1. Lập bảng thống kê theo mẫu

2. Có 5 truyện ngắn Việt Nam từ sau năm 1945 được học trong chương trình Ngữ văn lớp 9, sắp xếp theo các thời kì lịch sử như sau:

+ Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp: Làng (Kim Lân)

+ Thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng), Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long), Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê).

+ Từ sau năm 1975: Bến quê (Nguyễn Minh Châu).

- Các tác phẩm trên đã phản ánh được một phần những nét tiêu biểu của đời sống xã hội và con người Việt Nam với tư tưởng và tình cảm của họ trong những thời kì lịch sử có nhiều biến cố lớn lao, từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, chủ yếu là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.

3. Hình ảnh con người Việt Nam thuộc nhiều thế hệ trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đã được thể hiện sinh động qua một số nhân vật: ông Hai (Làng), người thanh niên (Lặng lẽ Sa Pa), ông Sáu và bé Thu (Chiếc lược ngà), ba cô gái thanh niên xung phong (Những ngôi sao xa xôi). GV cho HS nêu những nét nổi bật về tính cách và phẩm chất ở mỗi nhân vật.

+ Ông Hai (Làng): tình yêu làng thật đặc biệt, nhưng phải đặt trong tình cảm yêu nước và tinh thần kháng chiến.

+ Người thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa: yêu thích và hiểu ý nghĩa công việc thầm lặng, một mình trên núi cao, có những suy nghĩ và tình cảm tốt đẹp, trong sáng về công việc và đối với mọi người.

+ Bé Thu (Chiếc lược ngà): tính cách cứng cỏi, tình cảm nồng nàn, thắm thiết với người cha.

+ Ông Sáu (Chiếc lược ngà): tình cha con sâu nặng, tha thiết trong hoàn cảnh éo le và xa cách của chiến tranh.

+ Ba cô gái thanh niên xung phong (Những ngôi sao xa xôi): tinh thần dũng cảm không sợ bị sinh khi làm nhiệm vụ hết sức nguy hiểm; tình cảm trong sáng, hồn nhiên, lạc quan trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt.

4. Cảm nghĩ về nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc. Các em đọc lại bài giảng về truyện ngắn mình thích để viết về nhân vật được sâu sắc, độc đáo.

5. Về phương thức trần thuật: chú ý những truyện sử dụng cách trần thuật ở ngôi thứ nhất (nhân vật xưng “tôi”). Nhưng có những tác phẩm tuy không xuất hiện trực tiếp nhân vật kể chuyện xưng “tôi” mà truyện vẫn được trần thuật chủ yếu theo cái nhìn và giọng điệu của một nhân vật, thường là nhân vật chính.

Ở kiểu thứ nhất (nhân vật kể chuyện “tôi”) có các truyện: Chiếc lược ngà, Cố hương, Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang, Những ngôi sao xa xôi, Những đứa trẻ

Ở kiểu thứ hai có các truyện: Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Bến quê.

6. Về tình huống truyện: Nhớ lại sơ lược về tình huống truyện. Nếu những tình huống đặc sắc trong các truyện đã học. Chú ý các tình huống trong các truyện: Làng, Chiếc lược ngà, Bến quê, Bố của Xi-mông.