241. Kim loại kiềm và kiềm thổ (trừ Be và Mg) tác dụng được với:

A. $Cl_{2}$, Ar, $CuSO_{4}$, NaOH.

B. $H_{2}SO_{4}$, $CuCl_{2}$, $CCl_{4}$, $Br_{2}$.

C. Halogen, nước, hiđro, oxi, axit, rượu.

D. Kiềm, muối, oxit, kim loại khác.

242. Hiđrua của kim loại kiềm và một số kim loại kiềm thổ tác dụng với nước, tạo thành

A. muối và nước.

B. kiềm và hiđro.

C. kiềm và oxi.

D. muối.

243. Không gặp kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ ở dạng tự do trong thiên nhiên vì

A. thành phần của chúng trong thiên nhiên rất nhỏ.

B. đây là những kim loại hoạt động hóa học rất mạnh.

C. đây là những chất hút ẩm đặc biệt.

D. đây là những kim loại điều chế bằng phương pháp điện phân.

244. Nung 13,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị 2, thu được 6,8 gam chất rắn và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75 ml dung dịch NaOH 1M, khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là

A. 4,2 gam.

B. 5,8 gam.

C. 6,3 gam.

D. 6,5 gam

245. Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch $HNO_{3}$ (dư), thoát ra 0,56 lít (ở đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là

A. 2,62

B. 2,32.

C. 2,52.

D. 2,22.

246. Có thể loại trừ độ cứng vĩnh cửu của nước bằng cách

A. đun sôi nước

B. chế hóa nước bằng nước vôi

C. thêm axit axetic vào nước.

D. cho thêm vào nước : sôđa hoặc muối photphat.

247. Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất

A. nung quặng trong lò cao.

B. bằng phương pháp thủy luyện.

C. bằng phương pháp nhiệt luyện.

D. bằng phương pháp điện phân $Al_{2}O_{3}$ nóng chảy.

248. Trong điều kiện thích hợp, cho nhôm phản ứng với các chất sau :

1. Halogen ; 2. Oxi ; 3. Nước ; 4, Lưu huỳnh ; 5. Nitơ ; 6. Cacbon ; 7. Axit ; 8. Dung dịch kiềm ; 9. Sắt oxit ; 10. Crom oxit.

Những phản ứng nào xảy ra được ?

A. Tất cả đều xảy ra

B. 2, 3, 10

C. 2, 8, 10

D. 10

249. Hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm A và B nằm kế tiếp nhau. Lấy 6,2 gam X hòa tan hoàn toàn vào nước, thu được 2,24 lít $H_{2}$ (đktc). A, B là hai kim loại :

A. Li và Na.

B. Na và K.

C. K và Rb.

D. Rb và Cs.

250. Dung dịch A chứa các cation $Mg^{2+}$, $Ca^{2+}$, $Ba^{2+}$ và 0,1 mol $Cl^{-}$, 0,2 mol $NO_{3}^{-}$. Thêm V lít dung dịch $K_{2}CO_{3}$ 1M vào dung dịch A để thu được lượng kết tủa lớn nhất. Giá trị của V là

A. 150 ml.

B. 300 ml.

C. 200 ml.

D. 250 ml.

251. Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào một lượng dư nước thì thoát ra V lít khí. Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH (dư) thì thu được 1,75 V lít khí. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Na trong X là (biết thể tích khí đo ở cùng điều kiện)

A. 29,87%.

B. 39,87%

C. 49,87%

D. 77,31%.

252. Cho hỗn hợp gồm Al và Fe tác dụng với dung dịch chứa $AgNO_{3}$ và $Cu(NO_{3})_{2}$, thu được dung dịch A và chất rắn B gồm 3 kim loại. Cho B tác dụng với dung dịch HCl dư có khí bay lên. Thành phần của chất rắn B là

A. Fe, Cu và Ag.

B. Al, Fe và Cu.

C. Al, Cu và Ag.

D. Một kết quả khác.

253. Nhúng một thanh nhôm nặng 50 gam vào 400 ml dung dịch $CuSO_{4}$ 0,5M. Sau một thời gian lấy thanh nhôm ra, sấy khô, cân nặng 51,38 gam. Khối lượng Cu thoát ra là

A. 0,64 gam.

B. 1,28 gam.

C. 1,92 gam.

D. 2,56 gam

254. Hòa tan 5,94 gam hỗn hợp hai muối clorua của hai kim loại kiềm thổ A và B vào nước được 100 ml dung dịch X. Làm kết tủa hoàn toàn ion $Cl^{-}$ bằng dung dịch $AgNO_{3}$, thu được 17,22 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của m là

