271. Một loại quặng sắt trong tự nhiên đã loại bỏ hết tạp chất.

Hòa tan quặng này trong axit $HNO_{3}$ thấy có khí màu nâu bay ra, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch $BaCl_{2}$ thấy có kết tủa trắng xuất hiện (không tan trong axit). Quặng đó là

A. Xiđerit $FeCO_{3}$

B. Manhetit $Fe_{3}O_{4}$

B. Hematit $Fe_{2}O_{3}$.

D. Pirit $FeS_{2}$

272. Có một loại oxit sắt dùng để luyện gang. Nếu khử một lượng oxit này bằng CO ở nhiệt độ cao, thu được 0,84 gam Fe và 0,448 lít khí $CO_{2}$ (đktc). Công thức hóa học của oxit sắt là

A. $Fe_{2}O_{3}$.

B. $Fe_{3}O_{4}$

C. FeO.

D. không xác định được.

273. Hòa tan 9,15 gam hợp kim Cu, Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl, thu được 7,84 lít khí X (đktc), 2,54 gam chất rắn Y và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối.

Giá trị của m là

A. 31,45 gam.

B. 33,25 gam.

C. 3,99 gam.

D. 35,58 gam

274. Hòa tan hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp ba kim loại Al, Fe và Mg trong dung dịch HCl, thoát ra 13,44 lít khí (đktc). Nếu cho 34,8 gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch $CuSO_{4}$ dư, lọc để thu chất rắn sau phản ứng rồi cho tác dụng với dung dịch $HNO_{3}$ đặc dư thì thu được V lít khí $NO_{2}$.

Thể tích V (đktc) là

A. 26,88 lít.

B. 53,76 lít.

C. 13,44 lít.

D. 44,8 lít.

275. Trộn 5,4 gam Al với 4,8 gam $Fe_{2}O_{3}$ rồi nung để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm. Sau phản ứng thu được m gam hỗn hợp chất rắn. Giá trị của m là

A. 2,24 gam.

B. 4,08 gam.

C. 10,2 gam.

D. 0,224 gam.

276. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,05 mol Ag và 0,03 mol Cu vào dung dịch $HNO_{3}$, thu được hỗn hợp khí A gồm NO và $NO_{2}$ có tỉ lệ số mol tương ứng là 2 : 3. Thể tích hỗn hợp A ở đktc là

A. 1,369 lít.

B. 2,737 lít.

C. 2,224 lít.

D. 3,3737 lít.

277. Trộn 0,54 gam bột Al với bột $Fe_{2}O_{3}$ và bột CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm, thu được hỗn hợp A. Hòa tan A trong dung dịch $HNO_{3}$, thu được hỗn hợp khí NO và $NO_{2}$ có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 3.

Thể tích khí NO và $NO_{2}$ (đktc) là

A. 0,224 lít và 0,672 lít.

B. 0,672 lít và 0,224 lít.

C. 2,24 lít và 6,72 lít.

D. 6,72 lít và 2,24 lít.

278. Nhúng thanh kim loại M hóa trị II vào dung dịch $CuSO_{4}$, sau một thời gian lấy thanh kim loại ra thấy khối lượng thanh M giảm 0,05%. Mặt khác nhúng thanh kim loại M vào dung dịch $Pb(NO_{3})_{2}$, sau một thời gian thấy khối lượng thanh M tăng 7,1%. Biết rằng số mol $CuSO_{4}$ và $Pb(NO_{3})_{2}$ tham gia ở hai trường hợp như nhau.

Kim loại M là

A. Zn.

B. Fe.

C. Mg.

D. Ni.

279. Để nhận biết cation $Na^{+}$ trong dung dịch muối người ta dùng dây platin chấm vào dung dịch rồi đốt trên ngọn lửa không màu. Hiện tượng quan sát được là

A. ngọn lửa bùng lên và kèm theo khói đen.

B. ngọn lửa cháy đỏ rực.

C. ngọn lửa có màu vàng tươi.

D. ngọn lửa có màu tím nhạt.

280. Có 3 dung dịch không màu đựng trong ba lọ mất nhãn : NaCl, KCl và $NH_{4}Cl$. Để phân biệt 3 dung dịch trên cần dùng

A. dung dịch NaOH và đèn khí.

B. dung dịch HCl và đèn khí.

C. dung dịch $CuSO_{4}$.

D. dung dịch $AgNO_{3}$ và đèn khí.

281. Có 3 dung dịch không màu đựng trong ba lọ mất nhãn : $AlCl_{3}$, $CaCl_{2}$ và $BaCl_{2}$.

Để phân biệt 3 dung dịch trên cần dùng

A. dung dịch $Na_{2}CO_{3}$ và dung dịch $H_{2}SO_{4}$.

B. dung dịch NaOH và dung dịch HCl.

C. dung dịch $NH_{3}$ và đèn khí.

D. dung dịch $K_{2}KrO_{4}$ và đèn khí.

282. Để nhận biết cation $Fe^{3+}$ trong dung dịch, cần dùng thuốc thử nào sau đây ?

