I. DÀN Ý

1. Mở bài:

* Giới thiệu sơ lược về tác giả Xuân Quỳnh.

- Xuân Quỳnh (1942 - 1988) quê ở làng La Khê tỉnh Hà Đông cũ, nay thuộc Hà Nội, nổi tiếng với nghề nuôi tằm, dệt lụa.

- Từ một diễn viên múa, chị đã tự học, âm thầm sáng tác và sau một thời gian thì trở thành nhà thơ chuyên nghiệp với nhiều tập thơ đã được xuất bản.

- Thơ Xuân Quỳnh đằm thắm, sâu sắc, tươi rói sự sống và ấm áp tình người. Chị đã để lại cho đời nhiều bài thơ hay.

- Bài thơ Sóng sáng tác năm 1967, in lần đầu trong tập Hoa dọc chiến hào, xuất bản năm 1968. Qua bài thơ, tác giả nói với mình, với mọi người về tình yêu trẻ trung, nồng nhiệt gắn liền với khát vọng hạnh phúc muôn thuở của con người.

2. Thân bài:

* Phân tích hình tượng sóng.

+ Sóng là một hình ảnh ẩn dụ thường thấy trong thơ cổ điển, được dùng để nói về tình yêu nam nữ.

+ Cảm xúc nồng nhiệt, dạt dào của Xuân Quỳnh đã mang tới cho hình tượng sóng một vẻ đẹp mới lạ, hấp dẫn.

- Tác giả mượn sóng nước để biểu đạt những trạng thái đa dạng, phức tạp của tình yêu.

- Bài thơ được dệt nên từ hình tượng sóng. Giữa sóng và tâm trạng người con gái đang khao khát tình yêu có nhiều nét tương đồng.

- Hình tượng sóng được hoàn thiện dần qua từng đoạn thơ, qua từng bước khám phá và thể hiện của tác giả. Hình ảnh sống dẫn dắt nhà thơ tới những suy ngẫm, chiêm nghiệm sâu sắc về bản chất tình yêu.

+ Sáng tạo nghệ thuật của Xuân Quỳnh là ở sự kết hợp tài tình giữa thể thơ năm chữ, nhịp điệu linh hoạt, giàu nhạc tính và các hình ảnh tương phản mang tính ẩn dụ sâu sắc.

Hình ảnh song đội của anh - em; sóng - bờ đan xen, hoà quyện và bổ sung ý nghĩa cho nhau để hoàn chỉnh bức tranh tình yêu, khẳng định quy luật tình yêu: tình yêu - nỗi nhớ - sự thuỷ chung - khát vọng hạnh phúc bền lâu.

3. Kết bài:

- Với bài thơ Sóng, Xuân Quỳnh đã thể hiện được nét riêng của mình trong phong cách sáng tác. Thơ chị giàu cảm xúc và thường bộc bạch nội tâm.

- Xuân Quỳnh khẳng định tình yêu đích thực phải chân thành, hồn nhiên, trong sáng và mãnh liệt, thuỷ chung.

- Bài thơ Sóng có sức sống lâu dài bởi nó thể hiện khát vọng tình yêu muôn thuở của con người.

II. BÀI LÀM

Xuân Quỳnh là cô gái đẹp người đẹp nết của làng lụa La Khê, Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Mê thơ, tự học và âm thầm viết, dần dần chị đã trở thành một nhà thơ chuyên nghiệp. Sự nghiệp sáng tác của Xuân Quỳnh khá lớn so với các nhà thơ nữ Việt Nam hiện đại. Trong ba mươi năm sáng tác, chị đã có tới mười bảy tác phẩm được xuất bản, trong đó có mười ba tập thơ (bốn tập in chung). Thơ Xuân Quỳnh từ lâu đã đi vào đời sống và được chép khả nhiều trong sổ tay văn học, nhất là của các nữ sinh. Những bài Thuyền và biển, Thơ tình cuối mùa thu được phổ nhạc càng trở nên quen thuộc với công chúng. Sóng là bài thơ tình hay nhất, hội tụ những nét tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Xuân Quỳnh. Trong bài thơ này, nhà thơ không định nghĩa và diễn giải về tình yêu một cách giản đơn mà mượn hình tượng sóng thay cho lời giãi bày chân thực về khát vọng tình yêu nồng nàn, tha thiết của tuổi trẻ.