A. 6,36 gam.

B. 63,6 gam.

C. 9,12 gam.

D. 91,2 gam.

255. Cho 3,78 gam bột nhôm phản ứng vừa đủ với dung dịch muối $XCl_{3}$, tạo thành dung dịch Y. Khối lượng chất tan trong dung dịch Y giảm 4,06 gam so với trong dung dịch $XCl_{3}$. CTPT của muối $XCl_{3}$ là

A. $FeCl_{3}$.

B. $CrCl_{3}$

C. $BCl_{3}$

D. $ScCl_{3}$

256. Nung 100 gam hỗn hợp gồm $Na_{2}CO_{3}$ và $NaHCO_{3}$ đến khối lượng không đổi, thu được 69 gam chất rắn. Thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp đầu là

A. 16% và 84%.

B. 84% và 16%.

C. 26% và 74%.

D. 74% và 26%.

257. Ở điều kiện thích hợp, cho Fe phản ứng với :

1. Nước ; 2. Hiđro; 3. Oxi ; 4. Halogen ; 5. Kẽm ; 6. Axit ; 7. Muối.

Những phản ứng xảy ra là

A. 2, 3, 4, 5, 6, 7.

B. 3, 4, 5, 6, 7.

C. 2, 3, 4, 6, 7.

D. 1, 3, 4, 6, 7.

258. Những quặng tự nhiên quan trọng nhất của sắt là

A. quặng hematit.

B. quặng manhetit.

C. quặng criolit.

D. quặng xiđerit.

Hãy chỉ ra nhận xét sai.

259. Kim loại có thể sản xuất bằng cách :

A. khử các oxit.

B. nhiệt nhôm.

C. khử các hỗn hống.

D. điện phân.

Hãy chỉ ra phương pháp sản xuất sắt không đúng ?

260. Cặp chất nào dưới đây không khử được sắt trong hợp chất ?

A. $H_{2}$ và Al

B. Ni và Sn

C. Al và Mg

D. CO và C

261. Gang là hợp kim của sắt chứa

A. hàm lượng cacbon lớn hơn 2%.

B. hàm lượng cacbon lớn hơn 0,2%.

C. hàm lượng cacbon nhỏ hơn 2%.

D. hàm lượng cacbon nhỏ hơn 0,2%.

262. Một trong những nguyên liệu chính để luyện gang là

A. quặng sắt

B. than cốc

C. không khí

D. florua

Hãy chỉ ra câu phát biểu sai.

263. Thép là hợp chất của sắt chứa

A. hàm lượng cacbon lớn hơn 0,2%.

B. hàm lượng cacbon lớn hơn 2%.

C. hàm lượng cacbon nhỏ hơn 0,2%.

D. hàm lượng cacbon nhỏ hơn 2%.

264. Cho 10 gam hỗn hợp kim loại Fe và Cu tác dụng với dung dịch HCl, thu được 3,36 lít $H_{2}$ (đktc). Thành phần % về khối lượng của mỗi kim loại tương ứng là

A. 8,4% và 91,6%.

B. 16% và 84%.

C. 84% và 16%.

D. 19% và 81%.

265. Hòa tan hoàn toàn 0,56 gam sắt bằng dung dịch $H_{2}SO_{4}$ loãng 19,6%. Khối lượng dung dịch $H_{2}SO_{4}$ 19,6% cần dùng là

A. 5 gam.

B. 5,5 gam.

C. 6 gam.

D. 6,5 gam.

266. Nhúng một thanh sắt nặng 50 gam vào 400 ml dung dịch $CuSO_{4}$. Sau một thời gian khối lượng thanh sắt tăng 4%. Khối lượng đồng thoát ra là

A. 64 gam.

B. 32 gam.

C. 1,6 gam.

D. 16 gam

267. Ngâm 15 gam hỗn hợp Fe và Cu trong dung dịch $CuSO_{4}$ dư. Phản ứng xong thu được 16 gam chất rắn. Thành phần % theo khối lượng của kim loại Fe và Cu trong hỗn hợp đầu tương ứng là có

A. 53,34% và 46,66%.

B. 46,67% và 53,33% .

C. 40% và 60% .

D. 60% và 40%.

268. Quá trình sản xuất $H_{2}SO_{4}$ từ quặng pirit chứa 75% $FeS_{2}$ đạt hiệu suất 80%. Khối lượng quặng pirit cần dùng để sản xuất 19,6 gam dung dịch $H_{2}SO_{4}$ 50% là

A. 15 gam

B, 20 gam.