A. Dung dịch $Na_{2}SO_{4}$

B. Dung dịch thioxianat

C. Dung dịch $KMnO_{4}$

D. Dung dịch glixerol

283. Thuốc thử có thể dùng để nhận biết anion $NO_{3}^{-}$ là

A. dung dịch NaOH.

B. dung dịch $H_{2}O_{2}$.

C. bột đồng và dung dịch $H_{2}SO_{4}$ loãng.

D. dung dịch $BaCl_{2}$.

284. Thuốc thử có thể dùng để nhận biết khí $SO_{2}$ là

A. dung dịch HCl.

B. dung dịch NaOH.

C. dung dịch $H_{2}O_{2}$.

D. dung dịch brom.

285. Trong quá trình chuẩn độ axit mạnh và bazơ mạnh, điểm tương đương là điểm

A. tại đó bazơ mạnh trung hòa vừa đủ axit mạnh hoặc ngược lại.

B. tại đó bắt đầu xảy ra phản ứng trung hòa.

C. tại đó dung dịch thu được có pH = 7.

D. tại đó chất chỉ thị axit - bazơ bắt đầu đổi màu.

Hãy chọn đáp án sai.

286. Điểm tương đương trong phương pháp chuẩn độ pemanganat là điểm

A. bắt đầu nhỏ những giọt dung dịch chuẩn $KMnO_{4}$ vào dung dịch chất khử.

B. bắt đầu xảy ra phản ứng oxi hóa – khử của $MnO_{4}^{-}$ với chất khử.

C. tại đó màu tím hồng của ion $MnO_{4}^{-}$ bị mất hẳn.

D. Cả A, B, C đều đúng.

287. Loài người hiện đang sử dụng các nguồn năng lượng chính như :

1. Thực phẩm ; 2. Gió ; 3. Than đá ; 4. Thác nước ; 5. Gỗ ; 6. Khí tự nhiên ; 7. Năng lượng nguyên tử ; 8. Dầu mỏ ; 9. Năng lượng mặt trời.

Nguồn năng lượng hóa học là

A. 2, 3, 4, 7, 9.

B. 3, 6, 8.

C. 1, 5, 8.

D. 2, 6, 7, 9.

288. Các ngành công nghiệp đang sử dụng các nguồn nguyên liệu :

1. Cát ; 2. Ancol etylic ; 3. Canxi cacbua ; 4. Khoáng vật pirit ; 5. Nước biển ; 6. Axit sunfuric ;7. Tơ nilon - 6,6 ; 8. Không khí.

Nguồn nguyên liệu tự nhiên là

A. 1, 3, 6, 7.

B. 2, 5, 7, 8.

C. 1, 4, 5, 8.

D. 3, 5, 6, 7.

289. Có những quặng và khoáng vật : Criolit, manhetit, cancopirit ($CuFeS_{2}$), boxit, xiđerit, đolomit, đá vôi, muối ăn, cromit, pirit và cacnalit. Từ các quặng, khoáng vật trên có thể sản xuất được các kim loại :

A. Fe, Cu, Al, Ca, Mg, Na, Cr, K.

B. Fe, Cu, Al, Ca, Mg, Na.

C. Fe, Cu, Al, Ca, Cr, Ag, Sn.

D. Fe, Al, Na, Cr, Ag, Pb.

290. Có những loại polime : Thủy tinh plexiglas, cao su thiên nhiên, cao su cloropen, protein, PVC, xenlulozơ, cao su buna - S, tơ lapsan, tinh bột, saccarozo, tơ nilon-6,6.

Những polime thiên nhiên là

A. cao su tự nhiên, protein, cao su buna – S, xenlulozơ.

B. cao su cloropen, tinh bột, tơ nilon-6,6, saccarozơ.

C. cao su buna – S, tơ lapsan, protein, xenlulozơ.

D, cao su tự nhiên, protein, xenlulozơ, tinh bột.