Xuân Quỳnh đã nối tiếp truyền thống trong văn học là lấy sóng để hình dung tình yêu. Sóng tình được so sánh với sóng nước : Sóng tình dường đã xiêu xiêu,... Lạ cho cái sóng khuynh thành... (Nguyễn Du), Dâng cả tình yêu lên sóng mắt (Xuân Diệu)... Người xưa đã có câu: Sắc bất ba đào dị nịch nhân (Sắc không có sóng, dìm người như chơi). Ý thơ tuy cũ nhưng vào thơ Xuân Quỳnh thì nó lại có vẻ đẹp lấp lánh khác lạ, bởi cách thể hiện độc đáo và tinh tế. Cảm xúc chân thành, say đắm đã đem lại vẻ đẹp mới mẻ cho hình tượng tưởng chừng như đã cũ kĩ, sáo mòn.

Bài thơ Sóng thể hiện sinh động nỗi băn khoăn day dứt khôn nguôi trong quá trình tự nhận thức về tình yêu cùng nỗi nhớ da diết, sâu lắng và khao khát vươn tới tình yêu trọn vẹn, thuỷ chung. Cao hơn nữa là khát vọng mãnh liệt về hạnh phúc vĩnh hằng. Mượn hình tượng sóng, Xuân Quỳnh thể hiện tâm trạng đang bùng cháy ngọn lửa yêu thương và khẳng định tình yêu mãnh liệt sẽ vượt qua mọi trở ngại để đi đến bến bờ hạnh phúc.

Cái hay của bài thơ Sóng trước hết là ở âm điệu nhịp nhàng, linh hoạt giống như những con sóng nhấp nhô, dào dạt triền miên trên đại dương bao la. Nó thể hiện những cung bậc khác nhau của cảm xúc đang dâng tràn trong trái tim yêu. Âm điệu bài thơ Sóng được tạo nên bởi hai yếu tố chính. Yếu tố thứ nhất là thể thơ năm chữ có khả năng gợi tả sự nhịp nhàng của sóng. Xuân Quỳnh tỏ ra rất linh hoạt, phóng túng khi ngắt nhịp và phối âm bằng - trắc để miêu tả nhịp sống khi êm dịu, khoan thai, khi ào ạt, dữ dội. Yếu tố thứ hai là phương thức liên kết ngôn từ và hình ảnh. Tác giả mượn hình ảnh sống để diễn đạt tình yêu cho nên âm điệu bài thơ là sự hoà trộn giữa âm thanh, nhịp điệu của sóng với những trăn trở, khát khao, nhớ thương, hờn giận... trong lòng người con gái đang yêu. Âm hưởng của bài thơ khiến người đọc liên tưởng đến hình ảnh những lớp sóng đại dương vô tận. Kết cấu bài thơ dựa trên sự hoà hợp nhuần nhị giữa hai hình tượng trữ tình: sóng và em. Có thể mượn sóng nước xôn xao để diễn tả sóng lòng dào dạt của người con gái đang khao khát tình yêu đôi lứa. Khi yêu, người ta thường vượt ra khỏi cái tôi nhỏ bé của mình để bước vào một thế giới mới lạ, rộng lớn, hơn. Cô gái đang yêu đứng trước tình yêu như đứng trước biển cả bao la. Cô tìm thấy sự đồng điệu giữa mình và sóng, cô phân thân, hoá thân vào sóng. Sóng giống như em, luôn luôn thao thức, luôn luôn xao động, tự biểu hiện mình để hiểu mình hơn.

Ở mỗi khổ thơ, sóng hiện lên với một diện mạo, một ý nghĩa riêng. Cả bài thơ đem lại ấn tượng tổng hợp về hình tượng sóng luôn luôn biến đổi muôn hình muôn vẻ, phức tạp nhiều khi đến khó hiểu nhưng lại thống nhất ở bề sâu của quy luật tự nhiên: gió sinh ra sóng, sóng là nỗi khát khao của bờ, sóng ngàn năm rụ Vỗ bến bờ, để mãi mãi ngàn năm sau những con sóng đại dương vẫn cất cao lời ca ngợi tình yêu bất diệt. Qua mỗi khám phá về sóng, người con gái đang yêu lại tìm thấy mình trong đó.

Mở đầu bài thơ là trạng thái tâm lí đặc biệt của người thiếu nữ đang khao khát tình yêu:

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể.

Sông ở đây là ẩn dụ chỉ con người, sóng là ẩn dụ chỉ tâm trạng đang yêu của người con gái. Những thái cực đối lập của sóng: Dữ dội, dịu êm, ồn ào, lặng lẽ có gì tương đồng với những thái cực trong tình yêu như yêu thương, hờn giận, thắm thiết, hững hờ... chăng ? Sông không hiểu nổi mình, Sóng tìm ra tận bể, ra tận nơi mênh mông rộng, vô cùng sâu, nơi trời nước bao la khi có gió nồm nam êm nhẹ, khi có bão tố dữ dội. Sông, bể là sự tương phản về không gian giữa một nơi bé nhỏ, chật hẹp với một nơi vô cùng, vô tận. Chỉ ra tận bể, sóng mới có thể hiểu hết mình và hiểu thế nào là bản chất của tình yêu.

