Bài 26. ỨNG DỤNG CỦA NAM CHÂM

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Nam châm được ứng dụng rộng rãi trong thực tế, như được dùng để chế tạo loa điện, rơ le điện từ, chuông báo động và nhiều thiết bị tự động khác.

B. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI TRONG SGK VÀ GIẢI BÀI TẬP TRONG SBT

C1. Khi đóng công tắc K thì dòng điện chạy trong mạch điện 1 làm cho nam châm điện hút thanh sắt và đóng kín mạch điện 2, khi đó động cơ M sẽ làm việc.

C2. - Khi đóng cửa, chuông không kêu vì mạch điện 2 hở.

- Khi cửa bị hé mở đã làm hở mạch điện 1, nam châm điện N mất hết từ tính, miếng sắt S rơi xuống và tự động đóng kín mạch điện 2 nên chuông kêu.

C3. Được. Vì khi đưa nam châm lại gần vị trí có mạt sắt, nam châm sẽ tự động hút mạt sắt ra khỏi mắt.

C4. Khi dòng điện qua động cơ tăng quá mức cho phép, tác dụng từ của nam châm điện mạnh lên. Khi đó lực hút của nam châm điện lên thanh sắt S thắng lực đàn hồi của lò xo và nam châm điện hút chặt lấy thanh sắt làm cho mạch điện tự động ngắt mạch.

26.1. Vì muốn làm một nam châm điện mạnh ta có thể tăng cường độ dòng điện qua các vòng dây hoặc tăng số vòng của ống dây. Trong trường hợp dòng điện qua ống dây có cường độ cho trước thì nên quấn nhiều vòng dây dẫn.

26.2. Cách đặt thanh thép được mô tả như hình 26.1. Các đường sức từ của từ trường nam châm điện đi ra từ cực Bắc qua thanh thép vào cực Nam của nam châm điện. Khi đó, các đường sức từ đi vào đầu sơn xanh và đi ra đầu sơn đỏ của thanh thép.

Như vậy sau khi bị từ hoá thì thanh thép trở thành một nam châm vĩnh cửu có đầu sơn đỏ là cực Bắc.

26.3. a) Phụ thuộc vào số vòng dây của các cuộn dây và cường độ dòng điện chạy qua chúng.

b) Khi có dòng điện chạy qua hai cuộn dây thì kim la bàn sẽ nằm định hướng theo hướng của từ trường bên trong các cuộn dây, nghĩa là nằm vuông góc với dây dẫn trên bề mặt hộp.

26.4. Khi có dòng điện đi qua ống dây D thì tấm sắt S bị hút vào trong lòng ống dây, làm cho kim chỉ thị K quay quanh trục O và đầu kim dịch chuyển trên mặt bảng chia độ.

26.5. B;

26.6. B.

26.7. Khi cho dòng điện không đổi chạy vào cuộn dây của loa điện thì lực từ của nam châm vĩnh cửu tác dụng lên cuộn dây chỉ làm cho cuộn dây chuyển động đến một vị trí nào đó và dừng lại, không làm cho cuộn dây dao động. Vì vậy màng loa không dao động nên loa không kêu.

C. BÀI TẬP BỔ SUNG

26a. Dụng cụ nào sau đây không có nam châm ?

A. La bàn.

B. Loa điện.

C. Ampe kế điện từ loại đơn giản.

D. Rơ le điện từ.

26.b. Ta biết rằng nam châm điện là bộ phận chủ yếu của các cần cẩu để cẩu các vật bằng sắt hay thép. Hãy giải thích tại sao khi cần cẩu nâng các vật bằng thép lên cao hoặc di chuyển chúng thì mặc dù đã ngắt dòng điện qua nam châm điện mà các vật bằng thép vẫn không bị rơi xuống ? Muốn các vật bằng thép đó rơi xuống thì phải làm thế nào ?

HƯỚNG DẪN GIẢI

26a. C.

26b. Khi các vật bằng thép tiếp xúc với nam châm điện có từ trường rất mạnh thì các vật bằng thép bị nhiễm từ rất mạnh và trở thành nam châm. Vì thép có đặc tính khi ngắt dòng điện qua nam châm điện thì các vật bằng thép vẫn giữ được từ tính và trở thành nam châm vĩnh cửu nên không bị rơi xuống. Muốn các vật bằng thép đó rơi xuống chỉ cần đổi chiều dòng điện qua nam châm điện.