BÀI LÀM
Câu ấy là một công thức bóng bẩy nói lên lòng yêu đời, là tượng trưng của niềm vui trên mọi mặt của cuộc sống, là sự khẳng định hạnh phúc được sống làm người trên thế gian này.
Những hồi ký của bà Nadiegioda Crúpxcaia đã làm sống lại hình anh sinh động, rất con người của Lênin. Theo lời bà, Lênin là người thích đi săn, bơi lội giỏi, trượt băng cừ. Đúng, Lênin là một nhà triết học, kinh tế học, một nhà cách mạng vĩ đại. Nhưng Lênin cũng là một con người và không có gì thuộc về con người mà xa lạ đối với Lênin.
Đối với tất cả những con người chân chính đều là như vậy. Ngay cả những nhược điểm thông thường của con người cũng không xa lạ với Lê-nin. Thí dụ, theo hồi ức của các bạn chiến đấu của Người, Lênin cũng có những lúc nổi nóng, tức giận và thậm chí có lúc không công bằng nữa. Người có thể sai lầm, nhưng khi phát hiện ra sai lầm, Người không ngần ngại thừa nhận và cố gắng sửa chữa một cách mau chóng.
Không ai có thể bảo đảm không mắc phải sai lầm. Ngay từ thời cổ xưa người ta đã biết điều đó. Xixêrông nói rằng: “Là người thì có sai lầm, chỉ có kẻ ngu xuẩn mới cố chấp sai lầm của mình mà thôi”. Điều đó là tất nhiên vì con người luôn luôn bị đặt vào những điều kiện, hoàn cảnh phức tạp không biết trước và phải quyết định tức thời. Ngay cả “bộ óc” của những máy móc điều khiển học vô tri vô giác không hề chịu ảnh hưởng gì của tình cảm cũng còn có lúc chuệch choạc, huống hố con người.
Con người có thể đi sai đường, có thể có những quyết định không đúng, có thể đánh giá sai lạc một sự kiện nào đó. Đôi khi có những chuyện nhỏ nhặt, không đáng kể. Nhưng đôi khi con người phải trả giá đắt cho sai lầm. Mong sao cho điều đó đừng xảy ra. Con người càng sâu sắc, càng hay lắng nghe y kiên người khác, và càng biết nhiều thì thường càng ít mắc sai lầm
Nhưng nếu sai lầm đã xảy ra thì sao? Chế giễu người mắc sai lầm chăng? Nói xấu người đó chăng? Mắng mỏ, quở trách một cách thô lỗ người đó chăng? Làm như vậy là tàn ác, vô nhân đạo. Lênin đã nói rằng: “Chỉ có ai chẳng làm gì cả thì mới không mắc sai lầm”. Người còn nói thêm: “Người thông tin không phải là người không mắc sai lần. Không và không có thể có những người hoàn toàn không nhắc sai lầm. Người thông minh là người phạm sai lầm không trân trọng lắm! và biết mau chóng sửa chữa nó”.
Không một ai trên trái đất này có thể hiểu biết được tất cả. Đấy cũng là một đặc tính hết sức tự nhiên của con người. Vì những kiên thức do nhân loại tích lũy được là vô hạn, còn khả năng tiếp thu của mỗi người tiếc thay lại chỉ có hạn, Tất nhiên khả năng ấy ở mỗi người một khác, nhưng không ai có thể thật sự nắm được tất cả. Vì vậy, nếu con người có điều kiện gì không biết thì cũng chẳng đáng ngạc nhiên. Trái lại, ai thành thật thú nhận điều đó, người ấy lại được mọi người tôn trọng. Được làm việc với những người có thể bộc bạch một cách chân thành cởi mở “Tôi không biết” thì dễ chịu biết bao so với phải làm việc bên những người xét đoán một cách ngạo mạn kiêu căng về những điều mình làm hoàn toàn chẳng hiểu biết gì.
Xaađi, nhà thơ Ba Tư vĩ đại, kể lại rằng có lẫn người ta hỏi Gadaili, một triết gia A Rập về chuyện ông làm thế nào mà đạt được trình độ thông thái đến thế. Gadali trả lời: Vì tôi không xấu hổ khi hỏi những người khác về những điều mình không biết”. Cái đáng sợ không phải là thiếu hiểu biết mà là không muốn biết.
Con người còn có một đặc tính rất quan trọng nữa: biết hiểu người khác. Mỗi người đều có cách nhìn, ý thích, thói quen riêng. Không thể nào khác được, vì người ta chẳng ai giống ai và đều có những đặc điểm cá nhân. Có lẽ cuộc sống sẽ hết sức buồn tẻ nếu như bỗng nhiên tất cả mọi người đều suy nghĩ hoàn toàn giống nhau, cùng thích một vật, cùng ghét một vật như nhau. Khi đó chúng ta có thể nói rằng con người đã biến thành những người máy không hồn và mất một tính chất hết sức quan trọng của con người là tính chất khác biệt.
Nếu như tôi không quan tâm gì đến hình thức bên ngoài, đến áo quần của mình, thì đây là việc của tôi. Nhưng điều đó không có nghĩa là tôi có quyền lên án những người khác thích mặc đẹp, hợp thời trang, vì đây là việc của họ. Nếu như một người nào đấy không bao giờ vắng mặt một trận bóng đá nào thì điều đó hoàn toàn không có nghĩa là người ấy có thể lên án người khác thích nghe nhạc hơn xem bóng đá. Không thể xem ý thích và thói quen của mình bắt người khác phải theo, hơn nữa còn nên tôn trọng ý thích và thói quen của người khác. Một người khép chặt tâm hồn thì chỉ thấy có mình và người đó chỉ nhìn theo cách nhìn của mình. Chính vì thế đôi khi xảy ra những chuyện hiểu nhầm và có lúc người ta đã không sao hiểu được nhau, thông cảm được với nhau trong cuộc sống.
Khi nói “không có gì thuộc về con người mà xa lạ với con người” là chúng ta còn có ý nói rằng con người có thể có những lúc buồn phiền, bực bội, vấp váp, thất bại. Trong những giây phút ấy ta phải tế nhị, nhạy cảm và chú ý. Có những lúc chúng ta vô tình hay hữu ý đòi hỏi ở người khác một nụ cười tươi tỉnh trong khi người ta đang có một tâm tư buồn phiền. Hiểu và thông cảm tâm trạng của người khác, đây là một phẩm chất hết sức tốt đẹp. Đây cũng là phẩm chất của những người tốt và có tâm hồn nhiệt thành. Vì vậy, họ bao giờ cũng có nhiều người bạn thực sự là bạn.
Tính nín nhịn, ít nói là những phẩm chất tốt đẹp. Trái lại tính bồng bột, vội vàng không lấy gì làm đẹp. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là phải e dè sợ sệt đối với việc thể hiện những tình cảm hết sức tự nhiên của con người. Thí dụ một số người ngại chăm sóc bố mẹ, họ sợ làm như thế là cô lỗ lỗi thời, ngại bộc lộ tình cảm yêu thương, dịu hiền và thiết tha làm việc tốt của mình, hoặc ngại bênh vực loài vật khi chúng bị trêu chọc dã man. Mềm mỏng, dịu dàng, biết nhường nhịn và có thiện ý, những phẩm chất đó làm cho mối quan hệ giữa người và người thêm đẹp đẽ, nhân đạo. Chúng giúp đỡ chúng ta rất nhiều trong cuộc sống.