HÀM SỐ MŨ
- Khái niệm hàm số mũ
Cho \(0 < a \ne 1\). Hàm số dạng \(y = {a^x}\) được gọi là hàm số mũ cơ số a.
- Một số giới hạn liên quan đến hàm số mũ
Hàm số mũ liên tục tại mọi điểm mà hàm số xác định, nghĩa là: \(\forall {x_0} \in \mathbb{R},\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} {a^x} = {a^{{x_0}}}\).
Từ giới hạn \(\mathop {\lim }\limits_{x \to \pm \infty } {\left( {1 + \frac{1}{t}} \right)^t} = e\), bằng cách đặt \(\frac{1}{t} = x\), ta được: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} {\left( {1 + x} \right)^{\frac{1}{x}}} = e\).
Định lí: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{{e^x} - 1}}{x} = 1 \to \mathop {\lim }\limits_{u(x) \to 0} \frac{{{e^{u(x)}} - 1}}{{u(x)}} = 1\)
- Đạo hàm của hàm số mũ
Cho \(0 < a \ne 1\) và J là một khoảng hay hợp của nhiều khoảng nào đó.
+ Hàm số \(y = {a^x}\) có đạo hàm tại mọi \(x \in \mathbb{R}\) và \({\left( {{a^x}} \right)^/} = {a^x}.\ln a\) .
Đặc biệt: \({\left( {{e^x}} \right)^/} = {e^x}\)
+ Nếu \(u = u\left( x \right)\) là hàm số có đạo hàm trên J thì hàm số \(y = {a^{u\left( x \right)}}\) có đạo hàm trên J và \({\left( {{a^{u(x)}}} \right)^/} = u'(x).{a^{u(x)}}.\ln a\)
Đặc biệt: \({\left( {{e^{u(x)}}} \right)^/} = u'(x).{e^{u(x)}}\)
- Sự biến thiên và đồ thị của hàm số mũ \(y = {a^x}\)
+ TXĐ: \({\rm{D}} = \mathbb{R}.\)
+ Tập giá trị: \(\left( {0; + \infty } \right)\) (vì \({a^x} > 0,\forall x\))
+ Đạo hàm: \(y' = {\left( {{a^x}} \right)^\prime } = {a^x}.\ln a\)
\(a > 1\) | \(y' > 0\) |
\(0 < a < 1\) | \(y' < 0\) |
+ Giới hạn và tiệm cận:
\(a > 1\) | \(\left\{ \begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } {a^x} = + \infty \\\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } {a^x} = 0\end{array} \right.\) |
Tiệm cận ngang \(y = 0{\rm{ }}\left( {x \to - \infty } \right)\) |
\(0 < a < 1\) | \(\left\{ \begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } {a^x} = 0\\\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } {a^x} = + \infty \end{array} \right.\) |
Tiệm cận ngang \(y = 0{\rm{ }}\left( {x \to + \infty } \right)\) |
+ Bảng biến thiên:
Với \(a > 1\):
Với \(0 < a < 1\):
+ Đồ thị hàm số luôn cắt trục tung tại điểm \({\rm{M}}\left( {0;1} \right)\) (vì \({a^0} = 1\)) và nằm ở phía trên trục hoành (vì \({a^x} > 0\) với mọi \(x\))
Nhận xét: Đồ thị các hàm số \(y = {a^x}\) và \(y = {\left( {\frac{1}{a}} \right)^x},{\rm{ }}\left( {0 < a \ne 1} \right)\) thì đối xứng với nhau qua trục tung.
HÀM SỐ LOGARIT
- Khái niệm hàm số logarit
Cho \(0 < a \ne 1\). Hàm số dạng \(y = {\log _a}x\) được gọi là hàm số logarit cơ số a.
- Một số giới hạn liên quan đến hàm số logarit
Hàm số logarit liên tục tại mọi điểm mà hàm số xác định, nghĩa là: \(\forall {x_0} \in (0: + \infty ),\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} {\log _a}x = {\log _a}{x_0}\)
Định lí: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \frac{{\ln (1 + x)}}{x} = 1 \to \mathop {\lim }\limits_{u(x) \to 0} \frac{{\ln (1 + u(x))}}{{u(x)}} = 1\)
- Đạo hàm của hàm số logarit
Cho \(0 < a \ne 1\) và J là một khoảng hay hợp của nhiều khoảng nào đó.
+ Hàm số \(y = {\log _a}x\) có đạo hàm tại mọi \(x \in (0; + \infty )\) và \({\left( {{{\log }_a}x} \right)^/} = \frac{1}{{x.\ln a}}\) .