Xuân Quỳnh đã bộc bạch một cách hồn nhiên, trong sáng những suy nghĩ của mình về tình yêu. Tình yêu cũng giống như sóng biển, như gió trời vậy, cũng có những đặc điểm đối nghịch đến kì lạ, làm sao mà hiểu cho hết được ?! Tình yêu là tình cảm tự nhiên nhưng cũng chất chứa nhiều điều bất ngờ, khó hiểu như sóng nước đại dương. Xuân Diệu đã từng băn khoăn, bối rối : Làm sao cắt nghĩa được tình yêu ? Tuy thế nhưng chưa bao giờ loài người thoát khỏi sự cám dỗ đầy ma lực của nó.

Ở đoạn thơ này, sóng nước đã chuyển nghĩa sang sống tình. Sóng nước, sóng tình đến quyền, bổ sung ý nghĩa cho nhau. Thế là dù đã ra tận bể mà sóng vẫn chưa hiểu nổi mình. Em cũng đã hoà nhập vào biển lớn của tình yêu anh mà nào em đã hiểu em. Em yêu anh từ đâu ? Từ khi nào ? Từ cái gì ? Ánh mắt, nụ cười hay giọng nói? Em cũng không biết nữa. Mà biết để làm gì? Truy nguyên cho chính xác để làm gì, bởi anh và em chỉ cần hiểu rằng ta yêu nhau là đủ.

Tự nhiên như hơi thở, cần thiết như cơm ăn áo mặc hằng ngày nhưng tình yêu là gì thì không ai giải thích nổi. Sóng không hiểu khởi thuỷ, cũng như tình yêu không hiểu khởi nguồn. Sức quyến rũ ghê gớm của nó có lẽ ở chỗ đó chăng ? Điều thiêng liêng nhất, tuyệt diệu nhất trong tình yêu là sự đồng cảm, hoà hợp sâu xa giữa hai tâm hồn, hai nửa cuộc đời tự nguyện gắn bó với nhau để tạo thành một chỉnh thể trọn vẹn, vĩnh viễn. Chính vì thế mà Xuân Quỳnh đã dùng hình tượng sóng để giãi bày chân thực khát vọng tình yêu mãnh liệt của mình. Khát vọng tình yêu của người con gái đã vượt lên những băn khoăn và cách trở:

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ.

Tình yêu giống như những con sóng có từ ngàn xưa, nhưng khi Xuân Quỳnh viết: Nỗi khát vọng tình yêu, Bồi hồi trong ngực trẻ nghĩa là nhà thơ đã nêu được nét đặc trưng nhất của tình yêu. Khát vọng tình yêu khác hẳn ước vọng tình yêu. Ước vọng chỉ mới là ao ước và hi vọng, còn khát vọng thì đã là sự đam mê cháy bỏng, mãnh liệt vô cùng!

Trước muôn trùng sóng bể

Em nghĩ về anh, em

Em nghĩ về biển lớn

Từ nơi nào sóng lên ?

Đây có thể xem là thời điểm “ then chốt” trên hành trình nhận thức của người con gái đang yêu. Nếu sóng đã tìm ra tận bể để tự hiểu mình thì em cũng tìm đến tình yêu anh để hiểu sâu hơn về con người đích thực của em. Trước không gian bao la là biển cả, làm sao em không trăn trở với những câu hỏi từ ngàn xưa vốn là những băn khoăn, triết lí mang tầm vũ trụ. Bao câu hỏi cứ vương vấn trong tâm hồn em, làm cho em trăn trở, thao thức không nguôi:

Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu ?

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau.

