181. Cho muối amoni phản ứng với :
1. muối ; 2. axit ; 3. kiềm ; 4. oxit ; 5. oxi ; 6. hiđro ; 7. bị phân hủy khi đun nóng.
Có mấy phản ứng không xảy ra?
A. 8
B. Không có
C. 5
D. 4
182. Hàm lượng của nitơ trong natri nitrat bằng
A. 16,5 %.
B. 30 %.
C. 25 %
D. 8,4 %.
183. Hàm lượng của photpho trong supephotphat kép bằng
A. 52,3 %.
B. 26,5 %.
C. 17,6 %.
D. 67,3 %.
184. Khi nhiệt phân muối $KNO_{3}$ thu được các chất :
185. Để nhận biết ion nitrat trong dung dịch muối người ta sử dụng phản ứng
A. với bạc và đồng.
B. với amoniac.
C. với dung dịch axit sunfuric và kim loại đồng.
D. với bạc và sắt clorua.
186. Khi nhiệt phân muối $Cu(NO_{3})_{2}$ sẽ thu được các chất sau
A. CuO, $NO_{2}$ và $O_{2}$
B. Cu, $NO_{2}$ và $O_{2}$
C. CuO và $NO_{2}$
D. Cu và $NO_{2}$
187. Khi cho photpho tác dụng với axit $H_{2}SO_{4}$ đặc, phản ứng xảy ra theo sơ đồ :
Thể tích $SO_{2}$ (đktc) thu được khi cho 6,2 gam P phản ứng hoàn toàn là
A. 15,6 lít.
B. 11,2 lít.
C. 22,4 lít.
D. 10,8 lít.
188. Tính chất axit của dung dịch nước các oxit cao nhất của các nguyên tố nhóm VA theo dãy:
A. giảm dần.
B. tăng dần
C. không biến đổi.
D. không có những oxit này.
189. Photpho có những tính chất :
1. Điều chế được từ quặng apatit.
2. Dễ cháy.
3. Hòa tan được trong cacbon sunfua.
4. Không phát sáng trong bóng tối.
5. Nguyên tử khối bằng 31.
6. Nóng chảy ở 44°C.
Những tính chất nêu đúng cho cả photpho đỏ và photpho trắng là
A. 1, 3, 5, 6.
B. 1, 2, 5.
C. 2, 5, 6.
D. Tất cả các tính chất.
190. Một học sinh trong khi làm thí nghiệm để đổ một ít dung dịch amoniac ra sàn phòng thí nghiệm. Dùng chất nào sau đây có sẵn trong phòng thí nghiệm để trung hòa amoniac?
A. Giấm (axit axetic)
B. Muối ăn (natri clorua)
C. Sôđa (natri cacbonat)
D. Bột tẩy trắng (canxi hipoclorit)
191. Những dạng thù hình của nguyên tố cacbon (kim cương, than chì, than vô định hình) có
A. tính chất vật lí và tính chất hóa học giống nhau.
B. tính chất vật lí khác nhau, tính chất hóa học giống nhau.
C. tính chất vật lí và tính chất hóa học khác nhau.
D. tính chất vật lí giống nhau, tính chất hóa học khác nhau.
192. Theo dãy:
Độ mạnh của các axit
A. tăng dần.
B. giảm dần.
C. không biến đổi.
D. không xác định được.
193. Theo dãy oxit của các nguyên tố nhóm IVA :
Tính bazơ của các oxit biến đổi
A. giảm dần.
B. tăng dần.
C. lúc đầu giảm sau tăng.
D. không biến đổi.
194. Tính chất đúng của cacbon monooxit là
A. khi hòa tan trong kiềm tạo thành fomalin.
B. ít tan trong nước, tan tốt trong dầu hỏa.
C. cháy trong oxi cho ngọn lửa không màu.
D. khử sắt oxit ở nhiệt độ cao để sản xuất sắt.
195. Cacbon đioxit có những tính chất :
1. Phản ứng với nước vôi.
2. Ở trạng thái khí.
3. Phản ứng với magie ở nhiệt độ cao.
4. Phản ứng với KOH.
5. Phản ứng với $CuSO_{4}$
6. Phản ứng quang hợp.
Trong 6 tính chất nêu trên, những tính chất nào là tính chất đặc trưng của khí cacbon đioxit ?
A. 1, 3,6
B. 1, 2, 3, 4
C. 2, 3, 4, 5
D. 1, 3, 4, 5
196. Ở những điều kiện thích hợp, cho silic phản ứng với :
1. oxi ; 2. flo ; 3. lưu huỳnh ; 4. axit điển hình ; 5. kiềm ; 6. platin.