Đặc biệt: \({\left( {\ln x} \right)^/} = \frac{1}{x}\)
+ Nếu \(u = u\left( x \right)\) là hàm số có đạo hàm trên J thì hàm số \(y = {\log _a}u(x)\) có đạo hàm trên J và \({\left( {{{\log }_a}u(x)} \right)^/} = \frac{{u'(x)}}{{u(x).\ln a}}\)
Đặc biệt: \({\left( {\ln u(x)} \right)^/} = \frac{{u'(x)}}{{u(x)}}\)
- Sự biến thiên và đồ thị của hàm số logarit \(y = {\log _a}x\)
+ TXĐ: \({\rm{D}} = (0; + \infty )\)
+ Tập giá trị: \(\mathbb{R}\)
+ Đạo hàm: \(y' = \frac{1}{{x.\ln a}}\)
\(a > 1\) | \(y' > 0\) |
\(0 < a < 1\) | \(y' < 0\) |
+ Giới hạn và tiệm cận:
\(a > 1\) | \(\left\{ \begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} {\log _a}x = - \infty \\\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } {\log _a}x = + \infty \end{array} \right.\) |
Tiệm cận đứng \(x = 0{\rm{ }}\left( {Oy} \right)\) |
\(0 < a < 1\) | \(\left\{ \begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} {\log _a}x = + \infty \\\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } {\log _a}x = - \infty \end{array} \right.\) |
Tiệm cận đứng \(x = 0{\rm{ }}\left( {Oy} \right)\) |
+ Bảng biến thiên:
Với \(a > 1\):
Với \(0 < a < 1\):
+ Đồ thị hàm số luôn cắt trục hoành tại điểm \({\rm{M}}\left( {1;0} \right)\)(vì \({\log _a}1 = 0\)) và nằm ở bên phải trục tung (vì \(x > 0\))
Nhận xét: Đồ thị các hàm số \(y = {\log _a}x\) và \(y = {\log _{\frac{1}{a}}}x,{\rm{ }}\left( {0 < a \ne 1} \right)\) thì đối xứng với nhau qua trục hoành.
Đồ thị hàm số \(y = {\log _a}x\) và \(y = {a^x}\) thì đối xứng qua đường phân giác của góc phần tư thứ I (tức đường thẳng \(y = x\))
C. CÁC VÍ DỤ MINH HOẠ
Ví dụ 1: Tính đạo hàm các hàm số sau:
a) \(y = \sqrt[3]{{x + \sqrt x }}\)\( \Rightarrow y' = \frac{{1 + \frac{1}{{2\sqrt x }}}}{{3\sqrt[3]{{{{\left( {x + \sqrt x } \right)}^2}}}}}\)\( = \frac{{2\sqrt x + 1}}{{6\sqrt x .\sqrt[3]{{{{\left( {x + \sqrt x } \right)}^2}}}}}\) .
Lưu ý: Ở đây ta đã áp dụng công thức đạo hàm cho hàm số căn bậc n là \({\left( {\sqrt[n]{u}} \right)^/} = \frac{{u'}}{{n\sqrt[n]{{{u^{n - 1}}}}}}\) .
b) \(y = \sqrt {{e^x}} + {e^{3x + 1}} - {5^{\sqrt x }}\)\( \Rightarrow y = {e^{\frac{x}{2}}} + {e^{3x + 1}} - {5^{\sqrt x }}\) .
Vậy \(y' = \frac{1}{2}{e^{\frac{x}{2}}} + 3{e^{3x + 1}} - {5^{\sqrt x }}.\ln 5.\frac{1}{{2\sqrt x }}\)
c) \(y = \left( {{x^2} - 2x + 2} \right){e^x}\)\( \Rightarrow y' = (2x - 2){e^x} + ({x^2} - 2x + 2){e^x} = {x^2}{e^x}\)
d) \(y = \ln \left( {{x^2} + 1} \right)\)\( \Rightarrow y' = \frac{{2x}}{{{x^2} + 1}}\)
e) \(y = \frac{{{e^x} - {e^{ - x}}}}{{{e^x} + {e^{ - x}}}}\)\( \Rightarrow y' = \frac{{{e^x} + {e^{ - x}}}}{{{e^x} - {e^{ - x}}}}\)
f) \(y = {\log _2}\left( {\frac{{x - 4}}{{x + 4}}} \right)\)\( \Rightarrow y' = \frac{{{{\left( {\frac{{x - 4}}{{x + 4}}} \right)}^/}}}{{\left( {\frac{{x - 4}}{{x + 4}}} \right).\ln 2}}\)\( = \frac{8}{{(x - 4)(x + 4).\ln 2}}\)
Cách 2: \(y = {\log _2}(x - 4) - {\log _2}(x + 4)\;\;(x > 4)\)\( \Rightarrow y' = \frac{1}{{(x - 4).\ln 2}} - \frac{1}{{(x + 4).\ln 2}} = \frac{8}{{(x - 4)(x + 4).\ln 2}}\)
Ví dụ 2: Tìm tập xác định của hàm số
a) \(y = \sqrt {{{\log }_{\frac{1}{2}}}\frac{{x - 1}}{{x + 5}}} \).