Giữa đại dương mênh mông ấy, nơi nào là nơi bắt đầu của sóng? Khó mà trả lời cho chính xác, song vẫn có thể nói rằng: Sóng bắt đầu từ gió. Có gió mới có sóng, tất nhiên là thế. Vậy Gió bắt đầu từ đâu ? Câu trả lời không phải dễ bởi nó cũng bí ẩn, kì lạ như câu hỏi tình yêu bắt đầu từ đâu vậy. Sự giải thích của Xuân Quỳnh cho thấy một quy luật phổ biến trong tình yêu đi là trực cảm đến trước lí trí. Xuân Quỳnh đã dùng liên tiếp hai câu hỏi tu từ: Từ nơi nào sóng lên ? Gió bắt đầu từ đâu ? vừa để nói lên cái trăn trở, băn khoăn, vừa khẳng định niềm đam mê không gì sánh được của tình yêu. Cũng như sóng, như gió, tình yêu là sức mạnh tự nhiên, mang vẻ đẹp tự nhiên. Khát vọng tình yêu thường gắn liền với nỗi nhớ. Sóng từ sông tìm ra bể, sóng nhớ bờ dù ở dưới lòng sâu hay trên mặt nước, bất kể ngày hay đêm:

Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức.

Xuân Quỳnh không ngại nói thẳng ra nỗi nhớ người yêu đau đáu của mình. Yêu và nhớ là hai mặt của tình yêu. Yêu say đắm thì nhở thiết tha. Nhà thơ vẫn mượn chuyện sóng để nói chuyện tình. Chỉ có sóng ở đại dương mênh mông mới có thể so sánh được với nỗi nhớ. Con sóng dưới lòng sâu, Con sóng trên mặt nước là những cung bậc khác nhau của nỗi em nhớ anh. Sóng trên mặt nước dù có lớn cũng còn có thể lựa chiều mà vượt, chứ con sóng dưới lòng sâu âm thầm khó nhận thấy mới thật sự dữ dội, khôn lường. Nhưng dù trên mặt nước hay dưới lòng sâu thì sóng đều đến với bà. Bà là nơi đến của sóng để sóng ve vuốt, vỗ về, là cái đích để sóng đi đâu về đâu cũng nhớ : Ôi con sóng nhớ bờ, Ngày đêm không ngủ được. Nỗi nhớ có lúc biểu hiện trên bề mặt và cũng có lúc ẩn chứa tận dưới lòng sâu. Xa anh, em nhớ, nhưng đó mới là nỗi nhớ trên bề mặt. Còn hờn anh, giận. anh em nhở mới là nỗi nhớ dưới lòng sâu. Nó xoáy cuộn, da diết, khắc khoải, thổn thức đến trào nước mắt. Thức mà nhớ, là chuyện thường tình. Còn em nhớ anh đến mức : Cả trong mơ còn thức thì quả là nỗi nhớ đã lên tới đỉnh điểm. Thức trong mơ - một nghịch lí đặc sắc. Quả là nỗi nhớ đã ăn sâu vào tiềm thức, không bao giờ nguôi ngoai.

Đoạn thơ này đặc biệt chỉ có hai câu, khác với những khổ bốn câu trước và sau nó. Ở trên, nhân vật trữ tình còn nhờ lời sóng để bày tỏ lòng mình thì đến đây đã trực tiếp cất lên tiếng nói tha thiết, chân tình. Nỗi nhớ còn được gắn liền với khái niệm thời gian vô tận và không gian vô biên. Với thời gian, nỗi nhớ không phân biệt ngày đêm. Với không gian, nó chẳng có nhiều phương hướng. Không gian có bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc chứ tình yêu của em chỉ có một phương, đó là anh. Chỉ riêng anh là khiến em luôn nghĩ tới và hướng về:

Dẫu xuôi về phương bắc

Dẫu ngược về phương nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh một phương.

Nếu tình yêu là một quy luật của tự nhiên thì sự thuỷ chung lại là quy luật của tình yêu: Nơi nào em cũng nghĩ, Hướng về anh một phương. Lời thề giản dị mà sâu sắc và xúc động. Những người đang yêu bao giờ cũng hướng về nhau. Họ là mặt trời suốt đời soi sáng và sưởi ấm cho nhau. Tình yêu dù trong sáng, mãnh liệt tới đâu chăng nữa thì cũng vẫn gắn với đời thường, mà đời thường lại vốn nhiều dâu bể. Vì thế ngoài sự say mê, những người đang yêu còn phải có đủ ý chí và nghị lực để vượt qua mọi giông bão của cuộc đời với niềm tin son sắt. Vậy thì những người đang yêu hãy nhìn vào sóng, hãy học bài học từ sóng :

Ở ngoài kia đại dương

Trăm ngàn con sóng đó,

Con nào chẳng tới bờ,

Dù muôn với cách trở.

