Bài 23. TỪ PHỔ - ĐƯỜNG SỨC TỪ

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Phần từ phổ ở bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua rất giống phần từ phổ ở bên ngoài thanh nam châm.

2. Quy tắc nắm tay phải : Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

Lưu ý : Ngoài việc dùng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều đường sức từ trong lòng ống dây điện, còn có thể xác định chiều đường sức từ trong lòng ống dây điện như sau : Nhìn vào một đầu ống dây điện, nếu dòng điện chạy cùng chiều kim đồng hồ thì đầu đó là cực Nam, nếu ngược chiều kim đồng hồ thì đầu đó là cực Bắc.

B. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI TRONG SGK VÀ GIẢI BÀI TẬP TRONG SBT

C1. Các mạt sắt xung quanh nam châm được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm. Càng ra xa nam châm, các đường này càng thưa dần.

C2. Trên mỗi đường sức từ, kim nam châm định hướng theo một chiều nhất định.

C3. Đường sức từ có chiều đi vào cực Nam và đi ra từ cực Bắc của thanh nam châm.

C4. Các đường sức từ được vẽ như hình 23.1. Ở khoảng giữa hai từ cực của nam châm hình chữ U, các đường sức từ gần như song song với nhau.

C5. Vì đường sức từ đi vào ở đầu B của thanh nam châm nên đầu B là cực Nam, đầu A là cực Bắc.

C6. Hình 23.2.

23.1. Dùng mũi tên đánh dấu chiều của các đường sức từ đi qua các điểm A, B, C. Từ đó vẽ các kim nam châm ở các điểm A, B, C (Hình 23.3).

23.2. Căn cứ vào sự định hướng của kim nam châm, vẽ chiều đường sức từ đi qua điểm C. Từ đó xác định tên các từ cực của thanh nam châm và chiều các đường sức từ đi qua các điểm D, E (Hình 23.4).

23.3. D.

23.4. - Đối với thanh nam châm : Vì đường sức từ đi vào ở đầu A của thanh nam châm nên đầu A là cực Nam, đầu B là cực Bắc.

- Đối với nam châm hình chữ U: Vì đường sức từ đi vào ở đầu số 1 của nam châm nên đầu số 1 là cực Nam, đầu số 2 là cực Bắc

23.5. Hình 23.5.

23.6. C.

23.7. A.

23.8. B.

23.9. B.

C. BÀI TẬP BỔ SUNG

23a. Trên hình 23.6 có một kim nam châm vẽ sai chiều. Hãy chỉ ra đó là kim nam châm nào và vẽ lại cho đúng. Ghi rõ tên các từ cực của thanh nam châm.

23b. Có hai hộp gỗ kín giống hệt nhau, nặng như nhau. Một hộp đựng thanh nam châm, một hộp đựng nam châm hình chữ U. Không mở hộp, làm thế nào để biết thanh nam châm ở trong hộp nào?

HƯỚNG DẪN GIẢI

23a. Kim nam châm vẽ sai chiều là kim số 2. Đầu thanh nam châm gần kim nam châm số 3 là từ cực Nam (S).

23b. Rắc đều một lớp mạt sắt trên tấm nhựa đặt trên nắp của hai hộp, gõ nhẹ tấm nhựa. Quan sát từ phổ tạo trên tấm nhựa để xác định thanh nam châm ở trong hộp nào.