Điều kiện \(\left\{ \begin{array}{l}\frac{{x - 1}}{{x + 5}} > 0\\{\log _{\frac{1}{2}}}\frac{{x - 1}}{{x + 5}} \ge 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \in ( - \infty ; - 5) \cup (1; + \infty )\\\frac{{x - 1}}{{x + 5}} < 1\end{array} \right. \)
\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \in ( - \infty ; - 5) \cup (1; + \infty )\\ \frac{{ - 6}}{{x + 5}} < 0 \Leftrightarrow x > - 5\end{array} \right. \Leftrightarrow x > 1\) .
Vậy tập xác định của hàm số là \((1; + \infty )\)
b) \(y = \lg \left( { - {x^2} + 3x + 4} \right) + \frac{1}{{\sqrt {{x^2} - x - 6} }}\)
Điều kiện: \(\left\{ \begin{array}{l} - {x^2} + 3x + 4 > 0\\{x^2} - x - 6 > 0\end{array} \right. \)\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \in ( - 1;4)\\x \in ( - \infty ; - 2) \cup (3; + \infty )\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow x \in ( - 1; - 2) \cup (3;4)\)
c) \(y = {({x^2} - 2x)^{\frac{1}{3}}}\)
Vì \(\frac{1}{3} \notin \mathbb{Z}\) nên \({x^2} - 2x > 0 \Leftrightarrow x \in ( - \infty ;0) \cup (2; + \infty )\)
d) \(y = \sqrt[3]{{{x^2} - 2x}}\)
Vì hàm số là hàm căn bậc 3 nên tập xác định là \(\mathbb{R}\) .
e) \(y = {({x^2} - 2x)^{ - 3}}\)
Vì \( - 3 \in {\mathbb{Z}^ - }\) nên \({x^2} - 2x \ne 0 \Leftrightarrow x \ne 0;2\) . Vậy tập xác định của hàm số là \(\mathbb{R} \setminus \{ 0;2\} \)
Ví dụ 3:
a) Tìm GTNN của hàm số \(y = {2^{x - 1}} + {2^{3 - x}}\)
Cách 1: Theo BĐT Cô-si có \({2^{x - 1}} + {2^{3 - x}} \ge 2\sqrt {{2^{x - 1}}{{.2}^{3 - x}}} = 4\) . Đẳng thức đạt được khi \({2^{x - 1}} = {2^{3 - x}} \Leftrightarrow x - 1 = 3 - x \Leftrightarrow x = 2\) . Vậy giá trị nhỏ nhất của hàm số là \(4\) khi \(x = 2\).
Cách 2: \(y' = {2^{x - 1}}\ln 2 - {2^{3 - x}}\ln 2\) . \(y' = 0 \Leftrightarrow x - 1 = 3 - x \Leftrightarrow x = 2\) . Lập bảng biến thiên được giá trị nhỏ nhất của hàm số là\(4\) khi \(x = 2\).
Cách 3: Đặt \(t = {2^x} \Rightarrow t > 0\) . Khi đó \(y = \frac{t}{2} + \frac{8}{t},\;\;(t > 0)\) . Khảo sát hàm \(f(t)\) trên \((0; + \infty )\) được đáp số như trên.
b) Tìm cực trị của hàm số \(y = {e^{ - {x^2} + 2x}}\)
Ta có \(y' = {e^{ - {x^2} + 2x}}.( - 2x + 2)\) . Giải \(y' = 0 \Leftrightarrow x = 1\) . Và dễ thấy \(y'\) đổi dấu từ \( + \) sang \( - \) qua \(x = 1\) tính từ trái qua phải nên hàm số đạt cực đại tại \(x = 1\), giá trị cực đại là \(y_{\text{CĐ}}=e\)
c) Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = \frac{{\ln x}}{x}\) trên đoạn \([1;{e^2}]\)
Có \(y' = \frac{{1 - \ln x}}{{{x^2}}} = 0 \Leftarrow x = e \in (1;{e^2})\) . Tính các giá trị: \(f(1) = 0\), \(f(e) = \frac{1}{e}\), \(f({e^2}) = \frac{2}{{{e^2}}}\)
Vậy \(\displaystyle \min\limits_{[1;e^2]}y=0\) và \(\displaystyle \max\limits_{[1;e^2]}y=\frac{1}{e}\)
Ví dụ 4: So sánh \(a,b,c\) từ các đồ thị các hàm số trong hình sau:
Hướng dẫn: Ta thấy với \[x = 1\]thì \(y=\text{cơ số}\), nên ta kẻ đường \(x = 1\) cắt các đồ thị tại các điểm có tung độ là\(a,b,c\) . Từ đây thấy ngay \(a > c > b\) . | Hướng dẫn: Ta thấy với \(y = 1\) thì \(x=\text{có số}\), nên ta kẻ đường \(y = 1\) cắt các đồ thị tại các điểm có hoành độ là \(a,b,c\). Từ đây thấy ngay \(b > a > c\) |