1. - Bước 1. Từ cái “hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”, tác giả chỉ ra từng cái hay hợp thành cái hay cả bài:

+ Cái hay ở các điệu xanh

+ Ở những cử động

+ Ở các vần thơ

+ Ở các chữ không non lép.

- Bước 2. Đoạn văn (b) có trình tự phân tích.

+ Đoạn nhỏ mở đầu nêu các quan niệm mấu chốt của sự thành đạt.

+ Đoạn nhỏ tiếp theo phân tích từng quan niệm đúng sai thế nào và kết lại ở việc phân tích bản thân chủ quan của mỗi người.

2. Thực hành phân tích.

+ Học đối phó là học mà không lấy việc học làm mục đích, xem học là việc phụ.

+ Học đối phó là học bị động, không chủ động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, của thi cử.

+ Học đối phó là học hình thức, không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học.

+ Học đối phó dù có bằng cấp thì đầu óc cũng rỗng tuếch.

3. Phân tích cái lí do bắt buộc phải chọn sách mà đọc.

- Sách vở nhiều, sức đọc của người có hạn, do đó phải lựa chọn mà đọc. Sách vở có nhiều chất lượng khác nhau, do đó phải chọn những sách hay mà đọc, không lãng phí sức vào việc đọc những sách vô thưởng vô phạt. Đọc sách không cần nhiều mà cần đọc kĩ, hiểu sâu, do đó phải chọn một số sách đích đáng, dồn tâm lực mà đọc để nắm được những điều cơ bản nhất.

- Bên cạnh đọc sâu cần phải đọc rộng, ở đây cũng cần lựa chọn những sách cần thiết.

4. Tổng hợp những điều đã phân tích về việc đọc sách.

Tóm lại, muốn đọc sách có hiệu quả phải chọn những sách quan trọng nhất mà đọc cho kĩ, đồng thời cũng chú trọng đọc rộng thích đáng, để hỗ trợ cho việc nghiên cứu chuyên sâu.