như hình 39.1.

8. Giống nhau: Bộ phận chính gồm nam châm và cuộn dây dẫn.

Khác nhau về hoạt động : Loại máy phát điện thứ nhất có cuộn dây dẫn quay, nam châm đứng yên. Loại máy phát điện thứ hai có nam châm quay, cuộn dây dẫn đứng yên.

9. Hai bộ phận chính là nam châm và khung dây dẫn. Ban đầu, đặt khung dây dẫn của động cơ song song với các đường sức từ của nam châm. Cho dòng điện một chiều chạy vào khung dây thì hai cạnh đối diện cắt các đường sức từ của khung chịu tác dụng của hai lực từ ngược chiều nên khung quay quanh trục của nó. Nhờ bộ góp điện nên dòng điện trong khung được đổi chiều vào đúng lúc thích hợp nên khung quay liên tục.

10. Lực điện từ được xác định như hình 39.2.

Cách xác định:

- Xác định chiều dòng điện chạy qua ống dây.

- Dùng quy tắc nắm tay phải, xác định chiều đường sức từ trong lòng ống dây.

- Dùng quy tắc bàn tay trái, xác định chiều lực điện từ tác dụng lên điểm N của dây dẫn vuông góc với mặt phẳng hình vẽ và hướng vào trong.

11. a) Vì công suất hao phí do toả nhiệt trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây nên muốn giảm công suất hao phí cần phải dùng máy biến thế để tăng hiệu điện điện thế.

b)

c)

13. a) Khi khung dây quay quanh trục PQ thì tại bất cứ vị trí nào, các đường sức từ cũng luôn nằm trên mặt phẳng của khung nên số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của khung luôn không đổi (bằng không) nên trong khung dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng.