ĐỌC - HIẾU VĂN BẢN

1. Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, các câu thơ dài ngắn không đều, nhịp điệu biến đổi và có nhiều câu thơ điệp lại, tạo nhịp điệu gần với điệu hát ru. Thường mỗi đoạn được bắt đầu bằng những câu thơ có nhịp ngắn, lặp lại về cấu trúc, sau đó là những câu thơ dài mở ra với những liên tưởng xa rộng hoặc suy ngẫm triết lí.

- Hình tượng bao trùm cả bài thơ là hình tượng con có được khai thác từ trong ca dao truyền thống. Trong ca dao, hình ảnh con cò xuất hiện rất phổ biến và được dùng với nhiều ý nghĩa, mà thông dụng nhất, là ý nghĩa ẩn dụ. Con cò là hình ảnh người nông dân, người phụ nữ trong cuộc sống nhiều vất vả, nhọc nhằn nhưng giàu đức tính tốt đẹp và niềm vui sống.

Ở đoạn đầu bài thơ, tác giả có nhắc lại một số câu quen thuộc trong những bài ca dao ấy. Nhưng trong bài thơ này, Chế Lan Viên chỉ khai thác và xây dựng ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò ở nội dung biểu trưng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru.

2. Tác giả đã tự chia bài thơ thành ba đoạn (phần). Bố cục này được dẫn dắt theo sự phát triển của hình tượng trung tâm và xuyên suốt cả bài thơ - hình tượng con cò, trong mối quan hệ với cuộc đời con người, từ thơ bé đến trưởng thành và suốt cả đời người.

+ Đoạn 1: Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ.

+ Đoạn 2: Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người trên mọi chặng của cuộc đời.

+ Đoạn 3: Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người.

- Ở đoạn 1, hình ảnh con cò được gợi ra trực tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru (xem chú thích (1) và (2) trong SGK). Ở đây, tác giả chỉ lấy lại vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ những câu ấy. Những câu ca dao được gợi lại đã thể hiện ít nhiều sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò ở ca dao. Các câu “Con cò bay lả, bay la - Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng”, hay “Bay từ cửa phủ, bay về Đồng Đăng” chỉ gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc của cuộc sống thời xưa, từ làng quê đến phố xá. Hình ảnh con cò trong những câu này gợi lêi vẻ nhịp nhàng, thong thả, bình yên của cuộc sống vốn ít biến động ở thời xưa. Còn bài ca dao: Con cò mà đi ăn đêm... lại có một nội dung và ý nghĩa tư tưởng kia sâu sắc. Con cò ở đây là tượng trưng cho những con người, cụ thể là người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn vất vả, lặn lội kiếm sống. Bài ca dao này gợi nhớ đến nhiều câu ca dao có hình ảnh con cò mang ý nghĩa tương tự (như: Con cò lặn lội bờ sông..., Cái cò đi đón cơn mưa - Tối tăm mù mịt ai đưa cò về...) hay hình ảnh bà Tú trong thơ Tú Xương: Lặn lội thân cò khi quãng vắng.

Qua những lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đã đến với tâm hồn tuổi ấu thơ một cách vô thức. Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn con người của những lời ru, của ca dao dân ca, qua đó là cả điệu hồn dân tộc và nhân dân. Ở tuổi ấu thơ, đứa trẻ chưa thể hiểu và cũng chưa cần hiểu nội dung, ý nghĩa của những lời ru này - chúng chỉ cần được vỗ về trong những âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru để đón nhận bằng trực giác, vô thức tình yêu và sự che chở của người mẹ. Đoạn thơ khép lại bằng hình ảnh thanh bình của cuộc sống: “Ngủ yên! Ngủ yên... chẳng phân vân”.