Dù gió xô bão giạt tới phương nào đi nữa thì cuối cùng sống cũng tìm đến với bờ. Em cũng vậy, cho dù gian nan, cách trở đến đâu, lòng em, tình em cũng vẫn hướng về anh. Niềm tin và nghị lực em tìm thấy ở thiên nhiên và ở chính mình. Khi đã thực lòng yêu, Dù muôn với cách trở, chúng mình vẫn vượt qua hết để đến với nhau. Em tự động viên mình và cũng là động viên anh để chúng ta có thêm nghị lực trên con đường đến với hạnh phúc đích thực.

Nếu ở những khổ thơ trên, hai hình tượng sóng và em đan cài, quấn quýt vào nhau như hình với bóng, bổ sung cho nhau nhằm đặc tả một tình yêu đẹp đẽ, nồng nàn, thuỷ chung thì đến đoạn này, dường như những con sóng lặng dần đi, nhường chỗ cho những suy tư sâu xa về cuộc đời, năm tháng, về các quy luật vĩnh cửu của tự nhiên:

Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa.

Tình yêu đẹp đẽ là thế, thiêng liêng là thế nhưng thật mong manh, khó nắm bắt, khó giữ gìn. Một linh cảm lo lắng thấp thoáng mơ hồ về lòng người có thể đổi thay, tình yêu có thể vơi cạn, phai nhạt theo dòng chảy vô tận của thời gian. Băn khoăn, lo lắng nhưng vẫn không với tin tưởng. Mọi chuyện rồi sẽ qua đi: cuộc đời, năm tháng... và mây kia cũng cứ bay mãi vào cõi xa xăm, vô định. Cuối cùng: Chỉ còn em và anh, cùng tình yêu ở lại.

Ở khổ thơ cuối, khát vọng tình yêu của nhà thơ thật mãnh liệt. Nhà thơ ao ước tình yêu vượt khỏi cái hữu hạn của đời người để tồn tại vĩnh viễn, bất diệt như những con sóng vô hạn vô hội:

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ.

Sự phát triển, thăng hoa của cảm xúc và ý tưởng ở đoạn kết được thể hiện thật rõ ràng. Chủ thể trữ tình đứng trước muôn trùng sóng bể mà nghĩ về đôi lứa (anh em), nghĩ về tình yêu (biển lớn). Tình yêu đã bùng cháy thành ngọn lửa khát vọng nhưng vẫn khiêm nhường, kín đáo. Em ao ước được hoả thân Thành trăm con sóng nhỏ để được hoà nhập vào Giữa biển lớn tình yêu, nghĩa là ước muốn đạt được tình yêu vĩnh hằng. Nhà thơ muốn biến cái hữu hạn của đời người thành cái vô hạn của thiên nhiên và hoà tan tình yêu vào thiên nhiên vĩnh cửu để ngàn năm sau, những con sóng đại dương vẫn cất cao tiếng hát ca ngợi tình yêu. Đó cũng là khát vọng cháy bỏng của con người từ trước tới nay.

Trong bài thơ, hình tượng sống được khắc hoạ toàn vẹn qua mạch liên kết giữa các khổ thơ với những khám phá liên tục về sóng. Ở lớp nghĩa hiển ngôn, hình tượng sống được diễn tả chân thực, sinh động. Sóng như có tâm hồn, có tính cách, tâm trạng. Ở lớp nghĩa biểu tượng, sóng gợi đến sự phong phủ trong tâm hồn người con gái đáng yêu: vừa đắm say vừa tỉnh táo, vừa nồng nhiệt vừa dè dặt, vừa tin tưởng vừa hoài nghi,... Tất cả làm thành trạng thái bất an, thao thức của cái tôi trữ tình đang trên đường tìm kiếm bản thể để trả lời câu hỏi: Thế nào là hạnh phúc ? Hình tượng song đôi này tạo thành chiều sâu nhận thức và nét độc đáo cho bài thơ: mọi tính chất của sóng đều được quy chiếu đối sánh với sự xao xuyến của trái tim người con gái đang yêu, hướng tới việc cắt nghĩa bản chất tình yêu.

Những xúc cảm trong tình yêu thường mang tính khái quát nhưng mỗi nhà thơ lại có cách thể hiện riêng. Cái riêng của Xuân Quỳnh ở bài Sóng trước hết thể hiện ở cảm xúc nồng nàn và ước muốn được bộc bạch, chia sẻ. Tác giả không chỉ khẳng định nhu cầu gắn bó dài lâu mà còn thể hiện nỗi lo â trước sự hữu hạn của đời người. Nhà thơ khẳng định tình yêu đích thực phải là tình yêu có những đặc điểm và phẩm chất như hồn nhiên, chân thành, say đắm, bền vững, duy nhất, thuỷ chung,... Một tình yêu như thế có khả năng nâng cao tâm hồn và nhân cách con người.