DÀN BÀI ĐẠI CƯƠNG

I. Mở bài

- Vài nét về văn học hiện thực 1930-1945 và tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao.

- Giới thiệu nhân vật lão Hạc và những đặc điểm của lão.

II. Thân bài

1. Tuy nghèo khổ lão Hạc vẫn luôn luôn trong sạch và lương thiện.

2. Lão là người giàu lòng nhân ái và đức vị tha.

- Rất nhân từ với con chó Vàng.

- Yêu thương con tha thiết

III. Kết luận

- Đánh giá phẩm chất trong sáng của người nông dân nghèo lương thiện

- Lên án chế độ xã hội thực dân phong kiến đã gây nên bao cảnh đau thương.

BÀI LÀM

Em đã học và đọc những tác phẩm văn học trong giai đoạn 1930 - 1945. Nó đã phản ánh được cuộc đời bất hạnh của người nông dân trong xã hội này. Trong truyện Lão Hạc của Nam Cao nhân vật lão Hạc đã hiện lên rất rõ nét với những đức tính tốt đẹp để lại trong lòng người đọc những tình cảm đáng quý, đáng trân trọng.

Lão Hạc sống trong cái làng quê hẻo lánh và tiêu điều ngày xưa. Cũng như bao nhiêu người nông dân chân lấm tay bùn khác, lão Hạc sống vất vả túng thiếu nhưng lão vẫn rất trong sạch và lương thiện. Nhà nghèo, lão chỉ có một mảnh vườn là tài sản duy nhất của bà cô quá cố để lại. Hàng ngày, lão đi làm thuê, làm mướn để ăn chứ không bán vườn của con. Lão Hạc nghĩ mảnh vườn đó là tài sản của vợ lão để lại cho con. Lão nuôi một con chó để làm bạn cho đỡ cô đơn trong cảnh già hiu quạnh. Nhưng có phải lúc nào lão cũng làm được để ăn đâu, lão đã phải bán chó đi để dành tiền cho con. Lão rất ấn hận và lão đã khóc như trẻ con vì lão đã trót đánh lừa một con chó. Con người như lão Hạc không thể làm điều ác, lão sống thui thủi trong cuộc đời đầy bất hạnh. Lão có tiền mà nhịn đói chẳng qua là vì muốn khỏi liên lụy đến hàng xóm láng giềng. Con người ấy thà ăn củ chuối, sung luộc, rau má hay bữa trai, bữa ốc... để sống cho qua ngày đoạn tháng chứ nhất định không chịu phụ thuộc nhờ vả vào người khác.

Lẽ thường, đói rét cơ cực khổ đau làm cho người ta trở nên tầm thường thế nhưng với lão Hạc thì lại khác. Lão nổi bật lên là con người giàu lòng yêu thương, lòng nhân ái và đức tính vị tha. Một mình lão sống trong cảnh tuổi già cô đơn nuôi con chó của con trai để lại, lão gọi nó là “Cậu Vàng” như một bà mẹ hiếm hoi gọi đứa con cầu tự. Thỉnh thoảng, không có việc gì làm lão lại bắt rận cho nó hay đem nó ra ao tắm. Lão cho nó ăn cơm vào một cái bát như một nhà giàu. Những lúc buồn, lão ngồi uống rượu, có gì ăn lão nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ. Quý “Cậu Vàng” như vậy mà lão phải bán nó đi lão đau đớn lắm, giằng co ghê gớm lắm, bởi con chó là người bạn đáng tin cậy của lão, nó là kỉ vật của con trai lão để lại trước khi đi làm ở đồn điền cao sụ. Lão nuôi nó như nuôi hy vọng đợi ngày con trở về. Vì thế khi kể lại chuyện người ta đến bắt chó với ông giáo, đôi mắt lão ầng ậng nước mắt. “Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Và lão hu hu khóc...” Biết bao nhiêu cơ cực trong dòng nước mắt ấy. Lão vì con mà phải đánh lừa một con chó, người bạn mà nhiều lúc trong cảnh già hiu quạnh lão coi như một đứa con.

Lão rất thương con, có thể nói cả cuộc đời lão đã vì con và chỉ hướng về con mà sống. Con trai lão yêu một cô gái làng nhưng không đủ tiền cưới vợ, thậm chí phải bỏ đi đồn điền. Lão hiểu con và thương con lắm chứ. Lão muốn ngăn con lại vì lão biết rằng con trai lão đang đi đến chỗ chết nhưng lão không thể nào ngăn được. Tiễn con đi, lão chỉ biết khóc. Từ đó tiền “bùn vườn” được bao nhiêu lão để dành lại cho con, còn mình thì đi làm thuế kiểm sống. Lão hi vọng con trai lão trở về. Lão cứ sống thế, lay lắt, đói khát có khi phải nhịn đói, cuộc sống khổ cực đã không làm cho lão tối tăm mịt mù đi mà càng tôn thêm vẻ đẹp của tâm hồn lão. Dường như lúc nào tâm trí lão Hạc cũng hướng về con mình. Con trai lão có mặt trong mọi câu chuyện của lão. Lão thường nói với “Cậu Vàng”: “Cậu có nhớ bố cậu không? Hả cậu Vàng? Bố cậu lâu lắm không có thư về. Bố câu có lẽ đi đến ba năm rồi đấy. Hơn ba năm... có đến ngót bốn năm... không biết năm nay bố cậu có về không? Nó mà về nó cưới vợ...”. Đằng sau những lời nói ấy là lòng thương nhớ con da diết là sự chờ đợi, mong mỏi tin con từ cuối phương trời...

Nhưng lão không chờ được. Lão càng ngày càng già yếu đi không thể làm thuê để kiếm ăn được nữa, ốm đau, mất mùa, thóc gạo kém đi nhưng lão không muốn ăn vào số tiền của con và lão không thể đợi con về hưởng hạnh phúc. Lão có một dự định đau lòng... Và lão chết, chết một cách đau đớn, vật vã. Đến phút cuối cùng cũng vì tương lai của con mà lão hi sinh cả tánh mạng của mình. Cả cuộc đời lão Hạc lao động vất vả mà vẫn phải sống khổ cực. Phải chăng đó là ảnh hưởng của các hủ tục trong xã hội phong kiến. Xã hội ấy đã gây bao đau khổ cho lão Hạc và bao người khác nữa.

Có bao cảnh thế thảm, xót xa của những kiếp người tốt bụng, chăm chỉ mà vẫn khổ đau, vẫn luôn bị chà đạp vùi dập. Tuy nhiên, từ trong cuộc đời của những nạn nhân ấy vẫn ánh lên một niềm tin dai dẳng và mãnh liệt rồi ra những con người thấp cổ bé họng ấy sẽ được cái xiềng xích nô lệ của chế độ phong kiến tàn ác. Trong hoàn cảnh ấy ta vẫn thấy lão Hạc trong sáng cao thượng vô cùng. Đó là những đức tính tốt đẹp của người nông dân mà em cần học tập và rèn luyện.