Những tính chất nêu đúng là
A. 1, 2, 4.
B. 1, 2, 3, 5.
C. 1, 3, 4, 6.
D. 2, 4, 5, 6.
197. Việc khắc hình lên kính và các dụng cụ thủy tinh dựa vào phản ứng :
A. $SiO_{2}$ và NaOH.
B. $SiO_{2}$ và HF.
C. $SiO_{2}$ và $CaCO_{3}$
D. $SiO_{2}$, $Na_{2}CO_{3}$ và $CaCO_{3}$.
198. Trong dung dịch nước, muối cacbonat phản ứng được với khí $CO_{2}$ tạo thành muối hiđrocacbonat. Điều này
A. chỉ xảy ra đối với muối cacbonat tan.
B. chỉ xảy ra với muối cacbonat không tan.
C. chỉ xảy ra khi đun nóng.
D. xảy ra đối với đa số muối cacbonat.
199. Silic đioxit ( $SiO_{2}$) và cacbon đioxit ($CO_{2}$) giống nhau ở những đặc điểm sau:
1. Trạng thái tập hợp ; 2. Thành phần ; 3. Mùi ; 4. Màu ; 5. Dạng mạng tinh thể ; 6. Tác dụng với nước; 7. Thuộc cùng một loại chất; 8. Phản ứng với oxit bazơ; 9. Phản ứng với kiềm.
Những nhận xét không đúng là
A. 1, 2, 3, 4, 5.
B. 3, 4, 5, 6, 7.
C. 2, 3, 5, 6.
D. 1, 4, 5, 6.
200. Nước cứng là nước
A. có chứa natri clorua và magie clorua.
B. có chứa muối của kali và của sắt.
C. có chứa muối của canxi và của magie.
D. có chứa muối của magie và sắt.
201. Khi nung 10 gam tinh thể sôđa ngậm nước, khối lượng giảm 6,3 gam. Công thức tinh thể sôđa ngậm nước là
202. Có thể loại trừ độ cứng tạm thời của nước bằng cách đun sôi vì:
A. Nước sôi ở nhiệt độ cao hơn 100 °C.
B. Khi đun sôi, nước đã đuổi ra khỏi nước tất cả những chất khí hòa tan.
C. Cation $Ca^{2+}$, $Mg^{2+}$ bị kết tủa dưới dạng các hợp chất không tan.
D. Cặn cáu kết tủa trên thành bình.
203. Axit cacbonic và axit silixic giống nhau ở chỗ
A. về độ mạnh của axit.
B. trạng thái tập hợp.
C. bị phân hủy khi đun nóng.
D. tồn tại trong dung dịch nước.
204. Cho các phương trình hóa học :
Phản ứng nào không xảy ra ?
205. Tìm sự tương ứng giữa tên gọi hóa học và tên gọi kĩ thuật của các hợp chất canxi:
Tên kĩ thuật
1. Vôi sống
2. Vôi tôi
3. Canxi xanpet
4. Thạch cao
Tên hoá học
a) Canxi hiđroxit
b) Canxi nitrat
c) Canxi sunfat ngậm nước
d) Canxi oxit
e) Canxi clorua
206. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí $CO_{2}$ (đktc) vào dung dịch nước vôi trong chứa 0,075 mol $Ca(OH)_{2}$. Sản phẩm thu được sau phản ứng gồm:
207. Cho 2,688 lít $CO_{2}$ (đktc) hấp thụ hoàn toàn bởi 200 ml dung dịch NaOH 0,1M và $Ca(OH)_{2}$ 0,01M.
Tổng khối lượng muối thu được là
A. 1,26 gam.
B. 0,2 gam.
C. 1,06 gam.
D. 2,004 gam.
208. Hòa tam m gam Fe vào dung dịch $HNO_{3}$ loãng, thu được 0,448 lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của m là
A. 1,12 gam.
B. 1,35 gam.
C. 0,56 gam.
D. 5,6 gam.
209. Những nguyên tử cacbon trong kim cương hoặc trong than chì liên kết với nhau bằng
A. liên kết kim loại.
B. liên kết ion.
C. liên kết cộng hoá trị không cực.
D. liên kết cộng hoá trị có cực.
210. Có 5 lọ đựng 5 chất khí riêng biệt và 5 loại thuốc thử (chất để nhận biết):
Chất
1. Khí $O_{2}$.
2. Khí $Cl_{2}$.
3. Khí $O_{3}$.
4. Khí $SO_{2}$.
5. Khí HCl.
Thuốc thử
a) Tàn đóm cháy dở.
b) Quỳ tím.
c) Dung dịch brom.
d) Màu đặc trưng.
e) Giấy tẩm dung dịch KI và tinh bột.
h) Dung dịch phenolphtalein
Ghép từng cặp chất - thuốc thử thích hợp nhận biết được chất đó.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
181. Đáp án đúng là D.
