211. “Bột nhừ” là một chất thường dùng trong nấu ăn. Công thức hóa học của chất này là $NaHCO_{3}$. Khi một muỗng (thìa) đầy bột như được thêm vào nước ấm thì có sủi bọt khí. Khí tạo thành là một hợp chất. Nó chỉ có thể là khí nào sau đây ?

A. Hiđro

B. Oxi

C. Cacbon đioxit

D. Hơi nước

212. Kim cương và than chì là hai hóa chất được dùng nhiều trong công nghiệp. Kim cương được dùng để cắt thủy tinh và làm đầu mũi khoan. Than chì là một chất bột bôi trơn. Hai hóa chất có chung một tính chất

A. đều rất cứng.

B. đều cấu tạo bởi các nguyên tử cacbon.

C. đều có màu đen.

D. đều là những chất dẫn điện tốt.

213. Cho các kim loại : Cu, Ag, Fe, Al. Kim loại dẫn điện tốt nhất là

A. Cu.

B. Fe.

C. Ag.

D. Al.

214. Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều tính dẫn điện tăng là

A. Cu, Ag, Fe, Pb.

B. Fe, Al, Cu, Ag.

C. Fe, Mg, Al, Hg.

D. Ca, Mg, Al, Fe.

215. Khi nhiệt độ tăng, độ dẫn điện của kim loại

A. tăng dần.

B. không thay đổi.

C. vừa tăng vừa giảm.

D. giảm dần.

216. Kim loại ở trạng thái rắn và ở trạng thái nóng chảy đều dẫn điện tốt. Lí do là :

A. Kim loại có cấu tạo tinh thể.

B. Trong tinh thể kim loại có electron chuyển động tự do.

C. Kim loại có bán kính nguyên tử lớn.

D. Kim loại có ánh kim.

217. Hợp kim có độ dẫn điện và dẫn nhiệt kém hơn kim loại nguyên chất vì liên kết hóa học trong hợp kim là

A. liên kết kim loại.

B. liên kết ion.

C. liên kết cộng hóa trị làm giảm mật độ electron tự do.

D. liên kết kim loại và liên kết cộng hóa trị.

218. Cho các cặp chất sau đây, cặp nào xảy ra phản ứng ?

A. Zn dung dịch $CuSO_{4}$.

B. Cu và dung dịch $AgNO_{3}$.

C. Ag và dung dịch HCl.

D. Cả A và B.

219. Cho các cặp chất sau đây, cặp chất nào không xảy ra phản ứng?

A. Zn và dung dịch $FeCl_{2}$

B. Fe và dung dịch $H_{2}SO_{4}$ loãng

C. Cu và dung dịch HCl

D. Al và $Cl_{2}$

220. Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều độ hoạt động hóa học tăng dần ?

A. Na, Zn, K, Pb, Cu

B. Cu, Pb, K, Na, Zn

C. Cu, Na, Pb, Zb, K

D. Cu, Pb, Zn, Na, K

221. Có các kim loại : Ca, Cu, Pb, Al, Hg.

Thứ tự sắp xếp theo chiều độ hoạt động hóa học tăng dần là

A. Hg, Ca, Al, Cu, Pb.

B. Ca, Al, Hg, Cu, Pb.

C. Cu, Al, Pb, Hg, Ca.

D. Hg, Cu, Pb, Al, Ca.

222. Có các kim loại : Ba, Cu, Al và Na.

Những kim loại tác dụng được với nước có khí bay lên là

A. Ba và Na.

B. Ba, Cu và Na.

C. AI, Cu và Na.

D. Cả 4 kim loại

223. Những kim loại nào sau đây có thể điều chế từ oxit bằng phương pháp nhiệt luyện nhờ chất khử là CO?

A. Fe, Al, Cu

B. Fe, Mn, Ni

C. Zn, Mg, Fe

D. Ni, Cu, Ca

224. Cho một luồng khí $H_{2}$ (dư) đi qua ống chứa CuO, PbO, MgO, $Al_{2}O_{3}$, $Fe_{2}O_{3}$ nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, chất rắn còn lại trong ống nghiệm gồm

A. Cu, Pb, Mg, $Al_{2}O_{3}$, $Fe_{2}O_{3}$.

B. CuO, PbO, Mg, Al, Fe.

C. Cu, Pb, Fe, MgO, $Al_{2}O_{3}$.

D. Cu, PbO, MgO, AI, $Fe_{2}O_{3}$.

225. Có ba ống nghiệm đựng axit $H_{2}SO_{4}$ đặc, nguội. Thả vào ba ống nghiệm ba loại bột kim loại khác nhau và thấy :

- Ở ống nghiệm (1) có khí $H_{2}S$ bay ra (mùi trứng thối).

