ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Diễn biến sự việc ở đoạn trích:
1. Đoạn trích chia thành bốn phần
- Các tiêu đề có thể là: (1) “Nỗi tuyệt vọng của Xi-mông”, (2) “Xi mông gặp bác Phi-líp”, (3) “Bác Phi-líp đưa Xi-mông về nhà”, (4) “Ngày hôm sau ở trường,
- Trong bài văn này có ba nhân vật có tên, đó là em bé Xi-mông, mẹ em là Blăng-sốt, và bác Phi-líp. Ngoài ra còn có những nhân vật nhà văn không đặt tên là các bạn của Xi-mông và thầy giáo. Thầy và trò sẽ theo dõi các nhân vật chính, có thể lần lượt từ Xi-mông, rồi. đến Blăng-sốt và cuối cùng là Phi-líp.
2. Nhân vật Xi-mông
- Trong bài này không có chi tiết nào nói về tuổi tác, dáng dấp của Xi-mông, nhưng ở một đoạn khác của truyện, tác giả cho biết: “Nó độ bảy, tám tuổi. Nó hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát, gần như bụng dại”. Dáng dấp ấy phần nào thể hiện hoàn cảnh đau đớn của em. Em mang tiếng là đứa trẻ không có bố, và thường bị các bạn bè trêu chọc.
- Nỗi đau đớn bộc lộ quà ý nghĩ và hành động của em. Em bỏ nhà ra bờ sông, định nhảy xuống sông cho chết đuối vì không có bố. May mà cảnh vật thiên nhiên (trời ấm dễ chịu, ánh nắng êm đềm, trên mặt có, chú nhái con làm em nghĩ tới một thứ đồ chơi...) khiến em nghĩ đến nhà, nghĩ đến mẹ.
- Nỗi đau thể hiện ở những giọt nước mắt của em. Em khóc. Nhà văn nhiều lần kể chuyện em khóc: “cảm giác uể oải thường theo sau khi khóc lóc...”, “... và thấy buồn bã vô cùng, em lại khác, người em rung lên”, “những cơn nức nở lại kéo đến”, “em chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa và em chỉ khóc loài”, “em trả lời, mắt đẫm lệ, giọng đầy nước mắt”, “ôm lấy cổ mẹ và em lại khóc”.
- Nỗi đau đớn còn biểu hiện ở cách nói năng của em. Nhà văn diễn tả em nói không nên lời, cứ bị ngắt quãng, thể hiện trong bài bằng những dấu chấm lửng “...” hoặc lặp đi lặp lại. Thí dụ: “Chúng nó đánh cháu... vì... cháu... cháu... không có bố... không có bố”.
3. Nhân vật Blăng-sốt
- Blăng-sốt là cô gái một thời lầm lỡ khiến cho Xi-mông trở thành đứa con không có bố. Nhưng thực ra chỉ là người phụ nữ đức hạnh, chẳng qua bị lừa dối, chị từng là “một trong những cô gái đẹp nhất cùng”.
- Bản chất của chi được nhà văn chú ý thể hiện qua hình ảnh ngôi nhà của chị: “Một ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ”. Điều đó nói lên rằng chị tuy nghèo nhưng sống đúng đắn, nghiêm túc.
Bản chất của chi bộc lộ qua thái độ của chị đối khách. Phi-líp là một người lạ, chị chưa gặp bao giờ. Phi-líp thấy chị, “bỗng tắt nụ cười, vì bác hiểu ra ngay là không bỡn cợt được nữa với cô gái cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình, như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa...”
Bản chất tốt còn bộc lộ ở nỗi lòng của chị khi con nói bị bạn đánh vì không có bố: “Đôi má thiếu phụ đỏ bừng, và tê tái đến tận xương tủy... nước mắt lã chã tuôn rơi”. Khi nghe con hỏi Phi-líp: “Bác có muốn làm bố cháu không?” thì chị “lặng ngắt và quằn quại vì hổ thẹn, dựa người vào tường, hai tay ôm ngực”.
4. Nhân vật Phi-líp
– Phi-líp là một người thợ cao lớn, râu tóc đen, quăn, vẻ mặt nhân hậu. Mới đầu, gặp Xi-mông, bác rất thương em.
Đến khi đưa Xi-mông về nhà, Phi-líp nghĩ bụng có thể đùa cợt với chị Blăng-sốt, “nghe đồn chị là một trong những cô gái đẹp nhất cùng” và “tự nhủ thầm rằng một tuổi xuân đã lầm lỡ, rất có thể lỡ lầm lần nữa”.
Khi gặp chị Blăng-sốt, ý nghĩ kia không còn nữa. Bác hiệu ra chị là người tốt, nên không thể đùa bỡn với chị được nữa.
Cuối cùng, khi đối đáp với Xi-mông, phần vì thương Xi-mông, phần vì cảm mến Blăng-sốt, bác nói nửa như thật, nửa như đùa là bác vui lòng làm bố của Xi-mông.
- Tâm trạng của Xi-mông diễn biến từ buồn đến vui, tâm trạng của Blăng-sốt từ ngượng ngùng đến đau khổ, rồi quằn quại hổ thẹn. Trong bài này, nhà văn chú ý nhiều hơn đến diễn biến tâm trạng của bác thợ rèn Phi-líp.
Bác thợ rèn Phi-líp là người có lòng nhân hậu. Bác thương Xi-mông, bác cứu Xi-mông khỏi chết. Bác vui lòng nhận làm bố của Xi-mông, phần vì cảm mến Blăng-sốt, song cũng vì muốn đem lại niềm vui cho Xi mông. Các bạn bè của Xi-mông thật đáng trách khi trêu chọc em.