Hướng dẫn trả lời :
Muối amoni không phản ứng được với : axit, oxit, oxi và hiđro.
182. Đáp án đúng là A.
183. Đáp án đúng là B.
184. Đáp án đúng là B.
Hướng dẫn trả lời :
Muối nitrat của kim loại kiềm và kiềm thổ, khi bị đun nóng phân hủy tạo ra muối nitrit và oxi:
185. Đáp án đúng là C.
Hướng dẫn trả lời :
Trong dung dịch axit (pH < 7), ion $NO_{3}^{-}$ có tính oxi hóa mạnh, oxi hóa được Cu, tạo thành $Cu(NO_{3})_{2}$ có màu xanh. Nhờ đó nhận biết được ion $NO_{3}^{-}$
186. Đáp án đúng là A.
Hướng dẫn trả lời :
Khi bị nung nóng, $Cu(NO_{3})_{2}$ sẽ bị phân hủy :
187. Đáp án đúng là B.
Hướng dẫn trả lời :
Cân bằng phương trình phản ứng để tính toán :
Số mol P:
Theo phương trình phản ứng :
Số mol $SO_{2}$ :
Vậy: $V_{SO_{2}}$ = 0,5 . 22,4 = 11,2 (lít).
188. Đáp án đúng là A.
189. Đáp án đúng là B.
190. Đáp án đúng là A.
191. Đáp án đúng là B.
192. Đáp án đúng là B.
Trong nhóm IVA, từ trên xuống, tính chất axit của hiđroxit giảm dần.
193. Đáp án đúng là B.
194. Đáp án đúng là D.
195. Đáp án đúng là A.
196. Đáp án đúng là B.
197. Đáp án đúng là B.
198. Đáp án đúng là D.
199. Những tính chất nêu sai là D.
200. Đáp án đúng là C.
201. Đáp án đúng là D.
Hướng dẫn trả lời :
Lập tỉ số:
Với sôđa ta có :
202. Đáp án đúng là C.
203. Đáp án đúng là C.
204. Phản ứng không xảy ra là C.
205. Đáp án đúng là :1 – d; 2 – a; 3 – b; 4 – c.
206. Đáp án đúng là C.
Hướng dẫn trả lời :
Khi hấp thụ khí $CO_{2}$ vào nước vôi, có thể xảy ra các phản ứng:
⇒ xảy ra phản ứng (2)
⇒ sản phẩm thu được là $CaCO_{3}$ và $Ca(HCO_{3})_{2}$.
207. Đáp án đúng là D.
Hướng dẫn trả lời :
Các phương trình phản ứng :
Số mol các chất
$n_{NaOH}$ = 0,02 mol;
$n_{Ca(OH)_{2}}$ = 0,002 mol.
Ta thấy $n_{CO_{2}}$ > $n_{NaOH}$ + 2$n_{Ca(OH)_{2}}$ ⇒ Xảy ra phản ứng (1) và (4).
Sau phản ứng có 2 muối axit: $NaHCO_{3}$ và $Ca(HCO_{3})_{2}$.
⇒ m muối = 0,02.84 + 0,002.162 = 2,004 (gam).
208. Đáp số đúng là A.
Hướng dẫn trả lời :
Phương trình phản ứng :
Theo (1):
⇒ m = $m_{Fe}$ = 0,02.56 = 1,12 (gam).
209. Đáp án đúng là C.
210. Các cặp chất – thuốc thử thích hợp :
1 – a ; 2 – d (clo có màu vàng lục); 3 – e ; 4 – c ; 5 - b.
Hướng dẫn trả lời :
- Khí $O_{2}$ nhận ra bằng tàn đám cháy dở : Đưa tàn đóm vào miệng các bình khí, ở bình nào tàn đóm bùng cháy là bình chứa oxi.
- Nhận ra khí clo bằng màu đặc trưng : Khí clo có màu vàng lục.
- Nhận ra khí $O_{3}$ bằng giấy tẩm dung dịch KI và tinh bột : Đưa giấy tẩm dung dịch KI và tinh bột vào lọ đựng các khí còn lại. Ở lọ nào thấy giấy nhuộm màu xanh là lọ đựng khí $O_{3}$.
$O_{3}$ đã oxi hoá KI:
$I_{2}$ tạo thành với tinh bột một chất có màu xanh.
- Nhận ra khí $SO_{2}$ bằng dung dịch nước $Br_{2}$ : Khí $SO_{2}$ làm mất màu dung dịch nước brom do phản ứng :
- Nhận ra khí HCl bằng giấy quỳ ướt : Khí HCl làm giấy quỳ ướt (giấy quỳ tấm nước) từ màu tím chuyển sang đỏ.