- Ở ống nghiệm (2) có khí $SO_{2}$ bay ra.

- Ở ống nghiệm (3) không có hiện tượng gì xảy ra.

Ba kim loại thả vào ba ống nghiệm tương ứng là

A. Zn, Al và Fe.

B. Mg, Cu và Al.

C. Ag, Zn và Cu.

D. Ca, Mg và Cu.

226. Hãy xác định mệnh đề sai :

A. Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại khi rèn, dũa.

B. Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại do kim loại tiếp xúc với dung dịch chất điện li.

C. Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hay hợp kim dưới tác dụng hóa học của môi trường xung quanh.

D. Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại bởi chất khi bay hơi nước ở nhiệt độ cao.

227. Khi hòa tan Zn vào dung dịch $H_{2}SO_{4}$ loãng thấy bọt khí thoát ra. Thêm vào dung dịch $H_{2}SO_{4}$ vài giọt dung dịch $CuSO_{4}$ thấy có hiện tượng

A. không còn bọt khí bay ra.

B. bọt khí bay ra mạnh hơn.

C. sau khi kẽm tan hết, dung dịch có màu xanh.

D. không còn bọt khí bay ra, xuất hiện kết tủa màu đỏ.

228. Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa ?

A. Thép để ngoài không khí ẩm.

B. Kẽm ngâm trong dung dịch $H_{2}SO_{4}$ loãng.

C. Dùng ống gang để dẫn khí $Cl_{2}$.

D. Thả kim loại Na vào nước.

229. Có ba lọ đựng ba loại bột là bột Fe, bột Al và bột $Al_{2}O_{3}$ bị mất nhãn. Để nhận biết ra ba loại bột trên có thể dùng

A. kim loại Cu.

B. dung dịch axit HCl.

C. dung dịch NaOH.

D. dung dịch NaCl.

230. Cho một lá Zn có khối lượng 50 gam vào dung dịch $CuSO_{4}$. Sau khi phản ứng kết thúc thấy khối lượng lá Zn còn 49,82 gam. Khối lượng Zn đã phản ứng là

A. 5,85 gam.

B. 11,7 gam.

C. 17,55 gam.

D. 11,5 gam.

231. Ngâm một thanh sắt trong dung dịch có chứa 3,2 gam muối sunfat của một kim loại hóa trị II. Sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng thanh sắt tăng 0,14 gam. Công thức hóa học của muối sunfat là

A. $ZnSO_{4}$

B. $NiSO_{4}$

C. $CuSO_{4}$

D. $MgSO_{4}$

232. Hòa tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp hai kim loại trong dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí $H_{2}$ (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 1,71 gam.

B. 17,1 gam.

C. 3,42 gam.

D. 34,2 gam.

233. Nhúng một thanh Zn nặng 13 gam vào 100 ml dung dịch $FeSO_{4}$ 1,5M. Sau một thời gian lấy ra, sấy khô, cân lại thấy thanh kẽm nặng 12,55 gam. Vậy khối lượng Zn đã phản ứng là

A. 3,25 gam.

B. 32,5 gam.

C. 0,325 gam.

D. 23,5 gam.

234. Trong không khí, kim loại kiềm bị oxi hóa rất nhanh nên chúng được bảo quản bằng cách

A. ngâm trong dầu hoả.

B. phủ lên bề mặt kim loại lớp mỡ vazơlin.

C. ngâm trong ancol etylic.

D. bảo quản trong khí quyển agon.

235. Kim loại có thể có những tính chất sau :

1. khối lượng riêng lớn ; 2. có tính dẻo ; 3. có ánh kim ; 4. dẫn điện ; 5. có màu đỏ vàng ; 6. tất cả đều dễ cắt gọt bằng dao. Những tính chất nêu đúng về kim loại kiềm là :

A. 2, 4, 5.

B. 3, 4, 5, 6.

C. 1, 3, 4, 5.

D. 2, 3, 4, 6

236. Muối natri và muối kali khi cháy cho ngọn lửa màu tương ứng sau:

A. Màu hồng và đỏ thắm.

B. Màu tím và màu xanh.

C. Màu vàng và tím.

D. Màu vàng và hồng.

237. Khi cho từ từ dung dịch kiềm vào dung dịch kẽm sunfat đến dư, ta thấy

A. xuất hiện kết tủa màu trắng bền.

B. đầu tiên xuất hiện kết tủa màu trắng, sau đó kết tủa tan dần và dung dịch trở lại trong suốt.

C. kẽm sunfat bị kết tủa màu xanh nhạt.

D. không thấy có hiện tượng gì xảy ra.

238. Cho kim loại kiềm và kiềm thổ phản ứng với :

1. nước ; 2. halogen ; 3. silic đioxit ; 4. axit ; 5. ancol etylic ; 6. dung dịch muối ; 7. dễ dàng cắt gọt bằng dao ; 8. dạng tinh khiết màu xanh lam.