291. Trong nước biển có khoảng 60 nguyên tố hóa học. Trong 1 lít nước biển có khoảng 19 gam $Cl^{-}$; 11,8 gam $Na^{+}$ ; 0,065 gam $Br^{-}$ . Từ 100 $m^{3}$ nước biển có thể khai thác được tối đa

A. 6,50 kg $Br_{2}$

B. 1,30 kg $Br_{2}$

C. 3,25 kg $Br_{2}$

D. 6,75 kg $Br_{2}$

292. Một ngày, mỗi người dân sử dụng khoảng 230.000 kcal nhiệt. Giả sử lượng nhiệt này được cung cấp bằng than đá : Ta đã biết 1 mol cacbon (rắn) khi cháy hoàn toàn cho 94 kcal nhiệt. Như vậy, một quốc gia có 20 triệu dân, mỗi năm (365 ngày) tiêu tốn khối lượng than (chứa 85% cacbon) là

A. 472.$10^{6}$T.

B. 252,165.$10^{6}$T.

C. 278,620.$10^{6}$T.

D. 326,430.$10^{6}$T.

293. Một nhà máy nhiệt điện tiêu tốn 2,2 triệu tấn than mỗi năm. Than chứa 3,5% lưu huỳnh, trong đó 90% thoát ra dưới dạng khí $SO_{2}$. Nếu nhà máy này không có thiết bị lọc khí thải thì mỗi giờ đã thải ra môi trường lượng khí $SO_{2}$ là

A. 12,4 tấn.

B. 15,822 tấn.

C. 16,436 tấn.

D. 14,584 tấn.

294. Trong một buổi làm thí nghiệm, một học sinh sơ ý để khí clo thoát ra phòng thí nghiệm, gây ô nhiễm nặng. Để loại bỏ khí clo, cán bộ phòng thí nghiệm đã sử dụng cách

A. phun bột nhôm.

B. phun dung dịch NaCl loãng.

C. phun hơi khí $NH_{3}$.

D. phun nước vôi trong.

Hãy chọn cách làm tốt nhất

295. Một loại nước thải bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng $Pb^{2+}$, $Cu^{2+}$, $Fe^{3+}$, $Mn^{2+}$. Hóa chất tốt nhất dùng để xử lý nước thải trên là

A. NaOH dư.

B. dung dịch $H_{2}SO_{4}$ loãng.

C. khí $CO_{2}$.

D. nước vôi trong.

296. Khí thải của một nhà máy có chứa các chất khí : HF, $CO_{2}$, $SO_{2}$, $NO_{2}$, $N_{2}$.

Để loại các khí độc trước khi thải vào môi trường có thể dùng

A. nước vôi trong.

B. bột $SiO_{2}$ và $H_{2}O$.

C. bột $CaCO_{3}$ và $H_{2}O$.

D. bột $CaCl_{2}$

297. Những dụng cụ nhà bếp sau khi nấu cá, nấu ốc thường để lại mùi tanh. Để loại hết mùi tanh một cách tốt nhất nên dùng

A. xà phòng.

B. giấm (axit axetic).

C. sôđa ($Na_{2}CO_{3}$).

D. ancol etylic.

298. Ở các nhà máy nước, nước ngầm được khai thác lên thường chứa cation $Fe^{2+}$ dưới dạng muối $Fe(HCO_{3})_{2}$. Để loại trừ cation $Fe^{2+}$ ra khỏi nước dưới dạng hiđroxit kết tủa, cách tốt nhất, rẻ nhất là

A. dùng dung dịch NaOH.

B. dùng nước vôi trong.

C. sục không khí.

D. sục khí $Cl_{2}$.

299. Đốt cháy hoàn toàn 56 lít khí tự nhiên (đktc) chứa 89,6% $CH_{4}$, 2,24% $C_{2}H_{6}$, 4% $H_{2}$ và 4,16% $N_{2}$ về thể tích. Cho tất cả sản phẩm cháy hấp thụ vào dung dịch NaOH dư. Khối lượng sôđa ($Na_{2}CO_{3}$) thu được là

A. 242,3 gam.

B. 254,7 gam.

C. 218,5 gam.

D. 249,3 gam.

300. Một nhà máy rượu sản xuất ancol etylic từ vỏ bào, mùn cưa chứa 60% xenlulozơ về khối lượng. Hiệu suất quá trình sản xuất đạt 70%. Khối lượng nguyên liệu cần thiết để sản xuất 1000 lít cồn 90° là (biết khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 g/ml)

A. 3.018,63 kg.

B. 3.124,12 kg.

C. 3.254,37 kg.

D. 3.082,25 kg.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

271. Đáp án đúng là D.