C. 10 gam.

D. 12 gam.

269. Sắt tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao hơn 570°C thì tạo ra sản phẩm :

A. FeO và $H_{2}$.

B. $Fe_{2}O_{3}$ và $H_{2}$.

C. $Fe_{3}O_{4}$ và $H_{2}$.

D. $Fe(OH)_{2}$ và $H_{2}$.

270. Có 5 ống nghiệm đựng riêng biệt 5 dung dịch loãng là $FeCl_{3}$, $NH_{4}Cl$, $Cu(NO_{3})_{2}$, $FeSO_{4}$, $AlCl_{3}$. Một hóa chất có thể phân biệt từng chất trên là

A. dung dịch NaOH.

B. quỳ tím.

C. dung dịch $BaCl_{2}$.

D. dung dịch $AgNO_{3}$.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

241. Đáp án đúng là C.

242. Đáp án đúng là B.

243. Đáp án đúng là B.

244. Đáp án đúng là C.

Hướng dẫn trả lời :

Các phương trình hoá học của phản ứng :

Số mol NaOH = 0,075. 1 = 0,075 (mol) < $n_{CO_{2}}$

⇒ chỉ xảy ra phản ứng (2) và $CO_{2}$ vẫn còn dư.

Khối lượng muối $NaHCO_{3}$ được tính theo NaOH

$m_{NaHCO_{3}}$ = 0,075 . 84 = 6,3 (gam).

245. Đáp án đúng là C.

Hướng dẫn trả lời :

Hỗn hợp X gồm FeO, $Fe_{2}O_{3}$ và Fe dư.

Đặt x là số mol Fe dư, số mol $Fe_{3}O_{4}$ là y. Ta có :

56x + 232y = 3 (I)

Trong hỗn hợp X chỉ có Fe và FeO tác dụng với dung dịch $HNO_{3}$, cho ra NO:

Giải (I) và (II) ta được : x = 0,0225; y = 0,0075.

⇒ $n_{Fe}$ = $n_{Fe}$ dư + $n_{Fe(1)}$ = x + 3y = 0,045.

⇒ $m_{Fe}$ = 0,045.56 = 2,52 (gam).

246. Đáp án đúng là D.

247. Đáp án đúng là D.

248. Đáp án đúng là A.

249. Đáp án đúng là B.

Hướng dẫn trả lời :

Phương trình phản ứng của hỗn hợp X với $H_{2}O$:

250. Đáp số đúng là A.

Hướng dẫn trả lời :

Các phương trình ion rút gọn:

Gọi x, y và z là số mol của $Mg^{2+}$, $Ca^{2+}$ và $Ba^{2+}$ trong dung dịch A.

Dung dịch trung hòa điện nên:

2x + 2y + 2z = 0,1 + 0,2 = 0,3 ⇒ x + y + z = 0,15.

Theo (1,2, 3): $n_{CO_{3}^{2-}}$ = x + y + z = 0,15 = $n_{K_{2}CO_{3}}$

251. Đáp án đúng là A.

Hướng dẫn trả lời :

Các phương trình hoá học của phản ứng :

Gọi x và y là số mol Na và Al có trong m gam X.

- Khi cho X vào nước, Na tan hết, Al tan không hết (vì thiếu NaOH).

Thể tích $H_{2}$ thoát ra từ hai phản ứng (1) và (2) được tính theo Na :

Theo (1): x mol Na làm thoát ra lít $H_{2}$.

Theo (2) : x mol NaOH làm thoát ra lít $H_{2}$.

Ta có: (I)

- Khi cho hỗn hợp X vào dung dịch NaOH, Na và Al đều tan hết.

Theo (1): x mol Na làm thoát ra lít $H_{2}$.

Theo (2) : y mol Al làm thoát ra lít $H_{2}$.

Ta có: (II)

Do đó :

252. Đáp án đúng là A.

Hướng dẫn trả lời :

Các phương trình phản ứng:

Chất rắn B gồm Ag, Cu và Fe dư, vì Al hoạt động hơn Fe nên Al đã phản ứng hết, sau đó Fe phản ứng và còn dư.

Kết luận trên đúng, vì trong B còn Fe thì B tác dụng với axit HCl cho $H_{2}$ bay lên :

253. Đáp số đúng là C.

Hướng dẫn trả lời :

Phương trình phản ứng :

Gọi số mol Al phản ứng là x ⇒ số mol Cu thoát ra là 1,5x.

Vì Al tan vào dung dịch, Cu thoát ra bám vào thanh nhôm nên:

64.1,5x – 27x = 51,38 – 50 = 1,38 ⇒ x = 0,02.

Khối lượng Cu thoát ra là :

$m_{Cu}$ = 64.1,5. 0,02 = 1,92 (gam).

254. Đáp án đúng là C.

Hướng dẫn trả lời :

Các phương trình phản ứng:

Gọi x và y là số mol của $ACl_{2}$ và $BCl_{2}$.