Những phản ứng hoá học không xảy ra là

A. 2, 4, 6, 7.

B. 3, 6, 7, 8.

C. 1, 2, 4, 8.

D. 2, 5, 6

239. Cho 4,48 lít khí CO (đktc) từ từ đi qua ống nung nóng đựng 8 gam một oxit sắt đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 20. Công thức của sắt oxit và phần trăm thể tích của khí $CO_{2}$ trong hỗn hợp khí sau phản ứng là

A. FeO ; 75%.

B. $Fe_{2}O_{3}$; 75%.

C. $Fe_{2}O_{3}$; 65%.

D. $Fe_{3}O_{4}$; 75%.

240. Natri, kali và canxi được sản xuất trong công nghiệp bằng

A. phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy.

B. phương pháp hóa luyện.

C. phương pháp thủy luyện.

D. phương pháp nhiệt kim loại.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

211. Đáp án đúng là C.

212. Đáp án đúng là B.

213. Đáp án đúng là C.

214. Đáp án đúng là B.

215. Đáp án đúng là D.

216. Đáp án đúng là B.

217. Đáp án đúng là D.

218. Đáp án đúng là D.

219. Đáp án đúng là C.

220. Đáp án đúng là D.

221. Đáp án đúng là D.

222. Đáp án đúng là A.

223. Đáp án đúng là B.

224. Đáp án đúng là C.

$H_{2}$ chỉ khử được CuO, PbO và $Fe_{2}O_{3}$. Do vậy trong hỗn hợp sau khi nung có Cu, Pb, Fe vừa được tạo thành và MgO, $Al_{2}O_{3}$, còn lại (không bị $H_{2}$ khử).

225. Đáp án đúng là B.

Mg là kim loại mạnh, tác dụng với $H_{2}SO_{4}$ đặc, nguội cho khí .

Cu là kim loại yếu, tác dụng với $H_{2}SO_{4}$ đặc, nguội cho khí

Al bị thụ động hóa trong $H_{2}SO_{4}$ đặc, nguội nên không có phản ứng.

226. Mệnh đề sai là A.

227. Đáp án đúng là B.

228. Đáp án đúng là A.

229. Đáp án đúng là C.

230. Đáp án đúng là B.

231. Đáp án đúng là C.

Hướng dẫn trả lời :

Phương trình phản ứng :

Gọi x là số mol Fe đã phản ứng .

Theo (1): $n_{MSO_{4}}$ = $n_{M}$ = $n_{Fe}$ = x mol

Ta có :

Giải hệ phương trình ta được : x = 0,02 ⇒ M = 64 (Cu).

Công thức hóa học của muối sunfat là $CuSO_{4}$.

232. Đáp án đúng là B.

Hướng dẫn trả lời :

Kí hiệu hai kim loại là A và B, hóa trị là n và m ; số mol là x và y.

Phương trình phản ứng:

Theo (1) và (2) :

⇒ $n_{HCl}$ = $n_{Cl^{-}}$ = 2. $n_{H_{2}}$ = n.x + m.y = 2 . 0,1 = 0,2.

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có :

m muối = $m_{KI}$ + $m_{Cl^{-}}$ = 10 + 0,2.35,5 = 17,1 (gam).

233. Đáp án đúng là A.

Hướng dẫn trả lời :

Phương trình phản ứng :

Vì Zn tan ra, Fe tạo thành lại bám vào thanh kẽm

Do đó, khối lượng thanh kẽm giảm:

65x - 56x = 13 – 12,55 ⇒ x = 0,05 mol.

Vậy khối lượng Zn phản ứng là : $m_{Zn}$ = 0,05 . 65 = 3,25 (gam).

234. Đáp án đúng là A.

235. Đáp án đúng là D.

236. Đáp án đúng là C.

237. Đáp án đúng là B.

238. Đáp án đúng là B.

239. Đáp án đúng là B.

Hướng dẫn trả lời :

Gọi CTPT của sắt oxit là $Fe_{x}O_{y}$. Phương trình hoá học của phản ứng :

Theo (1):

CO phản ứng tạo thành $CO_{2}$, do đó thể tích vẫn là 4,48 lít (đktc), tức là bằng 0,2 mol.

Gọi a là số mol CO có trong hỗn hợp sau phản ứng.

⇒ số mol $CO_{2}$ là (0,2 – a).

Theo (1): (56x + 16y) gam $Fe_{x}O_{y}$ phản ứng với y mol CO.

8 gam $Fe_{x}O_{y}$ phản ứng với 0,05 mol CO.

⇒ CTPT của sắt oxit là $Fe_{2}O_{3}$.

240. Đáp án đúng là A.