Hướng dẫn trả lời :

Loại quặng sắt tác dụng với axit $HNO_{3}$ cho khí màu nâu ($NO_{2}$) bay ra, chứng tỏ đã xảy ra phản ứng oxi hóa khử → Quặng chứa sắt có số oxi hóa +2

Dung dịch tác dụng với $BaCl_{2}$ tạo ra muối kết tủa bền, đó là kết tủa $BaSO_{4}$. Điều đó chứng tỏ trong phân tử quặng phải có nguyên tố S.

⇒ chỉ có quặng $FeS_{2}$ thỏa mãn.

272. Đáp án đúng là B.

Hướng dẫn trả lời :

Gọi CTPT của oxit là $Fe_{x}O_{y}$. Phương trình phản ứng:

273. Đáp số đúng là A.

Hướng dẫn trả lời :

Các phương trình phản ứng :

Cu + HCl: Không phản ứng.

Chất rắn Y là Cu, khí X là $H_{2}$.

Dung dịch Z là $MgCl_{2}$ và $AlCl_{3}$.

Số mol $H_{2}$:

Gọi x và y là số mol Mg và Al trong hỗn hợp.

Theo (1) và (2):

$n_{MgCl_{2}}$ = $n_{Mg}$ ⇒ $m_{MgCl_{2}}$ = 0,05. 95 = 4,75 (gam).

$n_{AlCl_{3}}$ = $n_{Al}$ ⇒ $m_{AlCl_{3}}$ = 0,2. 133,5 = 26,7 (gam).

Vậy : m = 4,75 + 26,7 = 31,45 (gam).

274. Đáp số đúng là B.

Hướng dẫn trả lời :

Các phương trình hoá học của phản ứng :

Hỗn hợp tác dụng với $CuSO_{4}$ dư:

Theo (1, 2, 3): Al, Mg, Fe nhường electron.

$Cu^{2+}$, $H^{+}$ thu electron.

Theo (7): $n_{NO_{2}}$ = 2 $n_{Cu}$ = 2,4 mol ⇒ $V_{NO_{2}}$ = 2,4 . 22,4 = 53,76 (lít).

275. Đáp số đúng là C.

Hướng dẫn trả lời :

Phương trình phản ứng nhiệt nhôm :

Khối lượng chất rắn sau phản ứng:

M = 0,14.27 + 0,03 . 102 + 0,06.56 = 10,2 gam.

276. Đáp số đúng là A.

Hướng dẫn trả lời :

Áp dụng phương pháp bảo toàn electron, ta có :

Tổng số electron cho = (0,05 . 1) + (0,03 . 2) = 0,11 mol.

Tổng số electron nhận

277. Đáp số đúng là A.

Hướng dẫn trả lời :

Các phương trình phản ứng:

Áp dụng phương pháp bảo toàn electron, ta có :

Tổng số mol electron Al cho

Tương tự $Fe^{3+}$ và $Cu^{2+}$ nhận =

Thành phần của NO và $NO_{2}$ là :

278. Đáp án đúng là A.

Hướng dẫn trả lời :

Gọi m là khối lượng thanh kim loại M, A là nguyên tử khối của kim loại, x là số mol muối phản ứng:

Kim loại M tan vào dung dịch, Cu thoát ra bám vào thanh M.

Giải hệ phương trình (I), (II), ta được : A = 65. Vậy kim loại M là Zn.

279. Đáp án đúng là C.

280. Đáp án đúng là A.

Hướng dẫn trả lời :

Lấy từ mỗi lọ ra một ít dung dịch để làm thí nghiệm:

Cho dung dịch NaOH vào từng dung dịch thí nghiệm :

- Nhận ra dung dịch $NH_{4}Cl$ bằng khí $NH_{3}$ có mùi khai bay ra.

- Hai dung dịch còn lại nhận biết bằng cách đốt trên ngọn lửa đèn khí không màu : $Na^{+}$ cho màu vàng, $K^{+}$ cho màu tím.

281. Đáp án đúng là C.

Hướng dẫn trả lời :

Lấy từ mỗi lọ ra một ít dung dịch để làm thí nghiệm:

Cho dung dịch $NH_{3}$ vào từng dung dịch thí nghiệm:

- Nhận ra dung dịch $AlCl_{3}$ bằng kết tủa keo trắng $Al(OH)_{3}$.