- Trong đoạn 2, cánh cò từ trong lời ru đã đi vào trong tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi thân thiết và sẽ theo cùng con người đến suốt cuộc đời. Ở đây, hình ảnh con cò trong ca dao đã được tiếp tục sự sống của nó trong tâm thức con người. Hình ảnh con cò đã được xây dựng bằng sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú của nhà thơ, như được bay ra từ những câu ca dao để sống trong tâm hồn con người, theo cùng và nâng đỡ con người trong mỗi chặng đường. Như thế, hình ảnh con cò đã gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ đầy dịu dàng và bền bỉ của người mẹ.

Cánh cò đã trở thành bạn đồng hành của con người trên suốt đường đời từ tuổi ấu thơ trong nội;

Con ngủ yên thì cò cũng ngủ

Cánh của cô, hai đứa đắp chung đôi.

đến tuổi tới trường:

Mai khôn lớn, con theo cô đi học

Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân.

và đến lúc trưởng thành: .

Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ

Trước hiên nhà

Và trong hơi mát câu văn.

- Đến đoạn 3 thì hình ảnh con có được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, lúc nào cũng ở bên con đến suốt cuộc đời:

Dù ở gần con,

Dù ở xa con

Lên rừng xuống bể,

Cò sẽ tìm con,

Cò, mãi yêu con.

3. Từ sự thấu hiểu tấm lòng người mẹ, nhà thơ đã khái quát một quy luật của tình cảm của ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc:

Con dù lớn vẫn là con của me,

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.

Phần cuối bài thơ trở lại với âm hưởng lời ru và đúc kết ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò trong những lời ru ấy:

Một con cò thôi,

Con cò me hát

Cũng là cuộc đời

Vỗ cánh qua tôi.

4. Về thể thơ

Sử dụng thể thơ tự do, nhưng có nhiều câu mang dáng dấp thể 8 chữ. Thể thơ tự do cho tác giả khả năng thể hiện tình điệu, cảm xúc một cách linh hoạt, dễ dàng biến đổi. Ở bài thơ này, các đoạn thường được bắt đầu từ những câu thơ ngắn, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp lại hoàn toàn gợi âm điệu lời ru. Vần cũng là yếu tố được tận dụng để tạo âm hưởng lời ru. Vì vậy, tuy không sử dụng thể lục bát quen thuộc, bài thơ vẫn gợi được âm hưởng lời hát ru. Tuy nhiên bài thơ của Chế Lan Viên không phải là một lời hát ru thực sự. Giọng điệu của bài thơ còn là giọng suy ngẫm, có cả triết lí. Nó làm cho bài thơ không cuốn người ta vào hắn điệu ru êm ái, đều đặn, mà hướng tâm trí nhiều hơn vào sự suy ngẫm, phát hiện.

- Về nghệ thuật sáng tạo hình ảnh: Ở trên đã phân tích cách vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao. Hình ảnh trong ca dạo chỉ là nơi xuất phát, là điểm tựa cho những liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo mở rộng của tác giả. Đặc điểm chung của hình ảnh trong bài thơ này là thiên về ý nghĩa biểu tượng mà nghĩa biểu tượng không phải chỗ nào cũng thật rành mạch, rõ ràng. Nhưng những hình ảnh biểu tượng trong bài thơ lại gần gũi, rất quen thuộc mà vẫn có khả năng hàm chứa những ý nghĩa mới và có giá trị biểu cảm.

LUYỆN TẬP

Ở bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm, tác giả vừa trò chuyện với đối tượng (những em bé dân tộc Tà-ôi trên lưng mẹ) với giọng điệu gần như lời ru, lại có những lời rụ trực tiếp từ người mẹ. Khúc hát ru ở bài thơ ấy biểu hiện sự thống nhất giữa tình yêu con và tình yêu cách mạng, với lòng yêu nước và ý chí chiến đấu. Còn ở bài thơ của Chế Lan Viên, gợi lại điệu hát ru tác giả muốn nói về ý nghĩa của lời ru và ngợi ca tình mẹ đối với đời sống con người.