DÀN BÀI

A. MỞ BÀI

- Thanh Hải viết bài thơ Mùa xuân nho nhỏ tháng 11-1980, trong thời điểm đất nước ta đang vượt qua thử thách, đi lên.

- Bài thơ là một khúc hát về mùa xuân và sức xuân.

B. THÂN BÀI

1. Khổ 1: Cảm nhận, cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên

a) Cảm nhận về mùa xuân

- Ở vẻ đẹp:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc.

- Ở sức sống

Mọc giữa dòng sông xanh.

- Ở niềm vui:

Ôi con chim chiền chiến

Hót chi mà sang trời.

b) Cảm xúc về mùa xuân

- Cảm xúc say xưa, ngây ngất trước cảnh vật mùa xuân: tiếng chim hót từng giọt đưa tay hứng.

- Chú ý cách diễn tả sự chuyển đổi cảm giác, từ thính giác (nghe được) thị giác (thấy được) xúc giác (hứng được).

2. Khổ 2: Nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng mùa xuân đất nước

a) Mùa xuân bảo vệ đất nước

- Người cầm súng: làm nhiệm vụ bảo vệ đất nước

- Lộc (xuân) giắt đầy quanh lưng: lá xuân ngụy trang

b) Mùa xuân xây dựng đất nước

- Người ra đồng: làm nhiệm vụ sản xuất xây dựng đất nước.

- Lộc (xuân) trải dài: nương mạ xuân.

c) Hại hình ảnh đối xứng, bổ sung, với một khí thế:

- Giục giã, khẩn trương: Tất cả như hối hả.

- Tưng bừng, nhộn nhịp: Tất cả như xôn xao.

3. Khổ 3: Lịch sử đất nước

a) Có một bề dày lịch sử: Đất nước bốn ngàn năm

b) Với biết bao thử thách chồng chất: Vất vả và gian lao

c) Nhưng không bao giờ chùn bước: Đất nước như vì sao, cứ đi lên phía trước.

4. Khổ 4 và khổ 5: Sự cống hiến của mỗi người.

a) Chung sức, chung lòng

- Làm con chim hót

- Làm một cành hoa

- Nhập hòa ca một nốt trầm xao xuyến.

b) Đó là sự cống hiến

- Khiêm tốn của mỗi người:

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời.

Suốt cả cuộc đời, không ngừng, không nghỉ, từ tuổi thanh xuân cho đến “khi tóc bạc”:

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

5. Khổ 6: Tiếng hát mùa xuân

a) Khúc hát xuân: Câu Nam ai, Nam Bình của xứ Huế quê hương

c) Khúc hát của quê hương, đất nước

Nước non ngàn dặm mình

Nước non ngàn dặm tình.

- Khúc hát là một điệp khác của sự trường tồn, bất diệt.

C. KẾT BÀI

- Bài thơ là lời tâm tình của nhà thơ nhỏ nhẹ, tha thiết và thấm thía một cách sâu sắc ý nghĩa cuộc sống đối với mỗi đời người. Sống là cống hiến khiêm tốn và thầm lặng. Mỗi người phải giữ mãi sức xuân để góp “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân của đất nước.

- Bài thơ có màu sắc, âm thanh của mùa xuân đất trời thiên nhiên, có sức trẻ đầy sôi động của mùa xuân lòng người, mùa xuân đất nước. Tất cả hòa quyện tạo nên một niềm lạc quan phơi phới, “hối hả”, “xôn xao”, cất lên thành khúc ca đậm đà hương vị quê hương, ân tình, thủy chung:

Nước non ngàn dặm mình

Nước non ngàn dặm tình.

BÀI LÀM

Mở đầu bài thơ, Thanh Hải đã dựng lên khung cảnh của mùa xuân:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.

Không gian của mùa xuân trước hết được gợi ra từ một “dòng sông xanh” cùng với “một bông hoa tím biếc” vốn là những nét điển hình, đặc sắc riêng của xứ Huế thơ mộng. Sự hòa hợp giữa màu xanh của dòng song với sắc tím của bông hoa đã tạo nên một cảm giác dịu mát. Khung cảnh mùa xuân còn được gọi lên bởi âm thanh quen thuộc, vui tươi của con chim chiền chiện, một loài chim thường xuất hiện vào mùa xuân, như là tín hiệu của mùa xuân. Tiếng hót vang trời của con chim chiền chiện làm cho không khí mùa xuân trở nên náo nức lạ thường.

Tiếng chim chiền chiện được hình tượng hóa, cụ thể hóa: “Từng giọt long lanh rơi, Tôi đưa tay tôi hứng”. Đây là một hình thức chuyển đổi cảm giác. Âm thanh vốn chỉ nghe thấy được chuyển đổi thành ra có thể cảm nhận thấy, nhìn thấy được (long lanh rơi) và tiếp xúc được đưa tay tôi hứng. Qua đoạn thơ mở đầu này, ta có thể hình dung được tâm trạng say mê, đầy hào hứng của hồn thơ Thanh Hải khi mùa xuân đến.

Tiếp theo, Thanh Hải nói đến mùa xuân của người cầm súng và người làm ruộng, hai loại người vất vả và gian khổ, chịu nhiều hi sinh nhất của dân tộc. Trong cam quan của Thanh Hải những cành lá nguy trang gài trên lưng những người ra trận, những nương mạ xanh non của người cày cấy chính là lộc mùa xuân của đất nước, Đất nước đang vào mùa xuân, từ thiên nhiên cảnh vật đến con người đều say sưa, xôn xao, rạo rực. Thanh Hải đã khái quát, đã tổng kết lịch sử 4000 năm của đất nước. Đất nước suốt 4000 năm “vất vả và gian lao” nhưng vẫn chói ngời “như vì sao, cứ đi lên phía trước”.

Mùa xuân là một khái niệm thời gian, vậy mà Thanh Hải lại đặt tên cho bài thơ của mình là Mùa xuân nho nhỏ. Đọc đến giữa bài thơ mới có thể nhận ra tư tưởng của tác phẩm. Chủ đề của bài thơ được bộc lộ rõ nhất trong hai khổ thơ này:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa,

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc..

Tầm quan sát của nhà thơ từ cảnh vật thiên nhiên (đoạn thơ đầu) đến xã hội (đoạn thứ hai) rồi thu nhỏ lại trong cái “ta”. Mỗi bông hoa, mỗi tiếng chim, mỗi cảnh vật thiên nhiên đều góp phần làm nên vẻ đẹp chung của mùa xuân đất nước. Và ta (là tác giả và cũng là mỗi con người cụ thể), ta cũng như con chim chiền chiến, như bông hoa tím biếc trên dòng sông xanh, ta như một nốt trầm trong bản hòa ca xao xuyến của toàn dân tộc. Cái “ta” giữ một vị trí khiêm tốn như một nốt đàn trầm. Mỗi con người đều là “mùa xuân nho nhỏ” cống hiến sức lực và cuộc đời mình để làm nên mùa xuân chung của đất nước, của toàn dân tộc.

Thanh Hải viết bài thơ này vào tháng 11-1980 trong thời gian ông bị ốm nặng, ít lâu sau ông mất. Song bài thơ Mùa xuân nho nhỏ vẫn tràn đầy lòng yêu đời, yêu cuộc sống, thể hiện sự gắn bó thiết tha, sâu nặng với cuộc đời, đặc biệt là tinh thần, ý thức trách nhiệm của ông đối với đất nước và dân tộc.