- Hai dung dịch còn lại nhận biết bằng cách đốt trên ngọn lửa đèn khí không màu : $Ca^{2+}$ cho màu da cam, $Ba^{2+}$ cho màu lục vàng.

282. Đáp án đúng là B.

Hướng dẫn trả lời :

Cation $Fe^{3+}$ tạo với dung dịch thioxianat $SCN^{-}$ phức chất có màu đỏ máu rất đặc trưng.

283. Đáp án đúng là C.

Hướng dẫn trả lời :

Bột Cu tác dụng với $NO_{3}^{-}$ trong môi trường axit cho khí không màu NO bay ra. Khí NO chuyển dần thành khí $NO_{2}$ màu nâu đặc trưng:

284. Đáp án đúng là D.

Hướng dẫn trả lời :

Khí $SO_{2}$ làm mất màu (nâu) của dung dịch nước brom.

285. Đáp án sai là B.

286. Đáp án đúng là C.

287. Đáp án đúng là B.

288. Đáp án đúng là C.

289. Đáp án đúng là A.

Hướng dẫn trả lời :

Quặng manhetit ($Fe_{3}O_{4}$) và pirit ($FeS_{2}$): Sản xuất sắt.

Quặng boxit ($Al_{2}O_{3}$) và criolít ($Na_{3}AlF_{6}$): Sản xuất nhôm.

Quặng cancopirit hay pirit đồng ($CuFeS_{2}$): Sản xuất đồng.

Quặng đolomit ($CaCO_{3}$ - $MgCO_{3}$): Sản xuất Ca và Mg.

Muối ăn : Sản xuất Na.

Quặng cromit ($Cr_{2}O_{3}$): Sản xuất crom.

Quặng cacnalít ($KCl.MgCl_{2}.6H_{2}O$): Sản xuất K.

290. Đáp án đúng là D.

291. Đáp án đúng là A.

Hướng dẫn trả lời :

0,065.100.100 = 6500 gam = 6,5 kg.

292. Đáp án đúng là B.

Hướng dẫn trả lời :

Một năm một người sử dụng hết

Quốc gia 20 triệu dân đã sử dụng khối lượng than (85% C) là :

m = 252,165. $10^{6}$ T than (một lượng than khổng lồ).

293. Đáp án đúng là B.

Hướng dẫn trả lời :

Khối lượng khí $SO_{2}$ trong nhà máy thải ra trong một giờ là :

294. Cách làm tốt nhất là C.

Hướng dẫn trả lời :

Khí $NH_{3}$ khuếch tán ra khắp phòng thí nghiệm, gặp khí clo xảy ra phản ứng:

$NH_{4}Cl$ là chất rắn, tan vào nước rửa, loại được khí clo.

295. Đáp án đúng là D.

Hướng dẫn trả lời :

Dùng nước vôi trong khuấy mạnh để lâu, các cation bị kết tủa dưới dạng hiđroxit.

296. Đáp án đúng là A.

Hướng dẫn trả lời :

Khi cho các khí sục qua dung dịch $Ca(OH)_{2}$, các khí độc như HF, $CO_{2}$, $NO_{2}$, $SO_{2}$ đã phản ứng và bị giữ lại :

297. Đáp án đúng là B.

Dùng giấm ăn (sẵn có trong bếp) rửa qua, mùi tanh sẽ hết.

298. Đáp án đúng là C.

Hướng dẫn trả lời :

Sục không khí hay phun nước trên các dàn phun để nước tiếp xúc nhiều với không khí, tức là tiếp xúc nhiều với oxi. Khi đó xảy ra phản ứng :

Do vậy ở các nhà máy nước đều có dàn phun rất lớn. Nước ngầm được khai thác lên được phun nhiều lần trước khi qua bể lọc.

299. Đáp số đúng là D.

Hướng dẫn trả lời :

Khi đốt khí tự nhiên chỉ có $CH_{4}$ và $C_{2}H_{6}$ cho khí $CO_{2}$ để tạo ra sôđa.

⇒ $n_{C}$ = 2,24 + 2.0,056 = 2,352 (mol).

$m_{Na_{2}CO_{3}}$ = 2,352 . 106 = 249,3 (gam).

300. Đáp án đúng là A.

Các phương trình phản ứng:

Khối lượng rượu $C_{2}H_{5}OH$ trong 1000 lít cồn 90° bằng:

Khối lượng nguyên liệu cần dùng là :