Theo đầu bài : (A + 71)x + (B + 71).y = 5,94

Theo (1) và (2): $n_{AgCl}$ = 2x + 2y = 0,12

Muối khan gồm $A(NO_{3})_{2}$ và $B(NO_{3})_{2}$. Vậy ta có :

m muối = (A + 124)x + (B + 124)y,

= Ax + By + 124(x + y)

1,68 + 124.0,06 = 9,12 (gam)

255. Đáp án đúng là A.

Hướng dẫn trả lời :

Phương trình phản ứng:

Theo (1):

Ta có : (X + 35,5 . 3). 0,14 - (133,5 . 0,14) = 4,06 gam.

⇒ X = 56. Kim loại X là Fe, muối là $FeCl_{3}$.

256. Đáp số đúng là A.

Hướng dẫn trả lời :

Khi nung chỉ có $NaHCO_{3}$ bị phân hủy.

Gọi x là số gam $NaHCO_{3}$. Phương trình phản ứng nhiệt phân :

Cứ 2. 84 gam $NaHCO_{3}$ phân hủy, khối lượng giảm 44 + 18 gam

x gam $NaHCO_{3}$ phân hủy, khối lượng giảm 100 – 69 = 31 gam.

⇒ x = 84 gam.

Vậy $NaHCO_{3}$ chiếm 84% và $Na_{2}CO_{3}$ chiếm 16%.

257. Đáp án đúng là D.

258. Ý nếu sai là C.

Quặng criolít chứa nhôm ($Na_{3}AlF_{6}$), không phải quặng sắt.

259. Ý nêu sai là C.

260. Đáp án đúng là B.

Ni và Sn đứng sau Fe trong dãy thế điện hóa, có tính khử yếu hơn Fe nên không khử được sắt trong hợp chất.

261. Đáp án đúng là A.

262. Ý nêu sai là D.

263. Đáp án đúng là D.

264. Đáp số đúng là B.

Hướng dẫn trả lời :

Phương trình phản ứng:

Cu + HCl : Không phản ứng.

Số mol $H_{2}$ :

Theo (1): $n_{Fe}$ = $n_{H_{2}}$ = 0,15 mol ⇒ $m_{Fe}$ = 0,15 . 56 = 8,4 gam.

Thành phần %: % $m_{Fe}$ = $\large \frac{8,4}{10}$.100% = 84% ; % $m_{Cu}$ = 16%.

265. Đáp số đúng là A.

Hướng dẫn trả lời :

Phương trình phản ứng :

Theo (1):

266. Đáp số đúng là D.

Hướng dẫn trả lời :

Khối lượng thanh sắt tăng : 50.4% = 2 gam.

Gọi x là số mol Cu đã thoát ra. Phương trình phản ứng :

Fe phản ứng tan vào dung dịch, Cu thoát ra lại bám vào thanh Fe.

Do đó : 64x - 56x = 2 ⇒ x = 0,25

Khối lượng Cu thoát ra là : $m_{Cu}$ = 0,25 . 64 = 16 gam.

267. Đáp số đúng là B.

Hướng dẫn trả lời :

Gọi a và b là số mol của Fe và Cu.

Phương trình phản ứng :

Chất rắn là Cu: $m_{Cu}$ = (a + b).64 = 16

Ở hỗn hợp ban đầu : $m_{hh}$ = 56a + 64b = 15

Giải hệ phương trình ta được : a = 0,125 ; b = 0,125 .

Thành phần % theo khối lượng :

268. Đáp số đúng là C.

Hướng dẫn trả lời :

Các phương trình phản ứng điều chế axit $H_{2}SO_{4}$:

Khối lượng $FeS_{2}$ với hiệu suất 80% là:

Vậy khối lượng quặng pirit là :

269. Đáp án đúng là A.

270. Đáp án đúng là A.

Hướng dẫn trả lời :

Cho từ từ dung dịch NaOH vào từng dung dịch cho đến dư và quan sát hiện tượng xảy ra :

- Ở dung dịch nào xuất hiện kết tủa màu nâu là dung dịch $FeCl_{3}$.

- Ở dung dịch nào có khí mùi khai bay lên là dung dịch $NH_{4}Cl$.

- Ở dung dịch nào xuất hiện kết tủa màu xanh là dung dịch $Cu(NO_{3})_{2}$.

- Ở dung dịch nào xuất hiện kết tủa trắng, sau tan dần trong kiềm dư là dung dịch $AlCl_{3}$.

- Ở dung dịch nào xuất hiện kết tủa trắng hơi xanh, sau kết tủa chuyển dần sang màu đỏ nâu là dung dịch $FeSO_{4}$.