I. TÌM HIỂU CÁC ĐỀ BÀI

Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống có mấy điểm cần lưu ý:

- Có sự việc, hiện tượng tốt cần ca ngợi, biểu dương. (đề 1, đề 4)

- Có sự việc, hiện tượng không tốt cần lưu ý, phê phán, nhắc nhở. (đề 2, đề 3)

- Có đề cung cấp sẵn sự việc, hiện tượng dưới dạng một truyện kể, một mẩu tin để người làm bài sử dụng; có đề không cung cấp nội dung sẵn, mà chỉ gọi tên, người làm bài phải trình bày, mô tả sự việc, hiện tượng đó.

- Mệnh lệnh trong đời thường là: “nêu suy nghĩ của mình”, “nêu nhận xét, suy nghĩ của mình”, “nêu ý kiến”, “bày tỏ thái độ...”.

II. CÁCH LÀM

1. Tìm hiểu và tìm ý

Tìm hiểu đề ở đây không chỉ hiểu tính chất của đề và nhiệm vụ mà đề nêu ra, mà còn tìm hiểu Phạm Văn Nghĩa là ai, làm việc gì, ý nghĩa của các việc đó là ở đâu, việc Thành đoàn phát động phong trào học tập Phạm Văn Nghĩa có ý nghĩa như thế nào.

Cụ thể là:

- Nghĩa là người biết thương mẹ, giúp đỡ mẹ trong việc đồng áng.

- Nghĩa là người biết kết hợp học và hành.

- Nghĩa còn là người biết sáng tạo, làm cái tời cho mẹ kéo nước đỡ mệt.

- Học tập Nghĩa là học yêu cha mẹ, học lao động, học cách kết hợp học với hành, học sáng tạo, làm những việc nhỏ mà có ý nghĩa lớn.

2. Dàn bài

Học sinh cụ thể hóa các mục nhỏ thành các dàn ý chi tiết theo các ý đã tìm ra ở trên.

3. Viết bài

Chọn góc độ riêng để viết: HS có thể lấy tư cách chung hoặc tự cách cá nhân, liên hệ với bản thân mình hoặc liên hệ với các hiện tượng khác để viết.