ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

3. Theo ý kiến tác giả, cần lựa chọn sách khi đọc. Điều này thể hiện ở chỗ:

- Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ những quyển nào thực sự có giá trị, có lợi cho mình.

- Cần đọc kĩ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình.

- Trong khi đọc tài liệu chuyên sâu, cũng không thể xem thường việc đọc loại sách thường thức, loại sách ở lĩnh vực gần gũi, kế cận với chuyên môn của mình. Tác giả bài viết đã khẳng định thật đúng rằng “trên đời không có học vấn nào là cô lập, không có liên hệ kể cận”, vì thế “không biết thông thì không thể chuyển, không biết rộng thì không thể nắm gọn”. Ý kiến này chứng tỏ kinh nghiệm, sự từng trải của một học giả lớn.

4. Lời bàn của tác giả bài viết về phương pháp đọc sách.

Lựa chọn sách để đọc là điểm quan trọng thuộc phương pháp đọc sách. Cùng với vấn đề này, tác giả còn bàn thật cụ thể về cách đọc.

Ở đây có hai ý kiến đáng để mọi người suy nghĩ, học tập:

- Không nên đọc lướt qua, đọc chỉ để trang trí bộ mặt mà phải vừa đọc vừa suy nghĩ, “trầm ngâm tích lũy tưởng tượng”, nhất là đối với các quyển sách có giá trị.

- Không nên đọc một cách tràn lan, theo kiểu hứng thú cá nhân mà cần đọc có kế hoạch và có hệ thống. Thậm chí, đối với một người nuôi chí lập nghiệp trong một môn học vấn thì đọc sách là một công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ.

Như vậy, đọc sách đầu chỉ là việc học tập tri thức. Đó còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện làm người.

5. Tính thuyết phục, sức hấp dẫn của văn bản, Bàn về đọc sách.

- Ở phương diện nội dung: các lời bàn và cách trình bày của tác giả vừa đạt lí vừa thấu tình. Là một học giả có uy tín, từng qua quá trình nghiên cứu, tích lũy, nghiền ngẫm lâu dài nên các ý kiến, nhận xét đưa ra thật xác đáng, có lí lẽ. Đồng thời tác giả lại trình bày bằng cách phân tích cụ thể, bằng giọng chuyện trò, tâm tình thân ái để chia sẻ kinh nghiệm thành công, thất bại trong thực tế.

- Bố cục của bài viết chặt chẽ, hợp lí, các ý kiến được dẫn dắt rất tự nhiên.

- Cách viết giàu hình ảnh. Nhiều chỗ, tác giả dùng cách ví von thật cụ thể và thú vị. Chẳng hạn: “Liếc qua” tuy rất nhiều, nhưng đọng lại” thì rất ít, giống như ăn uống, “Làm học vấn giống như đánh trận...”, “dọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ...”, “giống như con chuột chui vào sừng trâu, càng chui sâu càng hẹp, không tìm ra lối thoát”.

LUYỆN TẬP

HS phát biểu điều thu hoạch thấm thía nhất khi học bài Bàn về đọc sách. Cần có những thu hoạch, suy nghĩ có tính thiết thực gắn với từng cá nhân.

BÀI THAM KHẢO

Phương pháp đọc nhanh

Ngày nay, khoa học đã tiến nhanh, máy tính điện tử và người máy đã giúp con người giải quyết nhiều vấn đề, nhưng nó không thể thay thế con người và con người vẫn là trung gian tự nhiên và máy móc: con người đã vạch chương trình cho máy tính và xử lý các thông tin. Muốn làm công việc này, con người cần phải đọc để hiểu điều người khác viết, tích lũy kiến thức và tiết kiệm thời gian nghiên cứu. Tính đến nay, trong 500 năm lịch sử của mình, ngành in thế giới đã xuất bản hơn 300 triệu đầu sách, hàng năm cho ra đời 600 triệu trang in. Vậy ta phải đọc như thế nào trước núi tư liệu này?

Nếu hàng ngày, ta cứ đọc theo kiểu thông thường với tốc độ 150 - 200 từ/phút, thì trong toàn bộ cuộc đời, ta chỉ đọc được 2 - 3 nghìn quyển sách. Ngày nay, mỗi nhà nghiên cứu cần phải đọc 50 – 100 nghìn cuốn sách trong cả cuộc đời. Rõ ràng cách đọc cũ không giải quyết được vấn đề. Có nhiều cách đọc khác nhau. Cách đọc truyền thống là từ các chữ ta đọc thành vần, nhiều vấn thành từ, và nhiều từ thành cầu và khi đọc lại phải phát âm. Ngoài ra, ta thấy có hai phương pháp quan trọng nhất, đó là phương pháp đọc từ và phương pháp đọc ý. Với phương pháp thứ nhất, các từ được tiếp nhận như một tổng thể. Đó là cách đọc của nhiều người với tốc độ đạt từ 150 - 200 từ/phút.

Với cách đọc thứ hai, người đọc không đọc từng từ mà thu nhận ý. Họ đọc ý chung chứa trong bài viết qua các từ chủ yếu. Đây là phương pháp tiên tiến nhất vì nó cho phép ta thu nhận thông tin chứa trong một đoạn văn, một trang... lọc bỏ những thông tin không cần thiết mà ta gọi là nước. Trong bất cứ bài viết nào, đều có số lớn là nước. Cách đọc nhanh này còn gọi là cách đọc toàn bộ khối từ vì người đọc nắm vững nó, chỉ cần một cái nhìn đã bao trùm lên 6 - 7 dòng, và đội khi cả trang và như thế thu nhận thông tin nhiều mà tốn ít thời gian.

Những quyển nắm vững cách đọc nhanh, không đọc theo đường ngang mà mắt họ luôn luôn chuyển động theo đường dọc từ trên xuống dưới. Với cách đọc này, cơ mắt ít mỏi. Cách đọc nhanh này không giống kiểu đọc đường chéo góc hay kiểu đọc các dòng đầu của một đoạn văn. Với cách đọc mới, ta nhìn toàn bộ thông tin chứa trong trang sách, đọc toàn bộ bài viết và tiếp thu toàn bộ nội dung. Phương pháp này ai cũng học được nhưng phải tập trung cao, có ý chí lớn. Trong những ngày gần đây, các phương pháp đọc nhanh đã được phổ biến khá rộng nhưng nó không phải là điều mới lạ. Trong các thời kì khác nhau, các nhà chính trị, nhà văn lỗi lạc... đã phát triển nó và hoàn toàn nắm vững nó. Ví dụ: Na-pô-lê–ông đọc tốc độ 2000 tờ/phút, Ban-dắc đọc tốc độ 4000 tờ/phút, Mác-xim Go-rơ-ki đọc mỗi trang sách chỉ mất vài giây. Còn Lê-nin như lướt qua nhưng Người nắm chắc được nội dung. Nhận rõ tầm quan trọng của phương pháp đọc nhanh, ở Liên Xô, Mĩ và nhiều nước tiên tiến khác, các lớp dạy đọc nhanh đã được mở ngày càng nhiều. Sau khi dự các lớp này, họ đã đạt tốc độ kinh khủng 1500 từ phút, và đối với những bài viết nhẹ nhàng, đơn giản như truyện trinh thám, tốc độ đọc có thể lên tới 12000 tờ/phút.